Chồng dạy lái xe, vợ bán bánh mỳ: Việt kiều Úc sống ổn

Anh cứ thử mường tượng ra xem, trên xe chỉ có mình và một cô gái. Những tâm sự tỉ tê cứ theo tay lái mà tuôn ra. Người nghe có lẽ khó khó cầm lòng được...", anh Huỳnh tâm sự.

16:22 24/02/2023

Xong buổi tập lái, chúng tôi tìm một nơi để chuyện trò. Nghề nào cũng có những vui buồn riêng nhưng với anh Huỳnh Nhiệm (49 tuôi), nghề dạy lái xe vui nhiều hơn buồn. Những chuyện buồn đã xảy đến anh xem nhẹ như một thoáng mây bay...

Vui buồn nghề dạy lái xe ở Úc

Ghé vào một tiệm cà phê ven đường, chúng tôi cùng ngồi với nhau. Những mẩu chuyện được anh kể dường như bất tận. Mà đúng như anh nói, toàn chuyện vui ít có chuyện nào buồn...

Tháng 6/1999 anh bắt đầu vào nghề dạy lái ở Australia. Sau một thời gian chập chững, nhiều người biết đến anh. Từ đó, học viên đến với anh ngày một nhiều. Anh dạy từ sáng đến chiều tối, mỗi ngày có đến 10 học viên theo học.

Những học viên đến với anh có nhiều sắc dân nhưng nhiều nhất vẫn là người Việt. "Mình không chọn lựa nhưng không hiểu tại sao lại có đến 80% là nữ theo học".

Nghe anh nói, chúng tôi đùa với anh: "Chắc tại anh có duyên với phụ nữ?". Giọng nói anh trở nên nghiêm nghị.

"Không đâu những người đến Úc nhất là phái nữ thường có những tâm sự khá đặc biệt. Có người còn chồng nhưng trắc trở. Có người vừa mới chia tay cuộc tình. Cũng rất nhiều trường hợp trái ngang...

{keywords}

Anh Huỳnh (phải) và anh Phương bên cạnh xe tập lái

Anh cứ thử mường tượng ra xem, trên xe chỉ có mình và một cô gái. Những tâm sự tỉ tê cứ theo tay lái mà tuôn ra. Cũng có những tâm sự nghe qua thật nao lòng và cũng vô vàn những trái ngang cay đắng. Người nghe có lẽ khó khó cầm lòng được...", anh kể.

Anh nói tiếp: "Gần 20 năm hành nghề tôi đã gặp một vài trường hợp như thế nhưng do mình cả thôi. Tôi có một gia đình yên ấm, có vợ hiền con ngoan làm sao tôi có thể làm những chuyện không phải.

Điều quan trọng là mình đang ở xứ người. Mọi hành động của mình đều để lại hình ảnh trong lòng người bản xứ. Có lẽ nhờ vậy mà tôi giữ được uy tín tạo được sự tín nhiệm cao trong nghề nghiệp".

Một người học lái xe cần phải thực tập nhiều với thầy giáo hướng dẫn. Mỗi lần thực tập khoảng 1h30' với chi phí phải trả là 70 đô Úc.

Số lượng lần thực tập - theo kinh nghiệm của tôi - tùy theo số tuổi của học viên. Một thanh niên với sự nhạy bén của tuổi trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn một người lớn tuổi. Vì thế, nếu anh 20 tuổi chỉ cần thực tập 20 lần là đủ. Nhưng nếu càng lớn thì số lần càng nhiều.

{keywords}

Trên hông xe mang dòng chữ Huynh Driving School (Trường dạy lái Huynh)

Trời đã vào chiều. Xe cộ trên đường đông dần. Cuộc trò chuyện chuyển sang hướng khác. Anh Huỳnh cho biết đi dạy lái được hơn 10 năm sức khỏe anh có dấu hiệu giảm sút.

Có lẽ đây là hậu quả do suốt ngày ngồi trên xe. Năm 2013 anh nhận thêm một người - anh Phương - nhưng không phải để học lái mà để dạy lái.

Anh đã truyền cho Phương tất cả những kỹ năng, những kinh nghiệm để có thể nối gót anh. Từ đó, anh giảm bớt giờ dạy.

Những người cần học tìm đến anh, anh chuyển sang cho Phương. Anh chỉ còn lại vài giờ trong buổi chiều để tránh những giờ nhàn rỗi vô bổ.

Anh không nghỉ ngơi mà tìm cho mình một việc khác phù hợp hơn. Anh đã thành công trong lĩnh vực mới và đã tạo cho mình một cuộc sống thật thoải mái trên xứ người.

Tiệm bánh Việt trên đất Úc

Chị trét bơ thật đều vào chiếc bánh mì. Thêm một lớp patê trước khi cho vào jambon và xúc xích, chị vẫn không quên truyền thống của người Việt, vài lát dưa chuột và môt ít đồ chua.

Chiếc bánh mì đã chế biến xong, chị bỏ vào bao cẩn thận trao cho khách. Khách là một người đàn ông Việt, nhận chiếc bánh trả tiền và nói với chị lời cám ơn bằng tiếng Việt ...

Chúng tôi có mặt tại tiệm bánh mì Brisbane Bakehouse (Brisbane city - Úc) vào một buổi sáng. Quán vắng. Chị chủ quán ngồi tại quầy lơ đãng nhìn ra ngoài.

{keywords}

Tiệm bánh Brisbane Bakehouses của vợ chồng anh Huỳnh và chị Chi.

Tiệm không rộng chỉ đủ để trưng bày các loại bánh mì, bánh ngọt và nhiều thức ăn nguội khác. Bên trong là máy móc cho từng công đoạn chế biến bánh mì. Rất gọn và đơn giản...

{keywords}

"Anh đến giờ này thì tiệm chỉ một mình em đứng bán. Ông xã đang ngủ và 2 cháu đã đến trường". Chúng tôi rất ngạc nhiên - hỏi lại chị - sao giờ này mà anh còn ngủ.

Chị nở nụ cười hồn hậu, anh ấy thức từ lúc 2 giờ sáng. Các loại bánh trong tiệm này, một mình anh làm hết đó. Anh phải ngủ bù để chiều còn dạy lái nữa ...

Chị có tên là Chi Đặng, 46 tuổi, quê ở Vĩnh Long. Chị đến Úc từ nhiều năm trước. Sau nhiều năm lăn lộn nơi đất khách, năm 1996 chị kết hôn và anh chị đã nổ lực không ngừng để có cuộc sống tốt đẹp như hiện nay. Chồng chị anh Huỳnh Nhiệm người có thâm niên trong nghề dạy lái xe tại Brisbane ...

{keywords}

Chị Chi Đặng và những ổ bánh mì do anh Huỳnh làm ra.

Chế biến bánh mì thịt theo khẩu vị Việt Nam

Theo lời chị, trước khi trở thành tiệm bánh, nơi đây là tiệm tạp hóa. Lợi nhuận từ bán tạp hóa không khả quan nên đến năm 2013 gặp lúc anh Huỳnh có vấn đề về sức khỏe, anh tìm đến Sydney để theo học cách làm bánh mì tại tiệm bánh của người bà con.

"Anh không có năng khiếu nấu nướng, vậy mà chỉ trong vòng 3 tháng anh đã thạo nghề trong khi nhiều người học hàng năm trời mới có thể làm bánh được", chị kể tiếp.

Tiệm tạp hóa nhanh chóng chuyển thành tiệm bánh. Hàng ngày cứ từ 2 giờ sáng, anh thức dậy bắt đầu pha bột làm bánh. Tất cả mọi công đoạn đều thực hiện bằng máy nên giảm đi rất nhiều sức lao động.

{keywords}

Mỗi ngày, anh làm khoảng 50 kg bột mì để cho ra các loại bánh trong đó nhiều nhất là bánh mì ổ. Loại bánh này người bản xứ không thích nhưng người Việt rất ưa chuộng.

Bánh được làm ra được các tiệm trong vùng đến lấy theo giá sỉ. Còn lại một ít để lại cho chị bán lẻ suốt ngày.

{keywords}

Khách hàng quen thuộc

Một người phụ nữ Úc bước vào. Chị ngưng câu chuyện và đón khách. Khách muốn mua một ổ bánh mì thịt. Chị trở vào bên trong và chỉ trong vài phút chị mang ra cho khách. Cả khách và người bán đều vui vẻ tươi cười như những người bạn thân ...

Chị này là khách hàng quen của tiệm. Chị Chi nói, chồng chị ấy người Việt nên rất thích bánh mì này. Khách hàng của tiệm đa số là người Việt.

Đặc biệt, do tiệm gần trường học nên hấp dẫn khá nhiều học sinh đến đây mua bánh. Hai con của chị đã lớn và đang theo học tại các trường trong thành phố. Giờ rảnh, các cháu phụ giúp anh chị bán hàng, làm bánh.

Cả nhà quây quần bên nhau. Một năm chị cho cả nhà về quê một lần để các cháu thư giãn và không quên cội nguồn...

Tags:
Chú chó lang thang xấu xí, toàn thân ửng đỏ vì lở loét khiến: Hồi sinh ngoạn mục sau khi được nhận nuôi

Chú chó lang thang xấu xí, toàn thân ửng đỏ vì lở loét khiến: Hồi sinh ngoạn mục sau khi được nhận nuôi

Nhìn hình ảnh hiện tại, khó có thể nhận ra chú chó lang thang ngoài đường, khắp mình lở loét vô cùng đáng thương của ít tháng trước đây.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất