Ai bảo cứ ở Nhật là sướng nhỉ?

Ừ nếu nói sướng thì có sướng hơn, nhưng ở đâu người ta cũng lao động để nuôi sống bản thân mình. Có lẽ nhiều người chỉ lo học lo làm mà không để ý, cuộc sống thường ngày ở Nhật, hay ở đâu cũng thế, cũng có người giàu người nghèo, có những người đang cần giúp đỡ.

18:00 11/10/2020

1. Một ngày đầu hè tháng 8, vì hết thẻ điện thoại tôi chạy ra combini gần nhà, sau khi mua thẻ xong quay trở ra thì nhìn thấy 1 cụ già cũng tầm hơn 70 tuổi đang nhặt nhạnh ở thùng rác. Nhìn thấy chiếc xe đạp tồi tàn, bộ quần áo khắc khổ, tôi chợt chạnh lòng đứng nhìn 1 lúc sau khi ông cụ kiếm tìm được vài lon bia để vào túi, tôi tiến lại gần và hỏi :

Ông lấy những lon bia này à ?

Ở nhà tôi rất nhiều, …

Cuối tuần mọi người hay uống bia, …

Về nhà tôi sẽ lấy cho ông, …

Ông cụ nghe có vẻ hiểu ý, 2 ông cháu về mansion nơi tôi ở , tôi cùng ông cụ nhặt nhạnh rác mọi người vứt ra, vì ở chỗ tôi mọi người ko phân loại rác nên cũng phải kiếm kiếm tìm tìm , cũng được 1 túi to ông cụ có vẻ cảm ơn nhiều lắm.

Cứ cuối tuần thứ 6 ông cứ đến đây, …

Tôi sẽ nhặt hộ ông, tôi để ở ngoài tầm 8h tối, …

Và cứ đều đặn như thế, tuần nào ông cụ cũng đi ngang qua và lấy vỏ bia, 1 năm, 2 năm .. Bỗng 2 tuần không thấy ông cụ đâu… Cảm giác 1 chút buồn và hiểu rằng cuộc sống ở Nhật đâu đó vẫn có những mảnh đời bất hạnh, có điều mặc dù nghèo khổ nhưng họ không đi ăn xin, mà tự tay mình kiếm sống dù tuổi rất cao…

Không biết sao ông cụ không đến nữa, tôi cảm giác đến giờ vẫn thấy day dứt … Và các em ở esupowaru 21 uống bia thì để vào túi riêng để xuống nhà kiểu gì cũng có người lấy, đừng để lẫn lộn nhé.Tôi lại bảo :

Ai bảo cứ ở Nhật là sướng nhỉ?

2. Con đường hằng ngày tôi đi siêu thị, ở dưới chân cầu thường có 1 đôi tình nhân, chúng tôi hay gọi đùa là Chí Phèo và Thị Nở, bộ dạng xấu xí, áo quần rách bươm, đầu tóc thì chắc mấy năm chưa chải, tổ ấm của họ là dưới gầm cầu … Ngày ngày vẫn nhìn thấy đôi tình nhân dắt tay nhau đi lau các cây nước tự động … rồi cũng nhặt vỏ bia bán … Nhiều lần như thế đi siêu thị qua và về lúc đầu rất sợ họ rồi cũng quen dần với sự xuât hiện của họ… Lần đầu thấy tồi tội, đi siêu thị vê thấy chàng ngồi ngẩn ngơ dưới cầu tôi dừng xe lại cho chàng mấy quả chuối vừa mua chàng xua tay không nhận và tỏ vẻ tức. Tôi sợ quá ba chân bốn cẳng phi xe 1 mạch về nhà …. và nghĩ hay chàng sợ mình mà ko nhận. Lần thứ 2 thấy chàng và nàng ngồi ở đó , tôi nghĩ bụng lần này cho họ 1000 yên chắc là anh chị nhận đây, tôi tiến lại gần và rút tờ 1000 yên cho thì 2 người đứng dậy bỏ chạy …..để lại tôi mặt đần thối ra vì xấu hổi, chẳng phải tôi giàu tôi thế này thế khác , mà tôi thực lòng muốn giúp họ 1 chút. Vậy mà … Thế là cuối cùng tôi quyết định mang vỏ bia ra cho 2 anh chị đấy xem anh chị ấy lấy không? Thì anh chị ấy đã nhận và nói lời cảm ơn ngọng nghịu …..

