Chân dung Việt kiều Úc Jimmy Phạm - Founder & CEO KOTO: Người sáng lập doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam
Khi biết những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ mà mình cưu mang dùng tiền để làm việc khác, Việt kiều Úc Jimmy Phạm không một chút buồn hay thất vọng mà chợt nhận ra rằng cho cần câu quan trọng hơn là cho con cá.
15:00 21/11/2022
Đó cũng chính là động lực để ông có thể vượt khó, thành lập doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam mang tên KOTO (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Know One, Teach One).
Sự ra đời của doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam
Việt kiều Úc Jimmy Phạm chia sẻ rằng, vào năm 1996, cuộc gặp gỡ với 4 em nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh đã làm thay đổi cuộc đời của ông. Theo ông, Việt Nam mình khi đó còn nhiều khó khăn, Quận 1 cũng không được hiện đại như bây giờ còn công viên trước Nhà hát TP. Hồ Chí Minh cũng toàn là trẻ em đường phố. Sau khi dẫn 4 em đi ăn và trò chuyện thì ông đã ngộ ra nhiều hoàn cảnh mà bản thân của ông không thể nào mặc kệ được.
Chính vì thế mà sau khi trở lại Việt Nam một lần nữa, ông đã đặt mục tiêu vô cùng rõ ràng đó là giúp cho trẻ lang thang. Và cứ như thế trong thời gian 3 năm trời, ông đã tìm gặp trẻ em khó khăn để cho tiền và cho các em học tiếng Anh. Lúc đó thì ông nghĩ rằng bản thân đã làm được điều thực sự tuyệt vời.
Nhưng rồi ông đã nhận một cú lừa khiến cho bản thân phải suy nghĩ lại cách thức giúp đỡ cho các em. Và trong một buổi đi ăn cùng với các em ở Hà Nội để hỏi thăm tình hình thì các em đã xin lỗi vì đã nói dối ông. Tiền mà ông cho các em thuê nhà thì các em lại dùng vào việc khác.
Lúc đó, ông không giận các em nhưng thấy bản thân đã thất bại. Chính vì thế mà ông đã tiến thêm một bước xa hơn là cho các em cần câu thay vì cho cá. Cứng từ đó mà ý tưởng mở tiệm bánh sandwich đầu tiên cũng đã xuất hiện. Vào tháng 6/1999, ông đã mở KOTO ở Quốc Tử Giám với 9 em đầu tiên.
Theo ông Jimmy Phạm, vào thời đó mọi thứ rất rạch ròi. Việt Nam khi đó có tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp và không có khái niệm doanh nghiệp xã hội. Ông đã đi đăng ký cho KOTO trở thành tổ chức phi chính phủ cũng không được và đăng ký lập doanh nghiệp cũng không xong bởi vì bản thân không có quốc tịch Việt Nam.
Và trong tình hình tiến thoái lưỡng nan thì ông Jimmy Phạm đã bắt đầu đi tìm đối tác. Tuy nhiên, khi trình bày với các đối tác mô hình mở nhà hàng và lấy lợi nhuận để nuôi các em thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn thì họ đều xua tay từ chối. Cũng chính vì khái niệm doanh nghiệp xã hội không được nhiều người biết đến nên các đối tác đều sợ mang tiếng khi đỡ đầu cho doanh nghiệp của ông.
Nhưng theo tư duy của ông thì muốn nuôi cũng như đào tạo các em thì phải có tiền. Điều thứ hai chính là các em cũng cần có môi trường vừa học vừa có thể thực hành. Chính vì thế thì nhà hàng là nơi thiết thực nhất. Mặc dù vậy thì nếu gửi các em đến nhà hàng khác, mọi người thường đánh giá rập khuôn là các em lười biếng và khó có thể tin tưởng. Như thế, ông Jimmy Phạm đã quyết định mở nhà hàng. Cứ như thế tường bước ông đã đi đến quyết định thành lập doanh nghiệp xã hội KOTO.
Ông Jimmy Phạm giải thích, khác với các doanh nghiệp thương mại thì doanh nghiệp xã hội như KOTO sẽ dùng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để phục vụ xã hội và để đưa các em vào đào tạo cho các học hiện từ đó đáp ứng nơi ăn chốn ở cho các em.
Để so sánh thì các doanh nghiệp thương mại sẽ tiến hành dùng lợi nhuận để đầu tư cho hoạt động kinh doanh và tiếp tục kiếm lời, phát triển công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội đầu tư vào con người, KOTO cũng cần tạo ra lợi nhuận liên tục để có thể phục vụ cho các hoạt động xã hội.
Theo ông, KOTO bắt đầu từ một tiệm bánh sandwich. Vào thời điểm thành lập, khoản tiền tiết kiệm của ông sau 4 năm làm trong ngành du lịch đủ để mua 2 căn nhà ở Long Biên nhưng ông không mua nhà mà dành tiền để lo cho các em. Ông cũng dành 10.000 USD để mua máy làm bánh cũng như đi chạy vạy khắp nơi để mua công thức cùng nhiều đồ đạc khác.
Doanh nhân Jimmy Phạm cho biết: “Sau 1 năm mở cửa hàng, tôi nhận được tài trợ từ 4 Đại sứ quán để mở trường đào tạo ở Thụy Khuê, Hà Nội. Đại sứ quán Anh tài trợ cho KOTO chiếc bếp 21.000 USD, sau đó là Đại sứ quán Đan Mạch, Thụy Sĩ và Úc”.
Và cứ như thế, KOTO đã dần lớn mạnh và nhà hàng cũng được nhiều khách du lịch biết đến. Sau đó thì ông cũng đã mở trung tâm đào tạo cho các em để có thể nhận nhiều em hơn.
Nam doanh nhân chia sẻ, bản thân cũng với mẹ và anh chị em đi qua 6 quốc gia khác nhau. Đến năm 8 tuổi thì gia đình của ông mới chuyển đến Úc, khi còn trẻ ông thường nghĩ rằng bản thân không phải là người có thể mang lại nhiều hy vọng cho gia đình. Ông cũng nhận thấy mình không có ngoại hình xuất sắc lại sống ở trong gia đình không có điều kiện. Ông cũng suy nghĩ sau này cũng sẽ chỉ trở thành một culi.
Tuy nhiên, mẹ chính là người có tác động lớn đến cuộc đời của ông. Bà là trẻ mồ côi nhưng lại là người vô cùng tuyệt vời. Mặc dù không biết đọc, biết viết cũng không có chồng ở bên cạnh nhưng bà vẫn nuôi 6 người con nên người. Ông Jimmy Phạm cũng đã bắt đầu cảm thấy bản thân có thể vươn lên, thay đổi con người mà bản thân hằng ao ước.
Cũng vì từng sống trong hoàn cảnh khó khăn nên ông đã dễ dàng đồng cảm với những người không có gì ở trong tay. Ông muốn tiếp xúc với những đứa trẻ phức tạp nhất của xã hội, tìm hiểu các nguyên nhân và giúp cho các em thay đổi về mặt tư duy. Đối với ông Jimmy Phạm, việc đó cũng giống như đặt ra thử thách cho bản thân và ông cũng rất thích tìm cách để vượt qua được thử thách đó.
Những đứa trẻ không cần trả ơn KOTO
Có thể thấy, việc những con người xa lạ ở khắp mọi miền đất nước về chung sống với nhau dưới một mái nhà chưa đến 500m2 đối với ông Jimmy Phạm là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên các em ở KOTO chưa bao giờ gây gổ hay là đánh nhau. Bởi vì ông đưa ra 3 quy tắc để cho các em tuân thủ có bao gồm là không đánh người khác, không dùng chất kích thích, không bôi nhọ KOTO. Ngoài 3 điều đó, nếu có làm sai thì các em sẽ được chỉ bảo. Các em luôn sợ ông vì không thể đoán được những hình phạt mà ông đưa ra.
Chia sẻ thêm, ông Jimmy Phạm cho biết, nếu như hỏi ông về những nhà tài trợ 3 năm trước thì có lẽ không nhớ nhưng nếu hỏi thông tin về bất kể ai trong số hơn 1.200 em thì ông có thể nói em đó quê ở đâu, đã lập gia đình chưa và đang làm công việc gì.
Khi ông can thiệp kịp thời và giúp thêm một em có được cuộc sống tốt hơn so với trước đây thì đó đã là thành công rồi. Ông Jimmy Phạm cũng xác định ngay từ đầu rằng KOTO được thành lập không phải là để dạy nghề. Việc dạy nghề cũng chỉ chiếm ⅓ ý nghĩa của KOTO. Điều quan trọng chính là KOTO muốn dạy các em trở thành một người tử tế, người có ích và người biết mình đang ở đâu hay cần làm gì cho xã hội.
Chính vì thế mà trong thời gian 6 năm gần đây ông không còn cho cần câu để đi câu cá nữa mà chú trọng vào việc thay đổi cả nghề câu cá. Ông muốn dạy các em những giá trị cốt lõi để cho các em hiểu bản thân có trách nhiệm để xây dựng xã hội bền vững. Những đứa trẻ đó không cần trả ơn KOTO mà chỉ cần các em đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Nói về ngành nghề mà các em học ở KOTO, doanh nhân Jimmy Phạm bộc bạch rằng: “Khi đến KOTO, các em sẽ có tuần định hướng để quan sát, trải nghiệm. Sau đó, các em sẽ quyết định lựa chọn lĩnh vực bao gồm: pha chế, phục vụ và nấu ăn. Các em cũng sẽ được thực hành tại chính các nhà hàng của KOTO”.
Bên cạnh việc đào tạo chuyên ngành thì các em sẽ được trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác ví dụ như công nghệ thông tin ở mức cơ bản để có thể phục vụ cho công việc. Thứ hai đó chính là Tiếng Anh còn thứ ba là đào tạo kỹ năng sống bởi vì các bạn đều là trẻ thiệt thòi.
Ông chia sẻ, 100% các em tốt nghiệp sẽ làm trong ngành dịch vụ nhà hàng và quầy ăn uống. Khi ra trường thì KOTO sẽ có đối tác để có thể tạo ra cơ hội làm việc cho các học viên. Như thế, sau nhiều năm có thể có một bạn thay đổi nghề nhưng đó cũng chỉ là thiểu số.
Hiện tại, KOTO vẫn đang đi thuê địa điểm để làm trung tâm đào tạo cho các em. Chính vì thế mà điều doanh nhân Jimmy Phạm thao thức cũng như mong mỏi nhất có thể là xây dựng nên một ngôi trường riêng, rộng rãi cũng như khang trang hơn để có thể tiếp tục sứ mệnh của KOTO.
Với ông Jimmy Phạm, không có lễ tốt nghiệp nào là bản thân không rơi nước mắt. Cụ thể, khi những khóa đầu tiên ra trường, với tư cách là một người anh, ông đã thực sự tự hào. Vị doanh nhân này bộc bạch: “Tôi muốn đứng trên một ngọn núi cao để hét lên thật lớn rằng tôi tự hào đến nhường nào”.
Được biết, trong lễ tốt nghiệp gần đây, điều khiến cho ông Jimmy Phạm xúc động nhất là khi nghe người em dân tộc thiểu số phát biểu rằng mẹ đã vô cùng lo lắng khi để con một mình lên Hà Nội - nhất là khi em chưa đến Hà Nội bao giờ. Nhưng sau thời gian 2 năm thì em đã nhắn nhủ với mẹ rằng: “Con đã trưởng thành và con còn sắp được đi Úc nữa mẹ ơi". Chính em đó cũng đã thay đổi tư duy và biết bản thân mới là người làm chủ vận mệnh. Đối với ông Jimmy Phạm, khoảnh khắc đó không thể nào mua được bằng tiền.
Từ ‘trời Tây‘ về quê, vợ chồng Việt kiều bỏ tiền tỷ làm... nông dân chính hiệu
Từ bỏ ”trời Tây”, vợ chồng Việt kiều từ Cộng hòa Séc trở về quê hương ở Thanh Hóa xây dựng mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sống cuộc đời nông dân đúng nghĩa và đang sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sạch.