Bùng tiền điện thoại ở Nhật sẽ như thế nào?
Chẳng nên tẹo nào. Nhưng có một số bạn trong những hoàn cảnh nhất định vẫn phải quyết định "bùng là thượng sách" (tẩu vi thượng sách).
01:06 21/09/2017
Chẳng nên tẹo nào. Nhưng có một số bạn trong những hoàn cảnh nhất định vẫn phải quyết định “bùng là thượng sách” (tẩu vi thượng sách). Vì thế, Takahashi nói một chút về chuyện này để các bạn yên tâm mà … không bùng (Chẳng lẽ khuyên bạn làm chuyện xấu?!).
Nhà mạng cũng hay cài bạn vào bẫy lắm, tính tiền lằng nhằng đội lên cao, hỏi thì chẳng giải thích rõ ràng, nhất là phí dùng Internet. Bạn thấy phi lý và quyết định bùng. Bài này nói về hậu quả của việc bùng.
Giả sử bạn mua điện thoại (tức là mua sim và điện thoại) thì bạn phải ký hợp đồng 2 năm. Tiền làm hợp đồng là 2500 yên, tầm đấy. Mỗi tháng bạn trả tiền thuê bao, ví dụ gọi White có Email của Softbank là tầm 1200 yên/tháng, cộng với tiền điện thoại trả góp hàng tháng. Nếu bạn chọn điện thoại 0 yên (thật ra là ví dụ 2000 yên/tháng những được miễn giảm về 0 yên/tháng) thì bạn chỉ trả thuê bao thôi. Giả sử thế.
Thế nhưng giữa hợp đồng bạn cắt không dùng nữa. Thế thì bạn phải trả:
Tiền sử dụng tháng đó chia theo ngày (ví dụ bạn xài nửa tháng thì đóng 1 nửa thôi)
Tiền hủy hợp đồng trước thời hạn, 10 ngàn yên chẳng hạn
Tiền máy mà bạn được miễn trong thời gian còn lại, giả sử còn 8 tháng và tiền máy được miễn 2000 yên/tháng thì tiền bạn phải trả cho máy là 16 ngàn yên, tất nhiên máy là của bạn!
Và không phải họ thu của bạn khi hủy, mà sau khi hủy tới ngày thanh toán hóa đơn gửi về nhà bạn (nếu bạn trả ở kombini). Hay họ sẽ rút từ tài khoản ngân hàng nếu bạn dùng hình thức trả bằng cách cho rút ngân hàng. Nhưng bạn không trả, bằng cách rút sạch tiền khỏi tài khoản! Hoặc bạn đóng luôn tài khoản ngân hàng cho nó hoành bánh tráng.
Thế thì việc gì xảy ra?
Nhà mạng có kiện bạn không?
Họ có thể kiện bạn, nhưng về cơ bản là KHÔNG. Nguyên tắc kinh doanh là không kiện khách hàng. Vì nếu làm thế, công ty thiệt hại nhiều hơn là lợi. Giả sử bạn nợ họ 20 ngàn, họ kiện bạn thì cùng lắm họ cũng thu lại được chỉ 20 ngàn thôi. Họ mất nhiều thứ như thuê luật sư (tất nhiên là nếu thua bạn phải trả phí này nhưng họ phải trả trước mà), thời gian, công sức cho việc kiện. Chẳng đáng gì. Nhưng quan trọng hơn: Họ sẽ mất khách hàng do ai cũng sợ bị họ kiện, nên họ chuyển hãng khác. Hoặc đơn thuần người dùng họ ghét, họ qua hãng khác. Lợi chẳng thấy đâu, chẳng đáng gì mà hại rất ghê.
Giả sử bạn phải trả 2 man cho họ và 50 man thuê luật sư. Một hãng mạng điện thoại làm khách hàng mất 52 man ư? Chết đi nhé. Tôi cũng chẳng dùng hãng đó.
Do đó, về cơ bản thì công ty không kiện khách hàng.
(Giống Microsoft, nếu bạn dùng Windows lậu cho cá nhân thì không kiện. Nhưng bạn là công ty và xài số lượng lớn cho công việc kinh doanh thì họ sẽ kiện. Hoặc bạn sao lậu và bán kiếm lời thì họ sẽ kiện cho bạn ngồi rũ tù luôn ý chứ. Còn xài trên máy cá nhân thì về cơ bản họ không kiện cáo.)
Bạn vào danh sách đen
Bạn không trả tiền thì vào danh sách đen của nhà mạng nhé. Nhưng không có nghĩa là bạn ở trong danh sách đen của nhà mạng khác. Tức là, bạn có thể bị Softbank cho vào danh sách đen của họ, nhưng với hãng AU bạn vẫn trong sạch. Bạn vẫn đăng ký AU như thường không sao. Tại sao các nhà mạng không chia sẻ danh sách đen cho nhau và cấm cửa bạn? Thế thì có mà chết à. Bạn chạy khỏi Softbank thì AU mừng, có thêm khách mới mà, dại gì. Kinh doanh nhà mạng ở đâu cũng lời khủng hết trơn!
Thế bạn có quay lại được không? Được chứ, khi bạn muốn đăng ký lại thì về cơ bản là trả nợ cũ, cộng lãi vay nhưng không đáng kể lắm. Do đó, sau này bạn giàu rồi thì bạn quay lại tiền cũ đáng mấy!
Ví dụ tôi cũng bùng của bọn Softbank do ghét cách làm ăn chặt chém của bọn này. Nhưng do đã đổi hộ chiếu, nên nếu lại quay lại Nhật thì tôi sẽ có thẻ người nước ngoài khác, lại là “người mới” nên có khi đăng ký lại vẫn ngon. Còn AU và Docomo thì tôi vẫn vô cùng trong sạch. À phải nói là bọn Softbank nó cũng chặt chém mấy cái phi lý nên tôi ghét! ^^
Vào danh sách đen thì điện thoại xài được tiếp không?
Bạn phải chú ý là thế này: Danh sách đen là thông tin cá nhân của bạn và cái sim của bạn. Tức là bạn là Nguyễn A, số đăng ký người nước ngoài là xxxxxxx và bạn trong danh sách đen. Nên cái điện thoại không liên quan gì. Lấy sim khác (đang hoạt động) lắp vào xài ngon. Bạn bán điện thoại cho người khác họ vẫn xài ngon. Tất nhiên là vào danh sách đen thì mọi sim đăng ký tên bạn nhiều khả năng sẽ tèo chứ không chỉ cái sim mà bạn bùng.
Chẳng tội lỗi gì lắm!
Bạn cần nhớ các nhà mạng ở Nhật là 取りすぎ torisugi = “thu lời quá khủng” nên chuyện bùng là chuyện thường ngày ở huyện. Chẳng ai thấy tội lỗi gì mấy. Thật ra thì cũng có thể chẳng bùng lâu, vì khi đăng ký lại thì lại tính ân oán xưa để bắt bạn trả mà. Đằng nào thì bạn cũng chỉ chuyển được giữa Softbank, AU, Docomo, ai cũng thu tiền của bạn cả. Nên cũng chẳng chạy đi đâu trừ khi bạn chuyển qua Line hay Viber.
Tất nhiên, không vì thế mà bạn nên bùng. Ý tôi là, đừng có xài tới mấy chục man (vạn) yên rồi bùng, vì tiền lớn thì họ có thể kiện bạn ra tòa và bắt bạn phải trả cũng nên. Chỉ nên bùng số gì đó nho nhỏ, mà tốt nhất là nên giữ lý lịch trong sạch là ngon nhất.
Nguồn: y.saromalang.com
Số điện thoại tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn tại Nhật Bản
Tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ, tư vấn sức khỏe và ý tế, tư vấn sức khỏe tinh thần của tổ chức JITCO hay Đại sứ quán… là những địa chỉ cần ghi nhớ trước khi sang Nhật phòng lúc khó khăn.