Họ nghèo khó vậy. Họ không có ăn. Vậy mà họ có ngửa tay ăn xin ai đâu, điều đó đến văn hóa người nghèo mình cũng nên học tập họ chứ .

3. Rời Osaka tôi lên Nara một thời gian, 1 lần cùng các em đi chơi , vì mới đến Nara nên cũng tò mò tìm hiểu. Đi qua 1 đoạn đường có mấy quán ăn , mấy chị em cũng ở lại bình luận ngon rẻ rôm rả, tôi bận nghe điện thoại nên lên xe đi sau. Qua 1 cửa hàng ăn có vẻ nhộn nhịp, tôi thoáng thấy 1 ông cụ già chắc phải hơn 80, hoặc có lẽ trẻ hơn nhưng vì nghèo khó nên già đi trước tuổi cũng nên. Tôi lặng nhìn ông cụ 1 lúc lâu, thấy ông cụ cứ nhìn chằm chằm vào quán ăn , mà ko thấy bươc vào. Tôi đạp xe đến gần , nhìn kĩ , theo thói quen của tôi , tôi nhìn từ đôi chân, đôi bàn tay và cuối cùng là khuôn mặt … Đôi dép đã mòn gót , bàn tay gân guốc , bộ áo quần cũ mèm , nhìn khuôn mặt già khắc khổ, lúc đó 1 cảm giác ùa vào lòng rợn cả sống lưng, 1 nỗi buồn lan tỏa … Chạnh lòng , tôi nghĩ bụng người Nhật họ cũng chẳng nhận tiền của ai bao giờ , ko biết nhìn ông cụ thế này , thì mình làm được gì đấy , chợt sờ vào túi lúc đó chỉ có tầm hơn 500 yên . Hic , tôi đi dạo thì chẳng bao giờ cầm ví tiền, lúc này mấy đứa em đã đạp xe đi xa rồi , ko gọi được , thôi thì từng đó cũng được miễn là ông cụ mua được chai nước , bánh mỳ ăn là ấm bụng rồi , tôi đạp xe nhanh đến gần , dựng xe , chạy lại dúi vào tay ông cụ mấy đồng yên lẻ , với lời nói vội , ông mua đồ ăn ăn đi nhé, rồi đạp vụt đi , ông cụ ngẩng lên đứng nhìn và nói vội với giộng yếu ớt , “okini”. Tôi rơm rớm nước mắt vì buồn. Okini là lời cảm ơn là tiếng địa phương ở kansai.

p/s: Ở nhật cũng có những mảnh đời bất hạnh như vậy , có những hoàn cảnh mà tôi đã gặp đã chứng kiến, họ giúp tôi có động lực sống tốt hơn … Dù tôi bé nhỏ , tôi không là gì cả , nhìn những hoàn cảnh đó tôi lại nhớ đến quê hương nơi mình sinh ra và thấy thoảng cay cay ở sống mũi.

