Bàn nhậu: người Nhật phần ai nấy trả, người Việt đùn đẩy

Thứ nhất, ứng xử trên bàn ăn: Khi ăn người Nhật thường ăn hết những miếng cuối cùng trong chén đĩa của mình, hàm ý cám ơn công sức của người chế biến. Ngoài ra, điều đó còn phản ánh đặc tính cố hữu của người Nhật là biết quý trọng đồ dùng, không tùy tiện phung phí đồ dùng.

00:36 27/09/2017

Tôi thấy nhiều người Việt khi đi ăn nhậu chung đến giờ tính tiền thì “bỗng dưng bốc hơi” theo kiểu gọi điện thoại, đi toilet…

Thứ nhất, ứng xử trên bàn ăn: Khi ăn người Nhật thường ăn hết những miếng cuối cùng trong chén đĩa của mình, hàm ý cám ơn công sức của người chế biến. Ngoài ra, điều đó còn phản ánh đặc tính cố hữu của người Nhật là biết quý trọng đồ dùng, không tùy tiện phung phí đồ dùng.

Người Việt Nam chúng ta khi đi ăn tiệc thường chừa lại một ít thức ăn trong chén đĩa khi ăn xong. Không biết thói quen này xuất phát từ đâu và mang hàm ý gì? Phải chăng để chứng tỏ tính rộng rãi hào phóng?

Vài lần đi tiệc, tôi áp dụng cách ăn của người Nhật để “thăm dò dư luận” thì phát hiện những ánh nhìn thiếu thiện cảm hướng về phía mình. Vấn đề là việc lưu lại một phần thức ăn trong bát đĩa theo cách của người Việt Nam hay ăn hết những miếng cuối cùng như cách ăn của người Nhật Bản, thực chất có phản ánh tính nết của con người là keo kiệt hay hào phóng hay không?

Trái với thói quen ăn hết đồ ăn trong bát đĩa thì Nhật Bản có truyền thống văn hóa “Kimamori”. Đến mùa hái quả (táo, lê, quả hồng, dâu tây…) người Nhật không thu hoạch sạch trơn mà thường để lại một phần quả trên cây.

Họ gói ghém tấm lòng: “Thời tiết khắc nghiệt, tài nguyên thiếu thốn… để dành một phần quả trên cây cho các loài động vật chim thú cộng sinh”, đó là lời giải thích trong Watashitachi Nododoku, một tập sách dạy đạo đức cho học sinh tiểu học của Nhật.

Thứ hai, khi thanh toán tiền: Nếu đi nhà hàng ăn uống chung đến lúc tính tiền thì người Nhật sòng phẳng, phần ai nấy trả. Họ tuân thủ nguyên tắc này một cách tự nhiên.

Nếu có ai giành phần trả tiền buổi ăn thì phải thông báo trước, đồng thời phải nêu lý do chính đáng để được bên kia nhận lời. Khi đã nhận lời người Nhật thường đến tham dự buổi chiêu đãi mang theo món quà có ý nghĩa nào đó. Trai gái đi ăn uống chung cũng vậy, ít khi bạn gái ngồi yên bắt con trai chi trả phần mình.

Ở Việt Nam ngoại trừ một bộ phận thanh niên các thành phố lớn do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên văn hóa chia tiền khi thanh toán cũng thường xuyên có. Hoặc nếu ai đó có nhu cầu “rửa”: Thăng chức lên lương, tậu xe mới, hay trúng một hợp đồng làm ăn… mời người khác đi ăn chung thì chủ thể trả tiền là khá rõ. Còn lại đại đa số vẫn theo cách ứng xử khá tù mù, tình lý không rõ ràng.

Ví dụ khi rủ nhau đi ăn chung thì không đặt vấn đề ai trả tiền, quy ước xã hội cũng không nói về điều đó cho nên cứ thế mà “tùy cơ ứng biến”. Tức là tùy theo mối quan hệ, địa vị xã hội hay vai vế trong gia đình họ hàng… của những người đi chung mà có thể dẫn đến một trong những tình huống như sau:

Bên A hoặc bên B quyết liệt giành quyền trả tiền, theo kiểu nói cứng: “Đừng lăn tăn”; “xong hết rồi”… Nhưng “bánh ít đi bánh quy lại” cho nên sau đó phát sinh những kiểu tình huống như: “Tăng một anh trả, tăng hai tôi trả” hoặc “tôi nợ ông một chầu”.

Cũng có trường hợp do không đạt được sự thoả đáng khi thanh toán sau một chầu nhậu dẫn đến mâu thuẫn đánh nhau, tố nhau lên mạng làm mất tình bạn bè. Cũng có người khi đi ăn chung nhậu chung đến giờ tính tiền thì “bỗng dưng bốc hơi” theo kiểu gọi điện thoại, đi toilet…

Hồi mới đi làm, tôi có lần đi ăn trưa với sếp người Singapore, khi tính tiền mặc dù ông sếp can ngăn nhưng cứ nghĩ mình là cấp dưới và hình như cũng muốn chứng tỏ một chút gì đấy… nên nhanh nhẩu tranh phần trả tiền.

Về đến công ty, sếp kêu vô, trong bụng nghĩ về một điềm lành, nhưng không. Sếp nói: Làm việc vì công ty cho nên đi ăn trưa với tôi thì có công ty trả tiền, tôi biết rõ hoàn cảnh của cậu lần sau đừng tranh phần trả tiền chỉ tổ làm mất thời gian… Dịch “nôm” ra, ý ông là nói mình nghèo thì đừng cố mà làm le những điều không cần thiết.

Trúc Nguyễn

Tags:
Nhìn cảnh ‘bợm nhậu’ nằm la liệt trên đường, ai còn dám nghĩ Nhật Bản là quốc gia đáng sống?

Nhìn cảnh ‘bợm nhậu’ nằm la liệt trên đường, ai còn dám nghĩ Nhật Bản là quốc gia đáng sống?

Làm ngày làm đêm là thế, nhưng cứ đến chiều thứ 6 là những “chú ong chăm chỉ” của Nhật Bản lại đổ về các con phố nhỏ để tiệc tùng với đồng nghiệp mà quên cả đường về nhà.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất