Chàng thạc sỹ đi XKLĐ bất ngờ với mức lương cao bất ngờ so với Việt Nam

Nhiều người cho rằng, thạc sĩ, cử nhân đi xuất khẩu lao động kiếm được nhiều tiền lắm!!!

14:00 08/05/2018

Thế nhưng mấy ai biết được những gì họ trải qua trên đất khách ra sao, kiếm được đồng lương cao đâu có dễ dàng.

Bất ngờ với mức lương mà chàng thạc sỹ đi XKLĐ có được khiến nhiều người ngạc nhiên.

Hiện nay, đề án xuất khẩu lao động có trình độ cao vẫn còn nhiều điều phải bàn khi thực sự áp dụng vào cuộc sống. Mong sao chính sách này sớm có thể tạo ra thêm nhiều cơ hội cho những người có trình độ ĐH hoặc CĐ hay đang thất nghiệp.

Anh Trần Văn Quý (27 tuổi ở Nông Cống, Thanh Hóa), tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh năm 2009 sau đó học lên thạc sỹ.

Thế nhưng vẫn mất vài năm tìm việc.

Đứng trước vấn đề đó, anh đã đầu tư rất nhiều thời gian cho việc học tiếng Hàn. Đồng thời thông qua công ty XKLĐ, đăng ký đi XKLĐ tại Hàn Quốc theo chương trình Visa E7. Quyết tâm tìm việc đúng ngành học, có thu nhập cao trợ giúp gia đình vượt khó khăn.

Sau hơn 1 năm học và chờ đợi, năm 2013 anh Quý được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc tại một công ty cơ khí với mức lương khởi điểm 1.800 USD/tháng, chưa kể thời gian làm thêm.

Ngoại ngữ kém là rào cản lớn đối với lao động VN đi xuất khẩu lao động

Sau 4 năm làm việc tại Hàn Quốc, mức lương của anh Quý giờ đã tăng lên 2.500 USD/ tháng. Thế nhưng nghĩ lại ngày đầu phải vay mượn, thậm chí “cắm” sổ đỏ nhà cửa cho ngân hàng để có hơn 8.000 USD xuất cảnh, anh vẫn còn thấm thía nỗi khổ cực của mình và gia đình.

Anh Quý thành thật tâm sự rằng: “Vay mượn tới hơn 200 triệu đồng nên lúc nào tôi cũng đau đáu lo khoản nợ ở nhà bố mẹ phải trả. Chính việc phải bỏ ra chi phí quá cao nên sang đến nơi tôi phải làm thêm như điên, thậm chí đã có ý định nhảy việc sang nơi có lương cao hơn.”

Theo kinh nhiệm làm việc nhiều năm của anh Quý tại Hàn Quốc, “nhảy việc” và ngoại ngữ kém chính là những điểm yếu nhất của lao động VN. Điều này khiến lao động Thái Lan, Philippines…được các chủ doanh nghiệp coi trọng hơn lao động Việt Nam.

Ví dụ như trường hợp của anh Lê Ngọc Minh (32 tuổi, ở Hà Nội). Công ty thiết kế kỹ thuật cơ khí ở VN nhận được hợp đồng thiết kế xe buýt từ đối tác Nhật, nhờ sự cố gắng làm việc trong 4 năm trời tại đây, anh may mắn được công ty cử sang Nhật làm việc.

Anh thừa nhận: “Làm việc ở Nhật ngoài được tiếp cận với công nghệ tiên tiến, tôi còn kiếm được một mức lương khá cao. Thế nhưng đồng nghĩa với việc đó là trách nhiệm rất lớn, yêu cầu để được đi lao động tại Nhật là hết sức khắt khe.”

Anh cũng chia sẻ thêm: “Vấn đề lớn với lao động VN hiện nay ngoài khả năng thích ứng chuyên môn thì tiếng Nhật vẫn là điều quan trọng nhất.”

,không  chỉ lương cao mà còn . Tuy nhiên,

Ngoại ngữ kém là rào cản lớn

Ông Nguyễn Đức Nam, Tổng giám đốc công ty cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) cho rằng, chủ trương đưa thạc sĩ, cử nhân đi XKLĐ là cơ hội tốt cho lao động có trình độ cao của VN, giúp họ tìm được việc làm có thu nhập cao ở các nước tiên tiến nếu được định hướng, tổ chức, trang bị tốt các kỹ năng cần thiết.

Ông Nam cho hay, công ty đang đưa lao động sang làm việc tại nhà máy ô tô Nissan và chuẩn bị đưa điều dưỡng viên sang làm việc tại Nhật Bản.

Bên cạnh việc tuyển chọn kỹ trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động thì phải đặc biệt chú tâm trong việc tổ chức bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cũng như một số kỹ năng theo yêu cầu của sử dụng lao động.

Ông Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc công ty CP Dịch vụ và thương mại Hàng không (Airseco) – một công ty chuyên đưa tu nghiệp sinh sang Nhật đánh giá, lao động VN có kỹ năng trong xử lý công việc khá tốt, nhưng ngoại ngữ lại kém nên không cạnh tranh được với lao động Thái Lan, Philippines, Trung Quốc.

Ông Vui cho biết: “Chúng tôi rất hoan nghênh Bộ LĐTB&XH đưa ra đề án đưa lao động trình độ cao đi XKLĐ, nhưng vấn đề đào tạo ngoại ngữ cho người lao động cần được đặc biệt chú trọng trong chương trình đào tạo.

Có như vậy lao động VN mới cạnh tranh được với lao động các nước”

Tuy nhiên, nếu muốn sang Nhật, vẫn có một số trường hợp phải học tiếng thêm 2 năm mới làm việc được cho dù có tốt nghiệp ĐH Ngoại thương.

Ông Lê Xuân Luyện, nguyên Tổng giám đốc công ty CP Xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO), cho rằng hiện nay lao động đã tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ ở nước ta thất nghiệp rất nhiều.

Vì vậy nếu đưa những lao động này sang các nước phát triển như: Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… làm việc sẽ giải họ quyết được công ăn việc làm có thu nhập cao; mở mang được đầu óc và học hỏi được kinh nghiệm của các nước có trình độ công nghệ tiên tiến.

Với những lao động có tay nghề sang các nước được bố trí công việc phù hợp sẽ giúp họ phát huy được khả năng, khi về nước lại có cơ hội tiếp tục làm việc cho các công ty nước ngoài.

Ông Luyện cho rằng:

“Thực tế có nhiều tu nghiệp sinh đi Nhật, sau khi về nước đã đi làm cho các hãng sản xuất của Nhật ở VN. Những người này đã thạo tiếng, và tác phong trong công việc cao nên hòa nhập rất nhanh, doanh nghiệp Nhật tại VN rất thích tuyển dụng…”

Tuy nhiên, ông Luyện cho rằng vấn đề đặt ra phụ thuộc vào hiệp định giữa VN và nước tiếp nhận lao động. Lao động có trình độ phải đáp ứng được yêu cầu của các nước phát triển không chỉ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ mà cả tác phong làm việc.

Cử nhân, thạc sĩ Việt Nam cũng bị đi xuất khẩu lao động

Bộ Lao Động đang xây dựng đề án đưa lao động có trình độ cao sang làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Slovakia,…được coi là cơ hội mở ra cho hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tìm kiếm việc làm.

Đề án được đưa ra với mục đích nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động trình độ cao giảm vì thời gian qua Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động phổ thông, có trình độ tay nghề thấp và cũng đồng thời được coi là giải quyết việc làm cho số sinh viên tốt nghiệp đang thất nghiệp.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, ông Doãn Mậu Diệp cho biết Bộ đang giao Cục quản lý lao động ngoài nước xây dựng đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025” để trình Chính phủ.

Gần đây đã có những bước đâu đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nhóm ngành điều dưỡng viên, hộ lý đi làm việc ở Đức, Nhật Bản và lao động kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn sang Hàn Quốc theo chương trình Visa E7.

