Bằng cấp Việt Nam vẫn dùng tốt ở Mỹ

Tôi không biết cái suy nghĩ “bằng cấp ở Việt Nam không có giá trị ở nước ngoài” ở đâu ra và tại sao người ta truyền bá nó? Nhưng trong cuộc sống diễn ra xung quanh tôi, tư tưởng đó không tồn tại và nghe khá buồn cười.

10:04 14/02/2023

Tôi xin đưa một số dẫn chứng thực tế để bạn đọc có một cái nhìn chính xác hơn về việc bằng cấp Việt Nam có được công nhận tại Mỹ hay không. Tôi xin viết dài dòng một chút để tránh những phản biện không cần thiết.

1. Tôi tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật tại Việt Nam và hiện giờ đang làm tiến sỹ ở Mỹ về kinh doanh. Tôi không phải học lại một môn nào ở cấp đại học. Mà bằng đại học của tôi cũng chẳng liên quan gì đến việc tôi đang học tiến sỹ về mặt chuyên môn cả. Trường tôi học không phải nổi tiếng cho lắm nhưng cũng là trường tốt nhất của một bang và nằm trong top 100 trường hàng đầu của Mỹ, cũng có ngành đứng vào top 10, top 20 của Mỹ, cũng có giáo sư từng đoạt giải Nobel và nhiều giáo sư nổi tiếng đầu ngành. Hàng năm trường tuyển trung bình hai người vào làm tiến sỹ ngành tôi học. Năm của tôi thì tuyển đến 3 người: tôi, một người Ấn sống ở Mỹ (có thẻ xanh) và một người Mỹ. Mục tiêu đào tạo tiến sỹ trong khoa của tôi học là để đào tạo giáo sư cho các trường đại học ở Mỹ nên ngoài việc học tập và nghiên cứu, chúng tôi đều phải tham gia giảng dạy (chính thức) trong trường như một giáo sư sau vài lần làm trợ giảng.

2. Một người bạn học cùng trường với tôi khi ở Việt Nam cũng như ở Mỹ (chung cả hai trường) nhưng ra trường trước tôi và hiện giờ làm giáo sư cho một trường lớn ở California.

3. Trường tôi học hiện giờ có khoảng hơn chục người Việt (trước đây học đại học ở Việt Nam) đang học tiến sỹ và cũng hơn chục người khác đang học cao học. Đó là chỉ kể những người tôi quen, có thể còn nhiều người tôi không biết vì trường tôi có hơn 40.000 sinh viên.

4. Tôi và các bạn của tôi ở đây đều có rất nhiều bạn bè có cùng hoàn cảnh (tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, có cả trường hợp tốt nghiệp ở đại học dân lập) hiện học tiến sỹ và cao học ở các trường đại học khắp nước Mỹ. Có nhiều trường xếp hạng cao hơn trường tôi học. Một số bạn tôi đã tốt nghiệp và đi làm ở Mỹ, một số nước khác, và Việt Nam. Nghề nghiệp thì từ kỹ sư, chuyên gia, quản lý, cho đến giáo sư.

5. Có ít nhất 5 người bạn học đại học của tôi không học thêm gì ở Mỹ mà sử dụng chính bằng của Việt Nam để làm kỹ sư ở Mỹ. Một người theo gia đình định cư ở California hiện làm kỹ sư cho chính phủ Mỹ, đương nhiên anh ta phải thi một số chứng chỉ hành nghề (những người tốt nghiệp ở Mỹ cũng phải thi y như vậy mới được hành nghề). Hai người định cư ở Canada theo chương trình trình di dân nhưng qua Mỹ để đi làm. Một người qua Mỹ do đi theo người vợ đi học, anh ta lúc đó có visa F2 tức là không được làm gì ở Mỹ kể cả đi học nhưng sau đó anh được một công ty khá lớn nhận vào làm kỹ sư nên đổi visa thành H1B (visa đi làm). Hiện giờ anh ta đã là trưởng dự án (project manager) và đang được công ty bảo trợ làm thẻ xanh (green card) cho cả gia đình. Một người khác qua Mỹ làm do công ty điều từ văn phòng ở TP HCM đến văn phòng ở California làm việc. Việc các công ty điều người từ Việt Nam sang các nước khác (kể cả Mỹ) làm việc không phải là hiếm.

Tôi không biết cái suy nghĩ “bằng cấp ở Việt Nam không có giá trị ở nước ngoài” ở đâu ra và tại sao người ta truyền bá nó? Nhưng trong cuộc sống diễn ra xung quanh tôi, tư tưởng đó không tồn tại và nghe khá buồn cười. Đương nhiên bất kỳ thay đổi nào đều có những rào cản. Bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam muốn học cao học hay đi làm ở Việt Nam cũng có những rào cản, không phải dễ dàng, đúng không? Thay đổi càng lớn thì rào cản càng nhiều, bạn phải cố gắng nhiều hơn.

Tóm lại nếu các bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam muốn học lên cao hay đi làm ở những nước khác (kể cả Mỹ) đều có thể được, chỉ có điều rào cản sẽ nhiều hơn là ở Việt Nam (ở quê hương của mình thì phải dễ hơn chứ). Rào cản nhiều hay ít còn phụ thuộc vào ngành nghề nữa. Ngành nghề nào càng có sự khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ thì càng có nhiều rào cản. Bạn còn phải tính đến nước người ta phải bảo hộ lao động trong nước nữa. Nghề nào người Mỹ càng ít làm (do khó khăn, cực khổ, nguy hiểm, hay lương thấp …) thì cơ hội cho người nước ngoài càng cao. Về những thông tin cụ thể, các bạn có thể tìm hiểu theo những hướng sau (bạn nào biết kênh thông tin nào khác thì vui lòng bổ xung):

1. Nếu bạn muốn đi học thì nên tìm hiểu trực tiếp từ các trường bạn muốn học. Họ có thông tin rất chi tiết trên trang web (tôi chưa bao giờ thấy trường nào ghi là không chấp nhận bằng cấp của nước khác cả và tôi tin là họ không phân biệt như vậy. Lưu ý là các trường lớn của Mỹ đều có điều khoản bình đẳng trong giáo dục) và sẵn sàng trả lời email của bạn. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì trường (khoa) nào từng có du học sinh Việt Nam thì cơ hội của bạn sẽ cao hơn vì họ đã biết sinh viên Việt Nam học thế nào rồi. Bạn có thể tìm hiểu điều này qua danh sách cựu học sinh (Alumni). Các nghiên cứu sinh tiến sỹ thường có thông tin trên website của khoa (tôi tin là họ sẵn sàng cung cấp thông tin cho bạn). Biết rõ về khoa của mình muốn học và các giáo sư trong đó làm những gì là một điều không thể thiếu. Bạn nên liên lạc với vài giáo sư trước khi nộp hồ sơ. Nếu có một giáo sư muốn bạn làm việc với ông (bà) ấy thì xem như bạn được nhập học 95%. Nếu bạn muốn học về quản trị kinh doanh thì tìm danh sách trường được AACSB công nhận vì đó là những trường đàng hoàng (bạn cứ google AACSB). Các ngành khác thì tôi không rõ, bạn nào biết xin vui lòng bổ sung.

2. Nếu bạn muốn đi làm thì tôi không có kinh nghiệm trực tiếp. Nhưng qua một số thông tin từ bạn bè thì bạn cứ trực tiếp liên hệ với các công ty nếu bạn đang ở Mỹ (bất cứ diện nào từ green card cho đến F2) và đến các hội chợ việc làm (job fair, job market). Nếu bạn đang ở Việt Nam thì khó hơn để liên hệ với các công ty ở Mỹ nhưng bạn có thể vào làm cho các công ty của Mỹ ở Việt Nam hoặc Đông Nam Á, từ đó cũng có cơ hội cho bạn qua Mỹ làm việc.

Bạn nên nhớ rằng trường nào cũng muốn có sinh viên giỏi, công ty nào cũng muốn có nhân viên và quản lý giỏi. Người Mỹ khá là thực dụng, họ quan tâm đến những gì bạn làm được chứ không phải bạn đến từ đâu. Bạn đừng nên để những lời "khuyên" tiêu cực làm chùn bước.

Tags:
Chú chó bị bỏ rơi đòi ‘bắt tay’ với bất kỳ ai ngang qua chuồng: Mong muốn chỉ là một chút tình cảm từ con người

Chú chó bị bỏ rơi đòi ‘bắt tay’ với bất kỳ ai ngang qua chuồng: Mong muốn chỉ là một chút tình cảm từ con người

Speck là một chú chó thân thiện và đáng yêu sống tại trạm cứu hộ động vật ở Alabama. Speck trở thành một hiện tượng mạng xã hội sau khi chủ trạm đăng tải hình ảnh chú đòi bắt tay với tất cả những người ngang qua chuồng của mình. Và dĩ nhiên, hành động này đã khiến chú tìm thấy một mái nhà đích thực.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất