Bạn có tin không, đây chính là ngôi làng sạch bóng rác thải tại Nhật Bản!
Tại ngôi làng hẻo lánh Kamikatsu, thuộc huyện Katsuura, tỉnh Tokushima, Nhật Bản có một thứ gần như không bao giờ tồn tại: Đó chính là rác thải!
08:00 05/08/2019
Không nổi tiếng với những cánh đồng trà xanh rộng bát ngát, rặng núi trùng điệp đẹp mê hồn hay một vài căn nhà cổ kính mang dáng vẻ bình an.
Thế nhưng, ngôi làng Kamikatsu, huyện Katsuura, tỉnh Tokushima, Nhật Bản – nơi có khoảng 1.500 cư dân sinh sống vẫn khiến con người ta phải ngả mũ thán phục bởi không gian sạch bóng rác thải của mình.
Vào những 1990, khái niệm tái chế vốn không được người dân tại ngôi làng Kamikatsu biết đến. Họ thường xuyên đốt rác thải sinh hoạt hoặc vứt chúng ra môi trường xung quanh một cách bừa bãi, hay nói cách khác là thiếu kiểm soát khiến thiên nhiên bị tàn phá nặng nề.
Ông Tayaki, 68 tuổi cho biết: “Việc làm này sẽ tạo ra khí CO2 độc hại. Nhận thấy mối nguy hiểm tiềm ẩn, chúng tôi quyết định phải thay đổi tất cả trước khi quá muộn màng”.
Người dân tại ngôi làng Kamikatsu có thể phân chia 34 loại rác thải khác nhau.
Một lối sống hoàn toàn mới được bắt đầu từ năm 2003 khi dân làng đưa ra ‘Bản tuyên ngôn Không rác thải’. Về cơ bản, điều này có nghĩa mọi thứ đều sẽ được tái chế theo cách riêng nào đó.
“Chương trình ấy đã tạo thêm gánh nặng mới cho tôi, thật tốn thời gian khi phải phân loại rác thải xem nó có phải làm bằng nhựa hay dễ cháy nổ không. Tôi chỉ muốn gom hết lại và đốt cháy ở khu vực sân trống như trước”, anh Takuya Takeichi, chủ cửa hàng ăn uống tại Kamikatsu nói.
Dân làng đưa ra ‘Bản tuyên ngôn Không rác thải’ vào năm 2003, đánh dấu bước khởi đầu hoàn toàn mới cho một cuộc sống xanh.
Những lời than vãn đó chỉ xuất hiện trong quãng thời gian đầu tiên, bởi người dân tại ngôi làng nhỏ bé đã dần phát hiện ra hệ thống phân loại rác thải chính là chìa khóa dẫn tới sự thành công của Kamikatsu.
Bà nội trợ Hachie Takayama cho biết, gần 45 loại rác thải có thể tái chế như can nhôm, can thép, can sơn xịt, nắp kim loại, giấy bìa, quần áo, đồ gỗ hay bóng đèn huỳnh quang.
“Điều từng là gánh nặng đã trở thành lối sống quen thuộc của chúng tôi. Tất cả đã học được cách nhìn nhận rác thải bằng một con mắt khác, đồng thời đặt mục tiêu về một môi trường sống xanh – sạch – đẹp tuyệt đối vào năm 2020”, bà Hachie khẳng định.
Những chiếc xe tải chở rác không bao giờ xuất hiện ở đây.
Đối với đầu bếp trẻ Taira Omotehara, anh cho biết mình chưa bao giờ quan tâm tới vấn đề rác thải và thường xuyên ném chúng vào một nơi cố định.
Nhưng từ khi biết thực phẩm thừa sẽ được đưa vào làm phân bón compost cho các trang trại ở địa phương – nơi trồng rau quả tươi để phục vụ cho các nhà hàng thì mọi chuyện lại thay đổi hoàn toàn.
Anh Taira chia sẻ: “Trực tiếp tham gia vào chương trình không rác thải do ngôi làng đề ra, tôi nghĩ nó thực sự rất quan trọng đối với cuộc sống của mình. Nếu các đầu bếp khác thay đổi cách tư duy một chút, chắc chắn lượng thực phẩm dư thừa sẽ giảm thiểu đáng kể”.
Những vị khách tỏ ra khá thích thú khi ghé thăm ngôi làng xinh xắn này.
Tại ngôi làng Kamikatsu, hình ảnh những chiếc xe tải chở rác không bao giờ xuất hiện. Người dân buộc phải tự vệ sinh, phân loại và mang rác thừa của họ tới trung tâm xử lý để công nhân giám sát có thể hỗ trợ tiếp.
Việc đốt rác ngoài trời bị từ bỏ hoàn toàn vì chẳng ai muốn chết dần, chền mòn trong mối nguy hại kinh khủng mà khí CO2 gây nên cho con người cùng môi trường sống xung quanh.
Nghe có vẻ vất vả nhưng khu vực thanh bình này đang cố gắng trở thành thị trấn không rác thải đầu tiên tại Nhật Bản trước năm 2020. Tính tới nay, họ đã gần hoàn thành mong ước tốt đẹp khi 80% rác thải được tái sử dụng thành công.
Điều từng là gánh nặng đã trở thành lối sống quen thuộc của người dân tại ngôi làng Kamikatsu.
Kamikatsu không phải là thành phố duy nhất trên thế giới đang có những bước tiến vượt bậc trong vấn đề giữ gìn môi trường xanh. Riêng khu vực San Francisco và nhiều thành phố khác tại Mỹ với hàng chục nghìn cư dân đang sinh sống cũng đạt mức 70% rác thải được tái chế, đây thức sự là những kế hoạch đáng ngưỡng mộ.
Còn tại xứ phù tang, việc tái chế đã trở thành một thói quen hằng ngày mà tất cả mọi người đều tự giác thực hiện. Đồng thời, hệ thống phân loại rác của họ cũng thuộc hàng hiện đại bậc nhất trên thế giới.
“Chúng tôi được phát bản hướng dẫn dày 27 trang về cách phân loại hơn 500 loại rác thải, dù dân số tại đây lên tới khoảng 3,7 triệu người”, cô Takami, một người dân ở thành phố Yokohama nhấn mạnh.
Dẫu có vất vả hơn, song khoảng 1.500 cư dân tại ngôi làng xinh đẹp Kamikatsu vẫn coi điều đó là hết sức bình thường và không thể ngừng lại vì bất cứ lý do nào: “Chúng tôi biết cách quan tâm tới cuộc sống xung quanh, điều này giúp tâm hồn của mỗi người trở nên rộng mở hơn rất nhiều”.
Theo: vietnam9.com
Điểm danh 10 loại thuốc Nhật Bản cần biết khi sinh sống tại Nhật
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với đồ công nghệ, mỹ phẩm mà còn hấp dẫn bởi những sản phẩm dược phẩm chất lượng cao. Và nếu có cơ hội được đặt chận đến Nhật Bản đừng quên 10 loại thuốc Nhật Bản dưới đây về sử dụng hoặc cũng có thể làm quà.