Mặc dù vậy, số lượng lao động đi theo những chương trình này còn rất hạn chế.

Năm 2016, cả nước có trên 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở những lao động có trình độ đại học, cao đẳng tương đối cao.

Đề án hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu lao động trình độ cao ở một số ngành nghề như hộ lý, điều dưỡng sang Nhật, Đức; cơ khí, CNTT, điện tử sang Hàn Quốc và hướng đến một số thị trường mới như Slovakia, Cộng hòa Czech…

“Mong muốn của Bộ trưởng là tìm hướng giải quyết việc làm cho số lao động qua đào tạo đang thất nghiệp. Bộ sẽ nỗ lực đàm phán với các nước để họ tiếp nhận, song thực sự có phải chất lượng cao như các nước kỳ vọng hay không thì cần đánh giá kỹ lưỡng”, thứ trưởng Diệp nói.

Tuy nhiên, một vấn đề khác cần đặt ra là nếu Việt Nam đào tạo được nguồn lao động chất lượng cao thì phải ưu tiên sử dụng trong nước, bởi đây là động lực của tăng trưởng và nâng cao năng suất lao động.

Cục quản lý lao động ngoài nước sẽ có những đánh giá nhu cầu thị trường để hoàn thiện đề án. Tuy nhiên, đê án cũng đặt rõ mục tiêu sẽ thương thảo với đối tác. Dựa vào nhu cầu sẽ mở từng thị trường chứ không thể mở đồng loạt.

Thêm một lưu ý nữa là mặc dù lao động trình độ cao đã qua đào tạo đại học, cao đẳng muốn tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động đều phải được hỗ trợ bồi dưỡng về ngoại ngữ, tay nghề, văn hóa, hoặc đào tạo ngắn hạn để chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với thị trường tiếp nhận tương tự như lao động phổ thông.

Theo ông Nguyễn Xuân An, Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Lao động VN nhận định, đề án nên sớm triển khai, vì sẽ giảm xuất khẩu lao động có trình độ tay nghề thấp, làm những việc nặng nhọc, độc hại, lương thấp.

Theo ông Phạm Viết Hương, Phó cục Quản lý lao động ngoài nước, số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài tăng đều trong 3 năm nay, song các thị trường như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… ngày càng khắt khe, yêu cầu cao về chất lượng lao động. Người lao động ngoài sức khỏe, tay nghề, còn phải đáp ứng được các kỹ năng khác như ngoại ngữ, ứng xử.

Với lao động có trình độ tay nghề, việc học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt chuyên môn hy vọng sẽ nhanh chóng hơn, tạo nên hình ảnh và uy tín của lao động Việt Nam hơn.

Thống kê đến tháng 9/2016, cả nước có 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, tăng 29.000 so với quý trước đó. Nhóm trình độ đại học trở lên thất nghiệp cao nhất, hơn 202.000 người. Tiếp đến là cao đẳng 122.000 người và trung cấp chuyên nghiệp 73.800 người.

Theo Cục quản lý lao động nước ngoài, tính trong năm 2016 Việt Nam đã đưa 126.000 lao động làm việc ở nước ngoài. Thị trường Đài Loan có hơn 68.000 người (hơn 50%); Nhật Bản gần 40.000 lao động (khoảng 30%). Năm 2017, Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu đưa 105.000 lao động đi với các thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Nguồn: Tinnhatban.com

Tags:
Đi XKLĐ cặp bồ với đồng hương, về nước đòi ly dị chồng đang ôm nợ, người vợ nhận ngay kết quả thương tâm

Đi XKLĐ cặp bồ với đồng hương, về nước đòi ly dị chồng đang ôm nợ, người vợ nhận ngay kết quả thương tâm

Câu chuyện về người vợ đi XKLĐ tòm tem với tên sở khanh và bị lừa trắng tay giúp nhiều người hiểu được cuộc sống hôn nhân không màu hồng như chúng ta vẫn nghĩ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất