Chị Kim Ngọc nữ thợ nail gốc Việt “bị ung thư”có ba con đứng top đầu đại học danh tiếng nhất nước Mỹ

Chị Kim Ngọc làm nail và đóng gói sách, anh Thành Lễ làm kỹ thuật viên ở hai công ty để nuôi ba con vào Cornell – đại học danh tiếng khối Ivy League.

08:34 16/11/2022

Ngày 12/6, khi con gái út Hilary Thảo Thanh Nguyễn (sinh năm 2000) tốt nghiệp Đại học Cornell, chị Kim Ngọc và chồng vui khôn tả.

Trước đó, con gái đầu Nguyễn Ngọc Thanh Tâm (sinh năm 1994) và con trai thứ Alan Hiếu Nguyễn (sinh năm 1998) của anh chị cũng tốt nghiệp ngôi trường nằm trong Ivy League – nhóm 8 trường, viện đại học hàng đầu nước Mỹ.

Hành trình nuôi ba con cùng tốt nghiệp Cornell vượt ngoài sức tưởng tượng của hai vợ chồng. Anh chị liên tục nhắc đến từ “may mắn” khi kể câu chuyện này:

may mắn vì các con chăm ngoan, có sức bật vượt qua hoàn cảnh kinh tế eo hẹp của gia đình; may mắn vì chị còn sống để chứng kiến con út tốt nghiệp.

Chị Ngọc bị ungthư ruộf giai đoạn ba. Hiện chị đã kết thúc nhiều đợt hóatrị, tuy chưa khỏi hẳn nhưng đã ổn định khoảng 70%.

“Vì muốn dự lễ tốt nghiệp của con gái út, tôi như có sức mạnh vượt qua nhiều bệnh tật”, chị Kim Ngọc tâm sự.

Gia đình anh Thành Lễ và chị Kim Ngọc trong ngày con gái út (giữa) tốt nghiệp ĐH Cornell. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cặp vợ chồng gốc Việt sinh ra tại Biên Hòa. Anh Thành Lễ sang Mỹ định cư từ năm 1975, sau đó về Việt Nam kết hôn với chị Ngọc và sinh con gái đầu lòng. Ngày đặt chân tới Mỹ, chị Ngọc đang mang bầu con trai thứ hai.

Con của anh chị học ở Mỹ từ mẫu giáo. Ở nhà, anh chị vẫn tranh thủ dạy tiếng Việt và các môn khác cho các con.

Sau này, khi con học lên cao, kiến thức phức tạp hơn, anh Lễ và chị Ngọc không dạy được nhiều. Cô con gái cả trở thành người thầy định hướng học tập, chọn ngành cho hai em.

Chị Ngọc cho hay, con gái đầu thông minh nhất nhà. Bí quyết giúp cả ba cháu vào trường hàng đầu Mỹ là nhờ cô chị cả làm “cánh chim đầu đàn”, dạy dỗ các em. Biết em yếu chỗ nào, Thanh Tâm sẽ bổ sung chỗ đó, để các em chinh phục thành công tấm vé vào Cornell.

“Chị chỉ biết cố gắng làm việc kiếm tiền và thường nói với con: Cuộc sống của chúng ta không được may mắn.

Học vấn là con đường tốt nhất để thay đổi cuộc sống của các con, để không phải cực khổ như ba mẹ”, chị Ngọc kể.

Trái qua phải: lan Hiếu Nguyễn, em út Hilary Thảo Thanh Nguyễn, chị cả Nguyễn Ngọc Thanh Tâm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Để nuôi con, cả anh Thành Lễ và chị Kim Ngọc đều làm cùng lúc hai việc. Anh Lễ hiện làm kỹ thuật viên cho hai hãng Creation Technologies và Sanmina Corporation. Chị Ngọc làm nail và đóng gói sách tại Half Price book.

Anh chị chỉ có nhiều thời gian hơn cho các con vào cuối tuần – dịp được cả nhà xem như ngày hội.

“Bố mẹ đi làm cực nhưng mỗi lần em đoạt giải thưởng gì đều đến tham dự, cổ vũ. Đó cũng là niềm khích lệ giúp chúng em cố gắng”, Thanh Tâm chia sẻ.

Anh Thành Lễ quan niệm, làm gì cũng phải cố gắng đạt 100% hiệu quả. Anh thúc đẩy các con luôn nỗ lực hết sức.

“Trong gia đình, ba dạy em muốn chơi dữ, phải làm việc dữ. Em lúc nào cũng làm việc hết sức để được chơi hết sức”, Alan Hiếu Nguyễn nói.

Góc huy chương ba con, chị Ngọc luôn giữ gìn làm kỷ niệm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khi Thanh Thảo vào Cornell, cô bé vừa đi làm thêm vừa học nên kết quả không tốt. Nhiều lúc Thảo định từ bỏ. Thấy con “chới với”, người bố liền động viên:

“Học cấp 3 giống như mình đá banh ở quê, con có thể là ngôi sao. Lên ĐH Cornell ở New York giống như lên đội tuyển quốc gia, con phải cố gắng vượt bậc”.

Kết quả, em hoàn thành tốt mọi môn và lấy bằng Quản lý Khách sạn của Cornell. Hiện, Thảo đang tìm việc. Chị cả Thanh Tâm đang thực tập ở Bệnh viện bang Arizona, con trai thứ hai Hiếu Nguyễn làm ở Citi bank tại bang Texas.

Trong ngày cô con út tốt nghiệp, cả nhà anh chị quây quần tham dự. Nhìn ba con hội tụ chụp ảnh kỷ niệm, anh Lễ chia sẻ, anh cảm giác như hai vợ chồng cũng đã tốt nghiệp, “tốt nghiệp lớp nuôi con”.

Tags:
Du học sinh về nước xin việc bị loại thẳng, sếp Hoàng Nam Tiến: ‘Đi học nước ngoài đừng vội về nước ngay’

Du học sinh về nước xin việc bị loại thẳng, sếp Hoàng Nam Tiến: ‘Đi học nước ngoài đừng vội về nước ngay’

Sinh viên du học về nước kỳ vọng mức lương cao là câu chuyện không phải mới. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về chủ đề này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất