Xu hướng cưới “nước rút” trong năm Heisei tại Nhật Bản

Năm Heisei cuối cùng (đến hết 29 tháng 4 năm 2019) của Nhật Bản chỉ còn chưa đầy 6 tháng. Với mong muốn để lại những kỷ niệm đáng nhớ nhất vào năm đặc biệt, nhiều cặp đôi mong muốn tổ chức lễ cưới trong năm Heisei này.

10:00 23/11/2018

Mong muốn kết hôn trong năm Heisei cuối cùng

Phỏng vấn chị Katsube (28 tuổi) khi chị đang tham gia thử trang phục cho lễ thành hôn cùng với chồng tương lai của mình. Hôn lễ của anh chị được tổ chức vào ngày 27 tháng 4 năm 2019 (là thời điểm kết thúc năm Heisei cuối cùng của xứ sở hoa anh đào). Chị đã nhận được lời cầu hôn của chú rể vào tháng 4 năm nay và cả hai cùng quyết định tổ chức hôn lễ vào thời gian trên.

Chị Katsube nói Heisei là năm chị sinh ra, thêm vào đó những năm Heisei gắn liền với chị là kỷ niệm của thời học sinh, rồi khi vào công ty cũng được những anh chị đi trước nói là thế hệ Heisei… Chính vì vậy đây như là một chiếc bản lề quan trọng và chị muốn có thể được tổ chức hôn lễ vào thời điểm quan trọng đó.

Vị hôn phu của chị, anh Kawaguchi (32 tuổi) cũng cho biết anh không chú ý đến điều đó cho lắm nhưng nghe mong muốn từ vợ tương lai của mình thì anh thấy đó cũng là một ý kiến hay. Dù anh sinh ra vào năm Showa nhưng khi bắt đầu qua tuổi thơ ấu thì đã bước sang năm Heisei. Hôn lễ được tổ chức vào năm Heisei và cuộc sống mới của anh chị sẽ bắt đầu ở một niên hiệu mới, thực sự là có ý nghĩa.

Dịch vụ của ngành kinh doanh tiệc cưới

Để đáp ứng nhu cầu này, mảng kinh doanh ngành tiệc cưới cũng trở nên nhộn nhịp hơn với nhiều hình thức tổ chức và ưu đãi dành cho các cặp đôi.

Một khách sạn tại Yokohama cung cấp một dịch vụ cho những đám cưới chạy “nước rút” này với tên gọi “Heisei kakekomi plan”. Với việc đăng ký dịch vụ này, khách sạn tiến hành tổ chức hôn lễ, tiệc ngoài trời còn cung cấp vé đi du thuyền để ngắm cây cầu được khai thông vào năm Heisei đầu tiên (năm 1989) mang tên Yokohama Bay Bridge. Không chỉ có thế, các cặp đôi còn nhận được giảm giá lên đến 31% cho dịch vụ chụp ảnh cưới trước hôn lễ.

Do là một chương trình có khá nhiều ưu đãi, từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay có tất cả 28 cặp đôi đã lựa chọn, là một con số ngoài mong đợi của những nhà quản lý của khách sạn này.

Bên cạnh đó ở các địa điểm tổ chức hôn lễ tại quận Minato, đối với các cặp đôi tổ chức hôn lễ cho đến hết tháng 4 năm sau, khách sạn này còn dành tặng các ưu đãi cho việc thuê trang phục với tổng trị giá lên đến 800.000 yên (tương đương với 160 triệu đồng).

Lý giải cho xu hướng đám cưới “nước rút” trong năm Heisei

Nhà văn nổi tiếng chuyên viết về chủ đề tình yêu và hôn nhân, bà Ushikubo Megumi cho biết, ngoài việc năm nay và năm sau là độ tuổi thích hợp để lập gia đình thì còn có một lý do ngầm trong những đám cưới “nước rút” này.

Từ khoá đó chính là “Tính nghịch đảo” và “3 chữ Bình”

“Tính nghịch đảo” có nghĩa là căn cứ vào con đường sự nghiệp của bản thân, các cặp đôi tính ra độ tuổi thích hợp để kết hôn. Khi mà số lượng phụ nữ Nhật Bản làm việc ngày càng tăng lên, việc kết hôn sau đó sinh con sớm và tiếp tục cho sự nghiệp của mình là một lựa chọn mà nhiều người nghĩ tới.

Bên cạnh đó, các cặp đôi có ý định sinh con khi mà cha mẹ của hai bên đang còn khoẻ mạnh. Họ mong muốn khi nhận được sự giúp đỡ trong việc trông nom con cái sẽ giúp một phần nào đó gánh nặng của mình, việc quay lại tiếp tục làm việc sẽ dễ dàng hơn dẫn đến sự nghiệp trong tương lai của họ sẽ tốt hơn. Chính sự giáo dục nghề nghiệp được dạy ở các trường đại học cũng là một trong những yếu tố hình thành nên ý tưởng này của các cặp đôi.

“3 chữ Bình” đó chính là điều kiện cần có mà các cô gái mong muốn ở vị hôn thê của mình: thứ nhất là một vẻ ngoài trung bình, thu nhập trung bình và tính cách ôn hoà. Đây là một cách nghĩ hoàn toàn khác so với những năm thịnh vượng nhất của kinh tế Nhật Bản (1986 ~ 1991) là vóc dáng cao, thu nhập cao, học vấn cao. Cả vợ và chồng cùng đi làm là trào lưu chính trong những năm diễn ra giảm phát, những thế hệ Heisei sau khi kết hôn vẫn tiếp tục sự nghiệp của mình. Việc nhà và việc chăm sóc con cái được phân chia cho cả vợ và chồng chính, việc mong muốn có một cuộc sống yên bình sau kết hôn mà cả hai đều mong muốn chính là điều kiện dẫn đến quyết định kết hôn sớm của các cặp đôi.

Nguồn: NHK

Tags:
Đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái Nhật Bản giúp lao động KIẾM BỘN tiền vì có việc làm thêm NGON

Đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái Nhật Bản giúp lao động KIẾM BỘN tiền vì có việc làm thêm NGON

Nếu bạn đã có bằng lái xe ở Việt Nam thì TỘI GÌ không đổi sang bằng lái Nhật Bản, vừa luyện tay nghề, vừa có thể kiếm được công việc làm thêm với mức lương cực kỳ hấp dẫn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất