2 kiểu người trên đời không nên giúp đỡ kẻo "làm ơn mắc oán"

Chúng ta ai cũng nghĩ rằng mình làm việc tốt thì nhất định có báo đáp. Tuy nhiên, ngay cả lòng tốt cũng cần có giới hạn, cũng cần xem xét đối tượng. Lòng tốt đặt không đúng chỗ đôi khi chẳng những không giúp được người mà còn hại chính bản thân mình. Có những người chỉ quen nhận sự tốt đẹp từ người khác và xem chuyện người khác giúp đỡ mình là điều hiển nhiên, là trách nhiệm của họ, từ đó “được voi đòi tiên”, càng ngày càng lấn lướt.

11:01 27/02/2023

Vậy làm sao bạn nhận biết đâu là kiểu người chúng ta không nên phung phí lòng tốt của mình? Em có đọc bài đăng trên trang Phunutoday thấy hay lắm, em chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!

2 kiểu người không nên giúp đỡ

hình ảnh

Chúng ta có thể giúp người lúc khốn khó, không giúp người lườiChúng ta có thể giúp người lúc khó khăn cấp bách, không giúp người nghèo. 

Đó là hành thiện có trí tuệ, phải biết khi nào nên giúp và khi nào cần dừng lại. Nếu một người đang gặp khó khăn cấp bách, bạn có thể giúp họ vượt qua giai đoạn ấy. Hành động này chính là hành thiện tích đức. Nhưng nếu đó là người lười lao động, nghèo khó nhưng không có chí vươn lên, không biết tự lập, chỉ dựa dẫm vào người khác và trông chờ vào sự bố thí của người khác thì tuyệt đối không nên giúp. Hai kiểu người này là cái động không đáy, bám víu vào sự nghèo khó của mình để hưởng lợi. Họ sẽ ngày càng tham lam và cố bòn rút từ bạn nhiều hơn. 

Lâu dần, chúng ta đang hình thành trong họ sự ỷ lại, xem việc giúp đỡ họ là lẽ đương nhiên, là trách nhiệm của ta. Chẳng những họ không cảm kích mà ngược lại một khi ta không thể giúp được nữa, chính họ sẽ quay ngược lại chỉ trích ta, lên án ta. Họ đơn giản chỉ là muốn lợi dụng bạn mà thôi. 

Bạn hãy nhớ rằng bạn càng nhún nhường, người khác càng lấn tới, bạn càng tha thứ người khác càng vô tâm, bạn càng mềm lòng thì người khác càng tham lam. Bất cứ việc gì cũng cần có giới hạn, lòng tốt cũng vậy. Hành thiện là điều ai cũng hướng đến nhưng tốt quá cũng là một cái tội. Hành thiện sao cho không bị coi thường và hãy tự thương lấy mình trước khi thương người khác.   

2 kiểu bạn bè không nên kết thân

Ngoài 2 kiểu người chớ nên giúp đỡ, ông bà ta cũng khuyên rằng có 2 kiểu bạn bè chớ dại mà kết thân vì chẳng sớm thì muộn lại mang họa vào mình. 

Trong mối quan hệ bạn bè, chuyện thỉnh thoảng giúp đỡ nhau là điều hết sức bình thường. Thế nhưng, có những người khi được người khác giúp đỡ nhiệt tình một cách thường xuyên lại xem đó là trách nhiệm và bản thân mình đương nhiên được nhận sự giúp đỡ ấy. Thực ra, bạn bè kết giao, tương trợ giúp đỡ nhau là chuyện thường tình. Tuy nhiên, nhờ vả một cách vô tội vạ, liên tục làm phiền, cho rằng việc giúp đỡ mình là nghĩa vụ của người khác thì đây là kiểu bạn bè chớ nên kết thân. Kiểu người nhờ vả vô tội vạ là hình thái khác của thói lười nhác. Dù họ có đủ khả năng nhưng không muốn làm, chỉ muốn nhờ. Đây là thói quen khôn lỏi cực kỳ nguy hiểm. Chúng ta càng gần họ càng dễ bị lợi dụng. Bạn bè thân thiết là phải biết nghĩ cho nhau, tôn trọng nhau, luôn nhờ vả một cách có chừng mực. 

Kiểu bạn bè thứ hai được gọi là “drama queen”. Họ là kiểu người luôn tạo “drama” dù cho sự việc chẳng có gì trầm trọng. Họ sẽ luôn lôi kéo bạn vào câu chuyện tưởng tượng của họ, kịch hóa mọi thứ để mong được bạn giúp đỡ. Thế nhưng, bạn phải tinh ý rằng dường như cuộc sống của họ là chuỗi ngày “drama” bất tận. Họ luôn gặp những câu chuyện kỳ lạ và luôn có lý do để nhờ vả bạn một cách rất ư là chính đáng. 

Trong bất cứ mối quan hệ nào, muốn bền chặt, bạn hãy nhớ 10 quy tắc nhờ vả:

  • Hãy luôn tự lực giải quyết vấn đề của bản thân. Ai cũng có nỗi khổ tâm riêng, do đó hãy biết thấu hiểu mà tự thân vận động.

  • Giữ liêm chính: Mượn gì cũng phải trả. Đặc biệt là tiền bạc. Nếu mượn đồ vật của người khác phải giữ gìn còn hơn là món đồ của bản thân. 

  • Khiêm tốn: Đừng quá phô trương, đừng quá khoe khoang. 

  • Thấu hiểu: Trong bất cứ sự việc nào, hãy xem xét nhiều khía cạnh, chớ vội phán xét.

  • Tôn trọng: Không bình luận, bình phẩm người thân, bạn bè của bạn chính là cách tôn trọng bạn tốt nhất. 

  • Giữ khoảng cách: Đừng can thiệp quá sâu vào chuyện của bạn, cùng đừng cố gặng hỏi nếu bạn không muốn nói.

  • An tâm: Trong mọi cuộc vui, hãy sòng phẳng chuyện tiền nong, đừng để bạn phải trả tiền cho mình. 

  • Trung thực: Người bạn càng thân thiết với mình thì càng phải thành thật với họ. Đó cũng là cách giữ cho tình bạn bền chặt.

  • Ấm áp: Đừng nghĩ rằng bạn thân thì có thể gay gắt, thoải mái bày tỏ hỉ nộ ái ố. Ngôn từ mạt sát, gay gắt có thể làm sứt mẻ tình bạn. 

  • Biết ơn: Càng thân thiết càng phải biết trân trọng lòng tốt của bạn và đừng đắn đo khi báo đáp.

Tags:
Bị đem bán ở chợ, chú chó nhảy lên ôm chặt, van xin chủ đừng bán mình trong vô vọng

Bị đem bán ở chợ, chú chó nhảy lên ôm chặt, van xin chủ đừng bán mình trong vô vọng

Khi hiểu ra mục đích thật sự của chủ, chú chó đã nhảy lên ôm chặt người chủ với mong muốn níu giữ tia hy vọng cuối cùng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất