6 thời điểm tuyệt đối không ‘nạp’ thêm nước vào cơ thể
Cơ thể chúng ta có đến hơn 70% là nước, vậy nên việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể là cực kỳ quan trọng, tuy nhiên uống quá nhiều nước và uống sai thời điểm lại thành rước họa vào thân.
06:00 29/01/2019
Một ly nước ấm vào buổi sáng sẽ giúp thanh lọc cơ thể đồng thời cải thiện làn da của bạn. Duy trì việc uống đủ nước hàng ngày sẽ rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, đốt cháy calo và duy trì thân nhiệt ổn định của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số thời điểm bạn không nên cố tình bổ sung thêm nước cho cơ thể uống quá nhiều nước cũng không hẳn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 6 thời điểm bạn tuyệt đối không nên uống nước.
1. Khi cơ thể bạn đã uống quá nhiều nước
Uống quá nhiều nước sẽ làm loãng lượng muối cân bằng tự nhiên của cơ thể, khiến nồng độ natri trong máu giảm. Uống nhiều nước liên tục có thể dẫn đến viêm mô tế bào, gây buồn nôn, co giật, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Các cơ quan y tế thường khuyên người lớn uống 8 cốc nước nặng 8 ounce (1 ounce = 28,35 g), tương đương khoảng 2 lít nước mỗi ngày và uống rải rác trong suốt cả ngày. Đây được gọi là quy tắc 8 × 8 rất dễ nhớ.
Không nên uống quá nhiều nước trong một ngày. (Ảnh: )
Lưu ý không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc dễ gây ngộ độc nước. Nên chia nhỏ lượng nước trong ngày.
2. Uống nhiều nước trước bữa ăn
Nhiều người vì muốn ăn ít hơn nên thường uống 1-2 cốc nước vào trước bữa ăn. Tuy nhiên, không nên uống qua nhiều nước trước khi ăn và trong thời gian quá dài.
Theo y học cổ truyền Ấn Độ – Ayurveda, dịch tiêu hóa trong dạ dày chịu trách nhiệm tiêu hóa thực phẩm chúng ta ăn. Nó cũng có trách nhiệm làm cho chúng ta cảm thấy đói trước khi ăn. Uống quá nhiều nước sẽ khiến dịch tiêu hoá loãng, dạ dày nạp được ít thức ăn hơn, về lâu dài có thể làm giảm chức năng dạ dày gây thiếu chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không nên uống quá nhiều nước trước bữa ăn. (Ảnh: thedailymeal.com)
3. Khi nước tiểu chuyển sang màu trong như nước lọc
Hãy nhìn màu nước tiểu để biết cơ thể đã uống đủ nước hay chưa. Khi nước tiểu có màu vàng nhạt là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã uống đủ nước. Khi nước tiểu màu vàng đậm nghĩa là cơ thể thiếu nước, cần uống bổ sung ngay. Nếu nước tiểu có màu trong như nước lọc thì tuyệt đối không nên uống thêm.
4. Khi vừa tập luyện với cường độ cao
Khi tập luyện với cường độ cao, cơ thể đổ mồ hôi nhiều gây mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy cần phải bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết ngay. Tuy nhiên, chỉ uống nước lọc mà không chứa một chất dinh dưỡng nào sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, dễ gây hạ huyết áp. Khi đó, có thể thay nước lọc bằng nước dừa, nước chanh muối….nhưng nên uống ở mức độ vừa phải.
Bổ sung nước sau khi luyện tập đúng cách. (Ảnh: aquazania.co.za)
5. Không uống nước ngay sau khi ăn no
Các bác sĩ cho biết, thời điểm uống nước tốt nhất là 30 phút sau bữa ăn. Nếu uống nước ngay sau khi ăn axit dạ dày sẽ bị pha loãng và giảm khả năng tiêu hóa.
Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn đi vào ruột già, không được cơ thể hấp thụ nên gây táo bón, đầy bụng, dư axit… lâu dần có thể mắc bệnh đường ruột.
Đồng thời việc thức ăn không được tiêu hóa sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Sau ăn, mức độ đường huyết có thể tăng nhẹ trong mức an toàn nhưng nó tăng cao khi thức ăn không được tiêu hóa và lưu trong dạ dày lâu.
Không nên uống nước ngay sau khi ăn. (Ảnh: PLO.VN)
Thời điểm lý tưởng để uống nước là 30 phút trước và sau bữa ăn, điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Uống một ngụm nước nhỏ trong bữa ăn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm mềm thức ăn và phân.
6. Không uống nước trước khi đi ngủ
Khi chúng ta ngủ, não của chúng ta giải phóng ADH, loại hoóc môn chống lợi niệu, làm chậm chức năng thận và ngăn chúng ta cảm thấy cần phải đi tiểu trong đêm.
Nếu bạn uống 2 hoặc 3 ly nước vào buổi tối, chất lỏng dư thừa ảnh hưởng lên ADH, làm đầy bàng quang, và bạn phải thức dậy để đi vệ sinh. Sau đó, bạn sẽ khó ngủ lại
Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế uống nước sau 18 giờ.
Nguồn: Dkn.tv
Tuyến đường tàu một ray lâu đời nhất Nhật Bản sẽ tạm dừng hoạt động sau 62 năm
Theo tuyên bố của chính quyền đô thị thành phố Tokyo, dòng tàu một ray lâu đời nhất tại Nhật Bản, đang hoạt động tại một sở thú ở Tokyo sẽ chính thức tạm dừng hoạt động vào tháng 11 năm nay sau hơn 62 năm hoạt động.