Những thủ đoạn người Việt lừa nhau trên đất Nhật
Từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, trong số các vụ lừa đảo diễn ra tại khu vực nội thành Tokyo, 30% số vụ lừa đảo điện thoại đều do người Việt gây ra.
06:00 27/08/2019
Đây là thủ đoạn lừa bịp phổ biến, tăng mạnh vào năm 2018 diễn ra, lợi dụng sự cả tin và thiếu kiến thức của người Việt khi mới sang Nhật. Ở Nhật, việc đăng ký sim điện thoại khá khó khăn đối với người nước ngoài, đặc biệt với những người không rành tiếng Nhật. Vừa mới chân ướt chân ráo sang đất khách, ngỡ đâu đồng hương sẽ nhờ cậy, giúp đỡ mình. Ai ngờ một số đối tượng đăng tin hướng dẫn mua hộ bằng cách lừa “con mồi” gửi ảnh thẻ ngoại kiều.
(*thẻ ngoại kiều là thẻ dành cho người nước ngoài cư trú tại Nhật, tương đương chứng minh nhân dân)
Một mặt, chúng lợi dụng chức năng đăng ký sim trực tuyến của một số nhà mạng để đăng ký nhiều sim, nhiều điện thoại, mặt khác chỉ gửi về cho nạn nhân 1 bộ và cứ thế hằng tháng hàng tá giấy tờ, hoá đơn tiền điện thoại cứ được gửi về trong khi người kia chẳng sử dụng gì cả.
Một kiểu lừa khác đó là, sau khi đăng một mẫu tin “Hướng dẫn làm hợp đồng điện thoại với những ai không biết tiếng Nhật” viết bằng tiếng Việt được đăng lên kèm theo số điện thoại. Một đàn ông trạc 30 tuổi sang Nhật từ năm 2017 sẽ liên lạc lại và hẹn gặp tại một địa điểm cùng với giấy tờ đã nhờ nạn nhân chuẩn bị. Thế rồi nạn nhân được dẫn đến một cửa hàng điện thoại, sau đó giao Passport, thẻ ngoại kiều và sổ tiết kiệm cho người đàn ông nọ. Mọi thủ tục hoàn tất, nạn nhân nhận được điện thoại và trả cho anh kia chi phí giới thiệu 5000 Yên.
2 tháng sau, hoá đơn thanh toán tiền điện thoại đến, nhưng lại là phần của 2 số điện thoại, người này bèn gọi điện cho người giới thiệu trước đây thì số điện thoại đã không liên lạc được. Điều tra ra mới biết, đó là số điện thoại của một cụ già 70 tuổi sống ở quận Koto, Tokyo.
Con số 30% tương ứng với 144 vụ. Và hết 90% của 144 vụ này đều là lừa đảo qua mạng, lừa chụp ảnh thẻ ngoại kiều.
Lời khuyên: Đừng đưa thông tin cá nhân, nhất là THẺ NGOẠI KIỀU của mình cho bất cứ người lạ nào, kể cả đồng hương. Đồng thời đừng bao giờ đăng tải chúng lên mạng xã hội!
Lừa chuyển tiền
Các nghiệp đoàn quản lý thực tập sinh tại Nhật thường xuyên đau đầu về tình trạng nhân viên sập bẫy các phi vụ lừa tiền, không đâu xa lại bắt nguồn từ chính đồng hương của mình.
Có ai ngờ rằng người đồng nghiệp đang yên đang lành bỗng nhiên lại biến mất cùng với số tiền vừa vay từ mình chứ. Thiết nghĩ, đồng hương với nhau, lại cùng đồng cam chịu khổ trên đất khách nên các thực tập sinh Việt Nam thường có xu hướng cho nhau mượn tiền.
Người quen đã đành, người lạ lại càng nguy hiểm hơn. Có một người bạn từng làm việc cho nghiệp đoàn tại Nhật của tôi kể lại rằng: một thực tập sinh của anh đặt mua một chiếc điện thoại Iphone qua một kênh bán hàng của người Việt tại Nhật. Chuyển tiền và đặt hàng xong xuôi, mong đợi chiếc điện thoại mới giao đến. Thế mà, thứ giao đến chỉ là chiếc hộp rỗng…Lúc liên lạc lại số điện thoại kia, thấy báo số mày không liên lạc được mới bàng hoàng nhận ra mình bị lừa.
Lời khuyên: Tiền nong dễ khiến sứt mẻ mối quan hệ, vì vậy dù là cặp đôi người Nhật vẫn hạn chế chuyện vay mượn tiền bạc. Hãy lý trí khi sử dụng tiền bạc trong bất kỳ tình huống nào, kể cả khi được một ai đó khẩn cầu nài nỉ mượn tiền.
Theo: nguoivietonhat.com
Cuộc cạnh tranh giành lao động Việt Nam ở Nhật Bản
Chính quyền các địa phương Nhật Bản đề cao sự trung thực và siêng năng của lao động Việt Nam nhưng cũng lo ngại về tình trạng tội phạm.