Bé 4t phải пhổ 15 răпg sữa sâu mục пát: BS пói răпg vĩnh viễn cũng khó đều đẹp, các mẹ nhớ 1 điều

Có lẽ do bố mẹ không chịu vệ sinh răng miệng cho con hoặc vệ sinh không đúng cách, khiến cho bé có tới 15 chiếc đã bị sâu mục, tình trạng vô cùng tồi tệ.

01:47 07/05/2021

Câu chuyện này vừa được Bệnh viện Răng hàm mặt Vũ Hán (Trung Quốc) chia sẻ mới đây. Bé gái (4 tuổi, ở Trung Quốc) được gia đình đưa tới bệnh viện thăm khám vì nhận thấy bé có vấn đề xấu ở 2 hàm răng. Sau khi kiểm tra bác sĩ nhận thấy tình trạng sâu răng của bé rất nghiêm trọng.

Cũng như những đứa trẻ khác, bé gái đã mọc đủ răng sữa và có tổng cộng 20 chiếc răng. Thế nhưng có lẽ bởi bố mẹ không chịu vệ sinh răng miệng cho con hoặc vệ sinh không đúng cách, khiến cho bé có tới 15 chiếc đã bị sâu mục, tình trạng vô cùng tồi tệ.

Và do em bé còn nhỏ, chưa thể chủ động hợp tác với thao tác của bác sĩ và số lượng răng bị sâu quá nhiều, nên việc sử dụng phương pháp điều trị thông thường là rất khó, lại phải kéo dài nhiều thời gian. Chính vì vậy, sau khi cân nhắc, bác sĩ quyết định tiến hành gây mê toàn thân cho bé gái để việc điều trị được thuận lợi.

Bé 4t phải nhổ 15 răng sữa sâu mục nát: BS nói răng vĩnh viễn cũng khó đều đẹp, các mẹ nhớ 1 điều - Ảnh 1

Tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật răng hàm mặt lần thứ 38 được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh vào 2 ngày mùng 4 và mùng 5/4/2016, TS. Duangthip Duangporn (Khoa Nha, Đại học Hồng Kông) nhận định: “Nếu trẻ bị sâu răng sữa sớm mà không được điều trị thì sẽ bị ảnh hưởng đến chiều cao cũng như chỉ số IQ của trẻ.”

Hiện nay, số lượng trẻ bị sâu răng sữa từ sớm là tình trạng báo động không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ có đến 23% tỷ lệ trẻ em bị sâu nhiều răng, con số này ở Anh lên đến 28%, 51% ở Trung Quốc, 57% ở Ấn Độ và tại Nam Phi là 57%.

Câu chuyện này có thể nói hậu quả đáng tiếc với trẻ khi không có các biện pháp phòng ngừa và điểu trị kịp thời bệnh răng miệng của bé. Việc này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bé như: gây đau đớn, có thể gây ra bệnh răng nhạy cảm như tê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh, cay,… khiến trẻ lười ăn.

Thêm vào đó, còn ảnh hưởng đến việc thay răng sau này với nhiều mức độ khác nhau như sau:

- Sức khỏe răng sữa liên quan trực tiếp đến sự mọc thuận lợi của răng vĩnh viễn

Trong quá trình thay răng sữa và răng vĩnh viễn mọc lên, những chiếc răng sữa này sẽ đóng vai trò “dẫn đường”, sức khỏe của chúng liên quan trực tiếp đến sự mọc thuận lợi của răng vĩnh viễn.

- Bé có thể bị rụng răng sớm, hoặc chậm mọc răng, thậm chí vi khuẩn ăn sâu vào tủy gây viêm tủy, viêm quanh cuống răng.

- Răng vĩnh viễn có thể mọc lệch, không đều

Nó không chỉ khiến răng vĩnh viễn cũng có thể bị sâu mà còn khiến những chiếc răng này mọc không đồng đều, lệch lạc, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề thẩm mỹ của con sau này.

Điều này là do vị trí của răng rụng và răng vĩnh viễn là một. Nếu răng rụng sớm do sâu răng hoặc các lý do khác, thì răng vĩnh viễn khác có thể chiếm chỗ này. Khi không có chỗ để mọc, những chiếc răng vĩnh viễn phải chen chúc hoặc xếp chồng khi mọc lên.

Tác hại của sâu răng, mủn răng ở trẻ nhỏ là rất lớn, nhưng chỉ cần bố mẹ để trẻ hình thành thói quen tốt thì có thể ngăn ngừa được, cụ thể:

- Cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé hàng ngày, đặc biệt chú ý sau khi ăn. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng, tối

- Ăn uống đầy đủ calci và các yếu tố vi lượng có lợi cho răng, đồng thời hạn chế cho bé ăn đồ ngọt để tránh bị vi khuẩn phân hủy để tạo ra axit, tạo điều kiện cho việc sản sinh axit ăn mòn.

- Cho bé kiểm tra miệng thường xuyên: Nên cho bé đi khám răng định kỳ 6 tháng – 1 năm một lần.

- Điều trị ngay khi có biểu hiện sâu răng ở trẻ: Cha mẹ nên kiểm tra răng miệng cho bé thường xuyên, nếu phát hiện tình trạng răng miệng cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Chính vì những mối nguy hiểm trên, khi trẻ bị sâu răng sữa, cha mẹ có thể áp dụng điều trị bằng một số biện pháp như:

Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa mới chớm thì có thể dùng thuốc trị sâu răng dành cho trẻ em chấm vào chỗ bị sâu để sát khuẩn và giảm đau cho bé. Căn cứ vào tình trạng của trẻ, nha sĩ sẽ quyết định có nạo bỏ phần sâu răng hay những lỗ sâu rộng hay không. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần phải được thực hiện tại địa chỉ y tế có cơ sở vật chất đảm bảo, uy tín.

Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa nặng thì cần phải đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ tiến hành loại bỏ phần sâu răng và khắc phục vết sâu bằng cách hàn trám lỗ sâu, khôi phục tính năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.

Nếu như trẻ bị sâu răng nặng quá không thể điều trị bằng các biện pháp nha khoa thì sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng sâu để không làm ảnh hưởng đến nướu và lây sang răng khác.

Phòng ngừa bệnh sâu răng sữa ở trẻ nhỏ bằng cách nào?

Trong giai đoạn trẻ từ 2 đến 4 tuổi, các bậc phụ huynh có thể phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ nhỏ bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

Trong thời gian thai nghén nên sử dụng thực phẩm có lợi cho men răng của bé như cua, ốc, cá, sò, tôm, sữa... Hạn chế căng thẳng, stress.

Khi trẻ mới mọc răng sữa hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối ấm để giúp làm sạch mảng bám trên răng và không để vi khuẩn tấn công gây sâu răng.

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để chống còi xương và hạn chế xương hàm của bé kém phát triển, phòng tránh tình trạng răng mọc lệch, yếu.

Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống ngọt vào buổi tối, khi trẻ được 1 tuổi thì chỉ cho uống nước lọc trước giờ đi ngủ.

Không cho bé ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì việc này có thể khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi của trẻ và gây ra tình trạng sâu răng sữa.

Khi phát hiện trẻ bị sâu răng sữa thì cần đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để bác sĩ xử lý kịp thời.

Tags:
Coп gầп 8ɫ vẫп kɦôпg ɫɦɑy cɦiếc răпg пào, BS ɱắпg ɱẹ: Cứ ở пɦà đợi ɫɦì kɦôпg có răпg vĩпɦ viễп luôп

Coп gầп 8ɫ vẫп kɦôпg ɫɦɑy cɦiếc răпg пào, BS ɱắпg ɱẹ: Cứ ở пɦà đợi ɫɦì kɦôпg có răпg vĩпɦ viễп luôп

Hồi đưɑ coп bé đi kiểɱ ɫrɑ răпg lúc ɦơп 3 ɫuổi, ɱìпɦ пgɦe bác sĩ пɦɑ kɦoɑ пói rằпg ρɦầп lớп ɫrẻ eɱ bắɫ đầu có răпg sữɑ luпg lɑy ở độ ɫuổi 5 - 6 ɫuổi, cũпg có ɱộɫ số ɫrẻ có răпg sữɑ luпg lɑy bắɫ đầu ở độ ɫuổi sớɱ ɦơп lúc 4 ɫuổi. Vì vậy ɱà bác sĩ dặп dò пgoài việc vệ siпɦ răпg cɦo coп đúпg cácɦ, ɱìпɦ cầп cɦú ý ɦàɱ răпg cɦo coп ɦơп vì bé sắρ đểп ɫuổi ɫɦɑy răпg sữɑ, ɫɦấy răпg có biểu ɦiệп luпg lɑy là có ɫɦể đưɑ ɫới bác sĩ xử lý đúпg cácɦ các ɱẹ ạ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất