Bị ɫàп ɫậɫ, cɦɑ già Ngɦệ Aп cả đời ‘đi bằпg 4 cɦâп’, пuôi 3 coп gái ɦọc Đại ɦọc: Kɦổ ɱấy cũпg ρɦải cố
Người cha ấy là ông Nguyễn Bá Tân (63 tuổi, ngụ xóm Hiệp Lực, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An). Dù bị liệt đôi chân nhưng ông vẫn cần mẫn làm lụng kiếm tiền nuôi 3 con ăn học.
23:53 11/10/2021
"Mất" đôi chân sau cơn sốt lạ
Ông Tân đi bằng 4 chi là hình ảnh quá đỗi quen thuộc với người dân xóm Hiệp Lực. Dù di chuyển bằng 4 chi nhưng ông Tân đi rất nhanh, có người đến nhà là thoắt cái ông đã di chuyển vào phòng khách pha trà nước mời khách.
Việc di chuyển bằng 4 chi khiến đôi tay ông chai sạn, hai đầu gối nổi cục cứng đờ. Từ bao năm qua, hai đầu gối ấy đã thay đôi chân gánh toàn bộ phần sau của cơ thể ông Tân.
Sau trận sốt năm 1 tuổi, ông Tân bị liệt cả hai chân
Theo báo Thanh Niên, ông Tân bị liệt từ khi mới 1 tuổi. Cơn sốt kéo dài đã khiến bố mẹ ông phải đưa con đi khắp nơi để chạy chữa. Nhưng rồi đôi vợ chồng nghèo đành bất lực ôm con trở về quê. Sau trận sốt đó, đôi chân của cậu bé teo lại, không còn chức năng đi lại nữa.
Lên 8 tuổi, ông Tân mới học lớp 1. Con đường đi từ nhà đến trường dài hơn 1km. Ngày nào, bố mẹ ông cũng thay nhau cõng con từ nhà đến trường rồi từ trường về nhà. Dù học rất giỏi nhưng khi lên lớp 7 ông Tân cũng phải nghỉ vì tàn tật, trường lại xa nhà quá.
Ông Tân "khởi nghiệp" với nghề may vá
Dù đôi bàn chân không còn lành lạnh nhưng đôi tay, đôi mắt của ông Tân rất nhanh nhạy. Hồi học lớp 1, ông Tân tự bò sang nhà hàng xóm chơi, thấy họ chẻ tre đan lát thì cũng về làm theo. Rồi tự đan được thúng, mủng, dần, sàng cho gia đình sử dụng.
Nhiều khi ông Tân đan dư thừa, mẹ lại mang ra chợ bán lấy tiền đổi gạo. Gia đình thuần nông lại đông con nên cuộc sống vất vả. Đến năm 25 tuổi, ông Tân đi học nghề may. Ngày đó không có tiền để đóng học phí cả cục nên ông chịu khó bò đến nhà thợ may trong làng để học mót.
Thương con trai tàn tật nhưng chăm chỉ mê nghề may, bố ông Tân chạy vạy khắp nơi để mua cho ông cái máy may. Từ đó, ông có chiếc máy làm bạn.
Có máy trong tay, ông Tân tự mày mò học may. Do đôi chân không thể đạp cho máy khâu hoạt động nên ông dùng tay để xoay vì khi đó trong xã chưa có điện lưới. Sự cần mẫn, khéo léo của ông được dân làng ghi nhận. Sau đó rất nhiều người kéo đến nhờ may, vá quần áo.
“Hồi đó, anh thợ may cũng có giá lắm vì chưa có quần áo may sẵn. Khách đến đặt rất đông nên thu nhập của tui cũng rất khá”, ông Tân kể.
Người cha vĩ đại
Vì hoàn cảnh khó khăn lại là người tật nguyền nên đường tình duyên của ông Tân cũng rất lận đận. Ông bảo, chẳng ai muốn lấy một người đi bằng 4 chân như ông.
Nghị lực phi thường của ông Tân đã chinh phục được bà Từ
Thế nhưng, sự chăm chỉ, chân chất của chàng trai Nguyên Bá Tân 33 tuổi đã chính phục được cô gái cùng làng tên Lương Thị Từ. Nhớ lại chuyện tình của mình năm xưa, ông Tân kể: "Tui để ý cô ấy từ lâu, nhưng sợ bị từ chối nên không dam ngỏ lời".
Ngồi cạnh chồng, bà Lương Thị Từ kể, ông Tân chinh phục bà bằng nghị lực phi thường của ông. Nhưng khi bà quyết định lấy "người tật nguyền ấy" thì bị gia đình phản đối dữ dội. Ai cũng nói "ai lại đi lấy một người què".
Mặc dù gia đình ngăn cản, bạn bè khuyên hết lời nhưng bà Từ vẫn quyết tâm lấy bằng được "chàng trai què". Bà Từ vẫn nhớ như in, trong đám cưới của mình có người chế giễu "con rể mặc quần đùi, đi bốn chân”. Thế nhưng, kệ mọi lời đàm tếu, hai người vẫn nên duyên vợ chồng.
Sau 1 năm kết hôn (19923), bà Từ sinh con gái đầu lòng. Căn nhà nhỏ trở nên ngập tràn niềm vui. Hai năm rồi ba năm sau nữa, bà Từ sinh được 2 cô con gái nữa. Nhà đông con tuy có vất vả hơn nhưng với ông Tân và bà Từ, đông con là có phúc.
Sau khi nghề may vá bị cạnh tranh quá nhiều, ông Tân quyết định mua máy xay bột về làm dịch vụ. Bà Từ ngoài làm ruộng thì nấu thêm rượu. Những lúc nông nhàn, ông Tân may vá, đan lát thêm để kiếm đồng ra đồng vào. Và hễ ai có việc gì kêu làm là ông làm ngay, miễn là kiếm ra tiền nuôi các con ăn học.
Nhờ làm lụng chăm chỉ mà ông Tân nuôi được cả 3 cô con gái ăn học đại học và luôn là niềm tự hào của các con
Đến năm 1994, người em ruột mua cho ông Tân chiếc xe lăn. Từ đó, nó trở thành người bạn tri kỷ, kết thúc 36 năm đi bằng 4 chi của ông. Tuy nhiên, những lúc ở nhà, đi từ phòng khách xuống sân hay đi xuống bếp ra vườn, ông Tân vẫn dùng "tứ chi".
Biết bố mẹ vất vả, mấy người con ai cũng rất ngoan, học giỏi. "“Tui bảo các con tui, bố mẹ chẳng có gì ngoài tình yêu dành cho các con. Các con phải học, khổ mấy bố mẹ cũng sẽ nuôi được”, ông kể.
Ông Tân kể, các con ông đều học đại học, đây là sự từ hào rất lớn của gia đình ông. Với ông, đầu tư cho con học hành thì khó khăn mấy, ông cũng xem nhẹ tựa lông hồng.
Với ông Tân, con cái là thứ tài sản vô giá. Ngày cô con gái lớn làm thủ tục đi học đại học, ông tự lăn chiếc xe cọc cạch đội mưa gần 10km xuống huyện làm giấy tờ cho con.
Bà Từ cho biết, dù sức khỏe không tốt nhưng ông Tân không bao giờ ngồi yên một chỗ. Ông đan lát, may vá, xay bột, làm cả nghề làm hương. Rảnh lại phụ vợ làm việc.
“Ông ấy không bao giờ chịu ngồi một chỗ, cứ xong việc này lại đến việc khác”, bà Từ kể. Ông Tân ngồi bên vợ, cười: “thì tui phải làm để chứng tỏ tui không thua kém người khác chứ!”.
Được biết, cô con gái lớn của ông Tân đã có gia đình. Người con thứ 2 và thứ 3 đã tốt nghiệp đại học, hiện đã có công việc ổn định.
Nói về bố mình, chị Nguyễn Thị Thùy Dung (22 tuổi) không giấu nổi sự tự hào. Chị chia sẻ: "Bố không đi lại được như người ta, nhưng bố rất tuyệt vời. Bố nấu ăn ngon, rất hài hước, luôn vui vẻ, yêu đời, tràn đầy sức sống, vô cùng tình cảm. Chỉ muốn nói rằng con yêu bố rất nhiều và luôn cầu mong cho bố khỏe mạnh, hạnh phúc”.
Và chỉ cần đi ra ngoài đầu làng hỏi ông Tân "què" là ai cũng biết, ai cũng xuýt xoa: Đúng là tàn mà không phế, nhiều người lành lặn như chúng tôi cũng phải phục ông ấy!..
Tɦươпg giɑ đìпɦ пgɦèo có cɦồпg ɫàп ɫậɫ, vợ uпg ɫɦư, пgười coп úɫ ɱấɫ ɫrí пɦớ: Giɑ đìпɦ kiệɫ quệ ρɦải đi xiп rɑu ăп quɑ bữɑ
Mẹ mất khi Mạnh tròn 5 tháng tuổi. Một năm ꜱau bố Ӏên ᴄơn đau ϯiм rồi cũng rời bỏ em. Mạnh được bà nội đón về Hà Tĩnh chăm sóc trong căn nhà dột nát. Nay bà nội già yếu, Mạnh bơ vơ sắp khônց còn nơi nương tựa.