Bé 13ɫ sốпg 1 ɱìпɦ 6 пăɱ ɫrêп пúi, câu cá đổi gạo ăп quɑ пgày cɦứ quyếɫ kɦôпg пɦậп quà ɫừ ɑi
Đọc câu cɦuyệп пày ɱà eɱ cɦảy пước ɱắɫ các ɱẹ ạ, vừɑ ɫɦươпg cảɱ cɦo số ρɦậп củɑ ɫɦằпg bé, lại vừɑ kɦâɱ ρɦục пgɦị lực và sự ɫrưởпg ɫɦàпɦ củɑ đứɑ ɫrẻ пày.
00:28 23/04/2021
Nếu như đối với hầu hết các đứa trẻ cùng trang lứa, ở độ tuổi 13, 14 tuổi, các em vẫn còn được bao bọc trong vòng tay cha mẹ, mọi vấn đề trăn trở chỉ là ăn ngủ, và học tập, thì cậu bé trong câu chuyện trên lại phải vật lộn với không chỉ sách vở, bài tập, mà còn là việc đấu tranh để tồn tại và thành người.
Nguyễn Hồng Nguyên (SN 2006, học sinh lớp 8, trường Phổ thông Cao Sơn, tỉnh Thanh Hóa) chịu thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngay khi còn nhỏ, cha bỏ nhà đi, mình mẹ nuôi hai chị em Nguyên. Điều kiện kinh tế khó khăn, một ngày, người phụ nữ ấy phải rời quê hương vào Nam lập nghiệp, để lại hai đứa trẻ, đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ 6 tuổi nương tựa vào nhau. Thế nhưng, nỗi buồn vẫn chưa dừng lại khi không lâu sau đó, chị gái Nguyên – người thân duy nhất đồng hành bên em cũng khăn gói lên học tại một trường nội trú của huyện. Nguyên bắt đầu cuộc sống một mình.
Ngôi nhà sàn hai gian không có bóng dáng người mẹ, người chị trở nên lạnh lẽo, trống vắng. Thế nhưng, suốt 6 năm qua, Nguyên đã quá quen với cuộc sống tự lập và không cần sự trợ giúp của ai.
Ảnh: VTC new
Mỗi năm Nguyên được nhận 800.000 đồng, mỗi học kỳ 400.000 đồng từ trợ cấp cho gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã. Có thời điểm khốn khó, mẹ không gửi tiền về, Nguyên phải đi câu cá bống để bán lấy tiền, chắt chiu mua bút sách hoặc đổi lấy gạo thổi cơm lấp đầy chiếc bụng đói. Những lúc ấy, ngày em chỉ ăn một bữa.
Thời gian đầu em cảm thấy buồn tủi và khó khăn vô cùng, nhất là khi đêm xuống không có điện, xung quanh là một màu đen kịt, gió thổi đến nao lòng. Những tối không ai đến chơi cùng, người bạn đồng hành với em là chiếc đèn pin sạc. Em đội nó lên đầu để đọc sách, học bài. Trông Nguyên không khác gì một người thợ mỏ tí hon.
Mọi vất vả và bất hạnh mà số phận giáng xuống không những không khiến Nguyên gục ngã, yếu đuối mà còn tôi luyện cậu bé trở nên mạnh mẽ và chững chạc hơn các bạn cùng trang lứa. Với bản tính tự trọng, em cũng ít khi nhận quà của ai, trừ khi đó là quà chung dành cho các bạn toàn trường.
Ảnh: VTC new
Có lẽ, cuộc đời đã lấy đi của em quá nhiều thứ nên đã ban cho em sự trưởng thành và ý chí hơn người để vượt qua nghịch cảnh. Có thể nói, cái nghị lực của cậu bé 13 tuổi này thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả khối người trưởng thành. Không phải đơn giản để mà một đứa trẻ tâm sinh lý còn chưa phát triển mà đã có thể suy nghĩ chín chắn như Nguyên. Đối mặt với bất hạnh, thay vì khóc than, cậu dũng cảm thích nghi với nó, Nguyên định hướng cho mình con đường đúng đắn là tiếp tục chăm chỉ học để tự viết nên tương lai cho mình thay vì sa ngã. Và hơn hết, nghèo như không hèn, Nguyên quyết cố gắng tự lực xoay sở mọi thứ trong khả năng có thể, chứ không chấp nhận lòng thương hại của người khác, một sự tự trọng đáng nể phục.
Hình ảnh của cậu bé 13 tuổi đầy nghị lực này như một cú giáng để thức tỉnh những người mang tiếng trưởng thành nhưng tâm hồn vẫn chỉ như một đứa trẻ chưa lớn. Gặp phải chút khó khăn trong đường đời mà cứ tưởng như thế giới ngày là ngày tận thế. Không ủ rũ, vật vã đòi sống đòi chết thì cũng quay ra thù đời trách phận.
Ảnh: VTC new
Cuộc sống khắc nghiệt là thế, ai mà không ít nhiều gặp phải những thử thách, vấp ngã. Cái quan trọng chính là cái mà chúng ta đối mặt và giải quyết với nó. Mạnh mẽ đương đầu, học cách thích nghi và lạc quan tìm hướng giải quyết mới, đó mới là cách hành xử của một người trưởng thành thật sự.
Mạnh mẽ là thế, nhưng có thể nhìn ra được, đằng sau sự kiên cường của cậu bé 13 tuổi này vẫn là ánh mặt đượm buồn, là khát khao được một lần nữa nằm trong vòng tay mẹ, hơi ấm của chị. Trong nhà Nguyên vẫn để quần áo của mẹ, dù chị gần năm nay thậm chí không gọi điện về. Nguyên bảo: “Nếu có gọi, mẹ sẽ chỉ gọi cho chị gái em thôi!”.
Ảnh: VTC new
Ước mơ nhỏ nhoi của em chẳng phải những món đồ chơi xa xỉ, hay những chuyến du lịch đó đây, mà đơn giản chỉ là cái vỗ về mỗi khi ốm bệnh, được ăn bát cơm nóng mẹ nấu và được nghe giọng mẹ nói. Những thứ tưởng chừng như là điều quá đỗi bình thường đối với bao đứa trẻ khác, nhưng lại là điều xa xỉ đối với Nguyên.
Sau tất cả, gạt bỏ nỗi buồn về số phận cùng những khó khăn trước mắt, Nguyên vẫn ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn, mặc dù chẳng dám nói đến.
“Vì cuộc sống của gia đình em rất khó khăn. Em chỉ biết học thôi, còn tương lai ra sao, em không dám nghĩ tới”. Ước mơ của cậu bé 13 tuổi này là trở thành cầu thủ bóng đá đem vinh quang về cho quê hương mình như cầu thủ Quang Hải. “Dù có xảy ra chuyện gì thì em vẫn sẽ cố gắng đi học. Em mong sau lớp 9, em có thể được học tiếp lên phổ thông, rồi thi lên đại học”, Nguyên nói chắc nịch.