4. Tôi đi hiến máu

Công việc tình nguyện có lẽ là công yêu thích , và cũng là nghề tôi chọn lựa khi học ở Việt Nam. Qua Nhật tôi luôn muốn làm điều gì đó. Thế rồi tình cờ tôi thấy có 1 điểm hiến máu tình nguyện ở gần ga fusei lúc đi mua sắm, như ở Việt Nam, đội vận động hiến máu nhân đạo toàn là thanh niên, và tôi cũng đã từng tham gia ở Đại học Thủy Lợi 1 thời gian và cũng trên dưới hơn 10 lần hiến máu … Vậy mà ở Nhật thì toàn ông bà già đứng ra vận động mọi người , có lẽ là điểm khác biệt … Vì không mang theo giấy tờ nên ko thể hiến máu được, tôi hỏi địa chỉ và tìm đến. Trung tâm hiến máu gần thành Osaka, cũng có rất nhiều người hiến máu giống tôi, tôi đi vào , được 1 cô ý tá đưa qua phòng bác sĩ, mọi người xôn xao hẳn lên vì có người ngoại quốc đến hiến máu. Tôi bảo tôi ở Việt Nam, ở Quảng Bình, mọi người hỏi rất nhiều, hỏi có sợ gì ko? Tôi bảo ở VN tôi đã đi hiến máu tình nguyện nhiều, nên không sao cả. Trong khi chờ, mọi người được dùng trà, sữa, bánh các loại, sau khi xong thì nhận được 1 đồng xu. Ở đó có kem, nước các loại, ai thich ăn gì thì bỏ đồng xu vào … Còn được nhận 1 tấm thẻ hiến máu có tên tuổi và cả mật khẩu, và 1 món quà nhỏ … Tôi ra về mà xung quanh vẫn nhìn thắc mắc tại sao 1 người ngoại quốc đến lại đi hiến máu ở Nhật.

Sau này khi có gia đình, chồng tôi cũng kể rằng anh đã hiến máu nhiều lần, và còn nói là đi thì thấy vui hơn, vì giúp được ai đó. Và buồn cười nhất là : vì được đồng xu ăn kem. Đúng rồi, đâu phải ai cũng được đồng xu ấy đâu.

5. Tôi đi quét nhà ga

Tôi quen 1 anh bạn Nhật sống cùng mansion, còn trẻ và cũng tốt tính. Chúng tôi hay nói chuyện, rồi anh ý bảo tôi đi làm tình nguyện ko? Tôi bảo có và tuần nào thứ 7 sáng 5h chúng tôi cũng đều ra nhà ga fukaebashi nơi tôi ở để làm cái việc ý nghĩ nhất đó là nhặt rác, trời không mưa thì tất cả mọi người đều tập trung đông đủ. Một điều lạ tất cả những người đi cùng đều là người già và chỉ có 2 đứa chúng tôi là thanh niên, những tháng ngày làm việc có ích , tôi thấy mình không sống hoài sống phí, rời nó đi và đến một nơi khác, ko được làm tiếp những việc mình thích, nhưng nghĩ lại tôi thấy mình cần yêu đất nước này hơn, và yêu thêm con người nơi đây. Họ cần mẫn và chịu đựng như người dân quê tôi vậy, ở đâu cũng có người giàu kẻ khó , ở đâu cũng có người nọ người kia , và cũng có nguời i tốt kẻ xấu , đâu phải người Nhật ai cũng xấu đâu..

Hãy sống tốt hơn , yêu thương nhiều hơn và sống chậm lại chút nữa các bạn nhé, dù mình nhỏ bé, ko làm được gì nhưng ít ra mình sống tốt cho bản thân mình cho những người mình yêu là cảm thấy tuyệt vời rồi, mình còn hơn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh khác.

Nguồn: Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản – VYSA

Tags:
Phụ nữ tự kiếm tiền: Dám mua thứ mình thích, dám bỏ kẻ làm khổ mình

Phụ nữ tự kiếm tiền: Dám mua thứ mình thích, dám bỏ kẻ làm khổ mình

Phụ nữ hiện đại có thể có tình yêu hoặc không nhưng tiền nhất định phải có. Phụ nữ đừng nghĩ chỉ cần tìm được người đàn ông yêu mình thật nhiều và có quyền dựa dẫm vào anh ta rồi đến một ngày bạn sẽ phải đau lòng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất