Chân dung người thầy giáo gốc Việt mở trường trên đất Mỹ: Ước mơ của tôi là giúp người khác thực hiện được ước mơ

600 là con số học sinh thuộc diện yếu kém mà thầy giáo Văn Tấn Hoàng Vỹ đã giúp “đưa đò” đến các trường đại học trong 4 năm tại trường Sam Houston, Texas (Mỹ).

22:08 08/03/2023

Tại thành phố Houston, tiểu bang Texas (Mỹ) có một ngôi trường tư thục mang tên Van Houston Academy do một thầy giáo gốc Việt làm hiệu trưởng. Đó là thầy Văn Tấn Hoàng Vỹ, người mà phụ huynh và học sinh mến yêu gọi là Mr Van.

Suốt những năm qua, với tinh thần giáo dục bằng yêu thương, thầy giáo quê gốc Khánh Hòa đã giúp rất nhiều học sinh vào được đại học, và còn hơn thế nữa.

Làn gió mới tại ngôi trường miền Tây nước Mỹ

Vào một buổi sáng cuối tháng 8/2008, lớp 11 của trường cấp ba Sam Houston ngoại ô bang Texas, Mỹ đón giáo viên dạy Toán mới. Trong lớp, đám học sinh không ồn ào nói chuyện cũng chẳng bày trò quậy phá. Chúng ngồi uể oải trên ghế, vai thõng xuống và ánh mắt vô hồn nhìn về phía trước. Tất cả đều không quan tâm tới thầy giáo 23 tuổi người Việt Nam vừa bước vào lớp.

Chúng không hề biết rằng thầy giáo trẻ kia vừa tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Toán tại ngôi trường hàng đầu tại Anh, và thay vì làm việc cho những tập đoàn danh tiếng, anh lại chọn nghề dạy học tại thành phố xa xôi của nước Mỹ này.

Chân dung người thầy giáo gốc Việt mở trường trên đất Mỹ: Ước mơ của tôi là giúp người khác thực hiện được ước mơ - Ảnh 1.

Thầy giáo Văn Tấn Hoàng Vỹ - từng là cựu học sinh chuyên toán Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa. Sau đó nhận học bổng toàn phần học tại Anh từ năm lớp 10. Sau khi tốt nghiệp trong top 3 khoa toán tại ngôi trường danh tiếng hàng đầu vương quốc Anh là Imperial College London, thầy đã sẵn sàng từ chối nhiều nơi làm việc trả lương cao để bắt đầu sự nghiệp bằng nghề dạy học tại Houston ở bang Texas, Mỹ.

Những nỗ lực thay đổi học trò

Năm 2008 là năm đầu tiên phải cải tổ của trường trung học Sam Houston sau 6 năm liên tiếp bị Ủy ban Giáo dục bang Texas xếp ở mức "không thể chấp nhận", mức thấp nhất trên thang xếp hạng tín nhiệm 4 bậc.

Thầy Vỹ tiếp nhận lớp trong một tình hình học tập không để đáng quan ngại hơn. Kết thúc năm học trước đó, chỉ 33% học sinh trong lớp 11 vượt qua được bài kiểm tra Toán chuẩn hóa của bang Texas. Thầy Vỹ nhớ lại, 7 lớp học với gần 200 học sinh thầy tiếp quản năm đó có "không ít em lớp 11 nhưng kiến thức môn toán chỉ như học sinh lớp 6-7".

"Ngay sau tuần đầu tiên, tất cả nội dung giáo trình tôi soạn trong ba tháng hè phải bỏ hết", thầy giáo chia sẻ thêm. Anh quyết định không chạy theo giáo án chung mà xác định mà tự điều chỉnh thời gian, khối lượng và nội dung bài học theo năng lực của học sinh.

Chân dung người thầy giáo gốc Việt mở trường trên đất Mỹ: Ước mơ của tôi là giúp người khác thực hiện được ước mơ - Ảnh 2.

Cách làm của thầy giáo trẻ thực sự có kết quả. Vào đầu năm học 2008, nhiều học sinh gặp khó khăn với những phép tính cộng, trừ, nhân, chia cơ bản, có em không biết tam giác có mấy cạnh hay làm sao để tìm ra bán kính của hình tròn. Đến cuối năm học đó, các em đã có thể dễ dàng giải được những phương trình bậc ba, bậc bốn. Và 100% học sinh do thầy Vỹ kèm cặp vượt qua bài thi cuối cấp, thậm chí còn là nhóm học sinh đạt điểm môn Toán cao nhất của trường.

Chân dung người thầy giáo gốc Việt mở trường trên đất Mỹ: Ước mơ của tôi là giúp người khác thực hiện được ước mơ - Ảnh 3.

Không chỉ trò chuyện, thấu hiểu hoàn cảnh học sinh, thầy Vỹ còn luôn nghĩ ra cách dạy sáng tạo, trực quan sinh động nhất có thể để biến những kiến thức của môn Toán khô khan thành những tiết học sinh động, dễ hiểu.

Năm nào, vào ngày khai giảng, thầy Vỹ cũng yêu cầu học sinh viết ước mơ của mình lên một tấm bảng. Những ước mơ sẽ treo ở đó suốt cả năm học để các em không quên dù đó là mơ ước trở thành bác sĩ hay mơ ước kiếm đủ tiền nuôi mẹ.

Thầy Vỹ còn thường xuyên đi rửa xe ôtô cùng cả lớp vào cuối tuần, rồi dùng số tiền kiếm được tổ chức các chuyến tham quan một số trường đại học danh tiếng trong bang, để các em có một ngày trải nghiệm không khí học tập và nghiên cứu ở bậc đại học, từ đó nuôi dưỡng khát khao tiếp tục học lên cao.

Nơi tình yêu thương nâng cánh những ước mơ xanh

Sau 4 năm ở trường Sam Houston với chức vụ trưởng bộ môn Toán, phụ trách hơn 30 giáo viên, thầy Văn Tấn Hoàng Vỹ học tiếp cao học và tốt nghiệp đại học Stanford với bằng thạc sĩ giáo dục loại xuất sắc. Có thêm kiến thức, phương pháp sư phạm, kinh nghiệm thành lập tổ chức trường, thầy Hoàng Vỹ khi đó 32 tuổi nảy sinh ý định mở một ngôi trường riêng - Van Houston Academy. Trước mắt, trường thực hiện theo mô hình “After shool”, nghĩa là nhận đưa đón học sinh và dạy kèm kiến thức ngoài giờ học chính khóa ở trường. Mô hình Trường Van Houston  với khoảng 300 học sinh từ lớp 1 đến 12 đã được áp dụng tại nhiều nơi ở Mỹ.

Chân dung người thầy giáo gốc Việt mở trường trên đất Mỹ: Ước mơ của tôi là giúp người khác thực hiện được ước mơ - Ảnh 4.

Sau 4 năm thực hiện mô hình “After school” như vậy, người thầy giáo quê Khánh Hòa quyết định mở rộng mô hình thành dạy cả ngày - “Private school” để thực hiện thêm nhiều ấp ủ và tâm huyết của mình: mở hẳn một ngôi trường dành riêng cho con em người Việt trên đất Mỹ, để giúp các em được phát triển trong một môi trường giáo dục tốt. Trường Van Houston Academy đã được tổ chức kiểm duyệt quốc tế Cognia chứng nhận, và học sinh tốt nghiệp cấp 3 (trung học) của Van Houston Academy được công nhận trên toàn thế giới.

Tính đến nay, với kinh nghiệm trên 10 năm giảng dạy và quản lý, thầy Vỹ cùng đội ngũ giáo viên trường Van Houston Academy đang từng bước tạo dựng được môi trường học tập lí tưởng, bổ ích - nơi mà mỗi ngày đến trường đều là niềm vui đối với các em học sinh từ lớp 1-12.

Mặc dù, Van Houston Academy không thể mang triết lý giáo dục về Việt Nam, nhưng với việc trường được cấp I-20 (giấy chứng nhận tình trạng học sinh, sinh viên đủ điều kiện du học Mỹ), những học sinh ở Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội theo học tại trường.

Chân dung người thầy giáo gốc Việt mở trường trên đất Mỹ: Ước mơ của tôi là giúp người khác thực hiện được ước mơ - Ảnh 5.

Học đi đôi với hành, học là niềm vui, không học vẹt, không áp lực điểm số là phương châm giáo dục tại trường Van Houston. Ở đây, các thầy cô luôn cụ thể hóa những kiến thức sách vở khô khan bằng các mô hình ứng dụng sinh động do chính các em thiết kế.

Thầy Vỹ – hiệu trưởng nhà trường khẳng định rằng cách học tập như vậy không chỉ tạo hứng khởi mà giúp các em hiểu bản chất vấn đề và phát triển khả năng sáng tạo tư duy nhạy bén của từng em. Một khi tạo ra sự hứng thú, các em sẽ sẵn sàng chia sẻ và coi trường là ngôi nhà thứ 2 của mình.

Chân dung người thầy giáo gốc Việt mở trường trên đất Mỹ: Ước mơ của tôi là giúp người khác thực hiện được ước mơ - Ảnh 6.

Làm việc bằng nhiệt huyết, nghị lực và trên hết là tình yêu thương học sinh, chàng trai trẻ gốc Việt ngày nào đặt trên đất Mỹ đã gặt hái được những thành công lớn lao trong sự nghiệp trồng người, giúp được những người cần giúp và đóng góp phần nhỏ bé cho cộng đồng người Việt sinh sống tại Mỹ.

Thầy giáo Văn Tấn Hoàng Vỹ và ngôi trường Van Houston Academy thực sự xứng đáng là nơi mà các phụ huynh trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở thành phố Houston nên tin tưởng, gửi gắm con em mình, bởi ở đó, các em sẽ được dạy dỗ bằng cả trái tim.

Tags:
Bố gửi thiệp cưới với vợ 4, con gái lớn của Tùng Dương dửng dưng lên tiếng: “Lấy ai cũng được“

Bố gửi thiệp cưới với vợ 4, con gái lớn của Tùng Dương dửng dưng lên tiếng: “Lấy ai cũng được“

Sau 3 lần thất bại hôn nhân, Tùng Dương vẫn quyết định tin vào tình yêu khi kết hôn lần 4.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất