Chuyện tình cổ tích của cô gái miền Tây với ân nhân Việt kiều Đức

Sau khi công khai tình cảm, cô gái nghèo Long An bị gia đình chàng Việt kiều phản đối nhưng cô dần chinh phục được những người thân ân nhân đã cứu sống mình.

15:23 16/10/2022

Sau khi công khai tình cảm, cô gái nghèo Long An bị gia đình chàng Việt kiều phản đối nhưng cô dần chinh phục được những người thân ân nhân đã cứu sống mình.

Ngất xỉu trước mặt ân nhân và duyên cớ thành đôi

Chị Vân Lê (36 tuổi, quê Long An, hiện đang sống tại thành phố Limburg an der Lahn, Đức) từng trải qua 7 năm mắc "căn bệnh lạ" như rút hết sinh khí, tinh thần. Là con gái út trong gia đình một cặp vợ chồng nông dân nghèo, lại thêm bệnh nặng chạy chữa đủ nơi không có kết quả khiến chị từng nghĩ đến cái chết để giải thoát cho ba mẹ.

Tháng 5/2005, chị lên ở nhờ nhà chị họ ở Sài Gòn để chữa bệnh. Trong một ngày nhà hàng đông khách, chị được nhờ mang hóa đơn thanh toán cho một bàn 5 khách nam giới nhưng chưa kịp nhận tiền, cô gái 19 tuổi đã ngã nhào, nằm ngất lịm dưới đất.

Sau đó chị được một vị khách ở bàn này là anh Chi Tomas (Việt kiều Đức) dìu xuống và hỏi han. Biết bệnh tình của chị, 2 ngày sau, anh tìm lại hóa đơn của nhà hàng để giới thiệu bác sĩ chữa trị cho chị Vân.

Chuyện tình cổ tích của cô gái miền Tây với ân nhân Việt kiều Đức - Ảnh 1.

Hình ảnh chị Vân thời điểm năm 2006 khi đang điều trị bệnh.

Chị Vân nhớ lại: "Anh giới thiệu một người bạn là giám đốc bệnh viện lớn để thăm khám nên bản thân mình vô cùng lo lắng, e ngại, không dám đi. 2 ngày sau, anh chủ động gọi điện thuyết phục, lúc này mình mới cảm nhận được sự nhiệt tình, tốt bụng ở người đàn ông xa lạ này nên mới đồng ý . Từ đây nhân duyên với ân nhân đã nảy nở mà sau này anh chính là chồng của mình".

Trước khi về Đức, anh Chi Tomas mua một chiếc máy massage mang đến tặng cô gái chưa từng quen biết. Những ngày sau đó, cả hai thường nhắn tin trao đổi về bệnh tình của cô.

Sự quan tâm chân thành từ những câu chuyện sức khỏe hàng ngày khiến cả hai thấy được cảm xúc về nhau thay đổi. Anh cảm nhận cô thật thà, giữ ý và tự trọng; còn cô gái 19 tuổi cảm nhận người đàn ông cứu giúp mình là người vô cùng chân thành, tốt bụng như một ông Bụt giữa cuộc đời mình.

Nhắc về người đàn ông tuyệt vời ấy, chị Vân nhớ lại một kỷ niệm khi được anh mời đi ăn. Khi phục vụ mang đồ đến, vừa đưa lên miệng, chị nôn thốc tháo do di chứng từ căn bệnh cũ khiến một vạt vai và cánh tay người ngồi bên cạnh bị ướt hết. Nhưng anh không trách, ngược lại còn động viên cô "cố ăn giúp anh thêm một chút nhé". Giây phút ấy, chị Vân thấy lòng mình xao xuyến.

Chị nói: "Không hiểu kiếp trước anh nợ gì mình mà kiếp này tốt với mình đến vậy. Anh giống như tia sáng cuối đường hầm mà mình gặp được sau nhiều năm suy sụp vì bệnh tật".

Chị Vân và anh Chi thuở yêu nhau và hiện tại.

Tình cảm dần tiến triển, anh Chi Tomas cũng tranh thủ ngày đêm bổ túc lại tiếng Việt rồi tranh thủ sắp xếp thời gian về Việt Nam công tác để gặp người mình yêu. Rồi anh theo chị về quê gặp gỡ gia đình bạn gái khiến ba mẹ chị Vân vô cùng cảm động.

Nhưng tình yêu của hai người không được gia đình anh Chi Tomas ở Việt Nam ủng hộ. Họ sợ con trai bị lợi dụng. Khi ấy, anh chỉ nói với bạn gái "chỉ cần biết tôi yêu em là đủ".

Cuộc sống viên mãn bên chồng

Đến năm 2016, hoàn tất thủ tục kết hôn, anh đón vợ sang Đức. Chị Vân đã chuẩn bị học tiếng Đức nhiều năm và học nấu ăn dự định mở nhà hàng nhưng sức khỏe không cho phép, chị đành ở nhà lo nội trợ.

Mỗi năm, anh Chi Tomas dành trọn vẹn 30 ngày nghỉ phép dành cho vợ với chuyến đi trải nghiệm những vùng đất mới.

Chia sẻ về cuộc hôn nhân của mình, chị Vân tâm sự: "Ngày mới sang đây, mọi thứ ở đất nước này hoàn toàn khác biệt với mình, bản thân thấy mình bé nhỏ như một đứa trẻ không biết gì hết, cái gì cũng sợ, đi ra ngoài cũng sợ, rồi nhớ nhà, nhớ quê... khiến mình vô cùng tủi thân.

Thời gian đầu chung một nhà, hai vợ chồng chưa thể thấu hiểu hết về nhau nên cãi cọ, gây gổ nhiều vì suy nghĩ có quá nhiều khác biệt. "Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê", áp dụng theo cách ấy dần dần chúng mình mới có thể hòa hợp".

Kể từ thời điểm dịch Covid-19 đến nay, anh Chi vẫn làm việc tại nhà. Bên cạnh nhau 24/7, trong ngôi nhà của đôi vợ chồng người Việt ở Đức lúc nào cũng tràn đầy tiếng cười, không hề cảm thấy nhàm chán.

Trong suốt cuộc trò chuyện về ông xã, chị Vân nhắc nhiều đến sự cảm kích trước tình cảm của anh từ thời mới gặp đến hiện tại khi cả hai đã bên nhau 17 năm. Mỗi khi đi làm về, ông xã lại vào vào bếp phụ chị, cùng chăm sóc thêm khu vườn rau trái.

Chị kể, chồng luôn chăm lo cho chị chẳng thiếu thứ gì, khi vợ muốn ăn gì, đi đâu thì bất kể nắng hay mưa, ngày hay đêm, anh đều chiều chuộng. Mỗi năm vào dịp hè, anh đều dẫn vợ đi lái thuyền buồm khoảng 7 đến 10 ngày ở các hòn đảo đẹp của Ý, Tây Ban Nha hoặc Hy Lạp... Những ngày nghỉ phép còn lại, anh đều dành trọn vẹn cho vợ để bù đắp những khi bà xã phải ở nhà một mình.

Tags:
Người Việt làm nail ở Mỹ: Không nghề nào bị rẻ khinh như… nghề nail

Người Việt làm nail ở Mỹ: Không nghề nào bị rẻ khinh như… nghề nail

Làm trong tiệm nail ở Mỹ rất phức tạp bởi tiền ‘tươi’ trước mắt, bà con tranh giành khách lẫn nhau, dẫn tới việc bất đồng, thù ghét. Nhiều tiệm nằm trong các khu tội phạm, sự an toàn cho thợ lẫn khách cứ… lơ lửng trên đầu.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất