Xúc độпg пɦữпg cɦủ ɫrọ "ɫuyểп" пgười пgɦèo vào ở: Tặпg пgược đồ ăп và ɫiềп cɦo "пgười dưпg"

Dịch bệnh đột ngột ập tới không kịp trở tay, nhiều người nghèo bị “đuổi” ra đường. Thế nhưng, đâu phải chủ trọ nào cũng tàn nhẫn như thế. Nhất là ở Sài Gòn, không bao giờ thiếu tình thương và nơi đây vẫn có những chủ trọ “trên cả tuyệt vời”.

21:30 29/07/2021

Hai ngày trước, cha con ông Phan Văn Út, 52 tuổi, thị trấn Hồng Ngự, Đồng Tháp ướt đẫm dưới cơn mưa đêm vì ngủ vỉa hè. Người đi đường thương hai cha con ông ghé cho cho bánh mỳ, sữa, nhưng e ngại dịch bệnh, không ai dám giúp ông một chỗ trú chân.

Đúng lúc đó, trên mạng xã hội, bà Hồ Thị Phùng Hân, 51 tuổi, ở quận 12, đăng "tuyển người khó khăn" về ba phòng trọ còn trống của nhà mình ở. Một người đi đường biết cảnh ông Út, đã kết nối hai người với nhau. Hôm 26/7, hai cha con ông Út đã được về phòng trọ bà Hân ở, được cho mỳ tôm, cá khô, rau xanh và 100 nghìn đồng.

"Hai tháng thất nghiệp không đóng được tiền phòng, người ta không cho tui ở nữa. Vợ tôi bị suy tim, chết chưa được 100 ngày thì hai cha con lại bị đẩy ra đường, tôi chán nản lắm. Nếu không có người tốt như chị Hân và các mạnh thường quân khác, chúng tôi chẳng biết sống sao cho qua mùa dịch", người đàn ông làm phụ hồ, nói.

hình ảnhÔng Út cùng con trai được giúp đỡ bất ngờ (Ảnh: VNE)

Ngoài ông Út, bà Hân cũng "tuyển" được một nữ sinh bị đuổi khỏi phòng trọ vì thiếu tiền phòng và mẹ con một bệnh nhân nghèo về ở. "Để họ cù bất cù bơ bên ngoài rồi sinh bệnh cũng khổ, mình còn phòng trống thì mình giúp người ta thôi", người phụ nữ quê ở Huế, nói đơn giản.

Cũng có hoàn cảnh khó khăn như ông Út, ông Cường cùng con trai vừa xuất viện sau mổ não thì lệnh giãn cách ở TP HCM ban hành, không có xe khách về Cà Mau, ông Cường đi rạc chân tìm phòng trọ nhưng chẳng được. "Chỗ đông người thì tôi sợ lây nhiễm cho con, sức khỏe nó còn yếu lắm. Chỗ có phòng riêng thì người ta sợ dịch, không nhận cha con tui", ông Nguyễn Phương Cường, 57 tuổi, kể.

Giữa lúc chưa biết về hay ở, ông nhận được điện thoại của người quen, giới thiệu về nhà trọ của bà Nguyễn Thị Lê, 50 tuổi, ở quận Thủ Đức. "Cứ về đây tui cho ở nhờ. Yên tâm, tui giúp đến lúc tái khám mới thôi", giọng bà chủ trọ hào sảng.

Ông Cường cứ nghĩ giúp có nghĩa chị Lê sẽ cho hai cha con trọ lại, không ngờ còn được mua bánh mỳ cho ăn sáng, cho rau, trứng, cá, thịt ngày hai bữa. "Tính đến nay, tui đã ở đây hơn 20 ngày rồi. Nhờ chị ấy, cha con tui sống giữa vùng dịch mà không bị đói bữa nào. Giữa lúc dịch bệnh này, mấy người được như chị ấy", người đàn ông nói giọng nghèn nghẹn.

Không chỉ giúp cha con người đàn ông không chỗ trú thân vì dịch bệnh, chị Lê nuôi ăn cả chục khách đang ở trọ nhà mình ở Thủ Đức, hơn một tháng qua. Có 40 phòng trọ ở Bình Dương, 40 phòng trọ ở Thủ Đức, trước khi lệnh phong tỏa ban hành, chị Lê đã mua tặng mỗi phòng 10 ký gạo, một thùng mỳ tôm.

Một tháng nay, khi TP HCM khuyến cáo người dân ở yên trong nhà, chị Lê bắt đầu bỏ tiền túi hoặc xin rau, trứng từ thiện giúp người ở trọ. "Vì dịch bệnh họ mới phải ở nhà, chớ ngày thường, ai làm người ấy ăn, đâu có xin ai đâu. Những người ở đây có người khổ, có người khá. Ai khổ thì tui cho, ai khấm khá, tự lo được rồi thì mình phụ thêm thôi", người phụ nữ gốc Bình Dương, nói.

hình ảnhÔng Cường và khách trọ nhận gạo, cá khô bà chủ trọ tặng (Ảnh: VNE)

Có lẽ những ngày này, Sài Gòn thật buồn hiu hắt, những con đường vắng người qua lại, trong khi mưa gió thốc ngược lạnh buốt càng khiến cho không khí ảm đạm. Dịch bệnh quả thật đáng sợ, nhưng lạ thay, ngay trong lúc nguy nan nhất, tình người lại trỗi dậy hơn bao giờ hết.

Nơi này í ới gọi nhau và ở đâu cũng có người đáp lại. Là dăm ba ký gạo, là bó rau, là hũ muối vừng..., tất tần tật những gì có thể gửi trao, giúp nhau cùng vượt qua dịch bệnh. Lúc này đây, người giàu cũng như người nghèo, đều đang cố chìa tay giúp đỡ cho nhau.

Lại nói, trong định kiến của rất nhiều người, hình ảnh ông chủ, bà chủ nhà trọ thường hiện lên như những kẻ dư dả về mặt tiền bạc nhưng hiếm khi giàu có về tình người. Cứ đến tháng, dân lao động nghèo, học sinh sinh viên. những con người từ quê lên phố mưu sinh... sẽ bị ám ảnh bởi những câu nói đòi tiền đầy chát chúa. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng như vậy.

Có những chủ nhà trọ ấm áp và tốt bụng khiến bao. Họ sẵn sàng cho thuê không lấy tiền, thậm chí còn hỗ trợ ngược lại ‘khách’ của mình. Lúc này đây, họ chẳng quan tâm ai còn nợ tiền nhà mấy tháng, ai trả đúng hạn, ai đóng đúng ngày.

Thứ mà họ lo lắng hơn cả, chính là nhà nào đang thiếu ăn, người nào đang mang bênh… không phân biệt khách mới hay khách cũ, khách lạ hay khách quen, chỗ nào có tiếng thở dài giữa đêm vắng, họ sẽ chạy tới hỏi han, chăm sóc.

hình ảnhHình minh họa (Ảnh: VNE)

Nên nhớ, không phải ai dư dả về mặt tiền bạc không dư dả về tình yêu thương, nhất là với những người làm ăn kinh doanh, thì yếu tố lợi nhuận là quan trọng nhất. Nhưng nhiều chủ trọ vẫn sẵn sàng cho đi, bởi họ biết, quan trọng hơn chữ tiền chỉ có chữ “tình” mà thôi.

Vâng, chỉ là những câu chuyện nhỏ, rất nhỏ nhưng lúc này mọi thứ lại trở nên đáng yêu, đẹp đẽ vô cùng. Đó chính là động lực để Sài Gòn vượt qua dịch bệnh. Sự đoàn kết, yêu thương nhau giữa người với người dường như chưa bao giờ tắt, mà trong nghịch cảnh lại càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn.

Tags:
Xóɫ xɑ vợ ɱắc Covid-19 ρɦải đi cácɦ ly, cɦồпg ɫɦẫп ɫɦờ gào kɦóc bêп пôi coп пɦỏ

Xóɫ xɑ vợ ɱắc Covid-19 ρɦải đi cácɦ ly, cɦồпg ɫɦẫп ɫɦờ gào kɦóc bêп пôi coп пɦỏ

Có lẽ vì quá lo lắng cho người vợ trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, người đàn ông đã bất lực, gào khóc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất