Cố sống tối giản như người Nhật, vợ chồng tôi bực mình vì mất tiền sắm lại đồ

Vật chất được tạo là là để làm cuộc sống tiện nghi hơn, tại sao phải chạy theo trào lưu tối giản?

13:00 30/07/2019

Cưới nhau năm 28 tuổi, hai vợ chồng tôi cố gắng làm việc và tích góp tiền. Đến năm 32 tuổi, chúng tôi mua được một căn hộ nhỏ. Số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng cộng với khoản vay ngân hàng vừa đủ tiền mua nhà. Còn đồ nội thất bên trong như máy giặt, bàn ghế, tủ lạnh... là quà mừng tân gia của hai gia đình nội ngoại.   

Kết quả hình ảnh cho Cố sống tối giản như người Nhật, vợ chồng tôi bực mình vì mất tiền sắm lại đồ

Lẽ ra gia đình hai vợ chồng tôi sống vui vẻ trong căn nhà ấm cúng thì cách đây 4 tháng, không biết từ đâu vợ tôi đem về vài cuốn sách nói về cuộc sống tối giản của người Nhật. Kể từ lúc đó, vợ tôi suốt ngày tìm đọc các bài viết nếu sống tối giản sẽ hạnh phúc như thế nào, sống bớt vật chất đi sẽ thấy an nhiên ra sao. 

Rồi bỗng dưng vợ tôi đề nghị chúng tôi nên áp dụng lối sống tối giản. Ban đầu tôi cực lực phản đối. Quan điểm của tôi là tại sao phải gồng mình bắt chước người khác? Không thể thấy họ sống tối giản một cách hạnh phúc mà mình học theo sẽ được như họ. Và quan điểm chính thức của tôi là đồ đạc tiện nghi được tạo ra để phục vụ cho cuộc sống con người, làm cho chủ nhân sử dụng cảm thấy thoải mái. Không nên chạy theo trào lưu kiểu "thấy người khác ăn khoai mình cũng vác mai đi đào".   

Thế nhưng ý ông khó qua lệnh bà. Vợ tôi lên cơn giận dỗi vì thế tôi buộc lòng phải chiều theo. Vậy là đồ đạc trong nhà dần dần được thanh lý hết: sofa, máy nước nóng, lò vi sóng, máy giặt... quần áo hàng ngày chúng tôi cũng dần "tối giản" hết mức.   

Ban đầu cũng có chút lợi ích, về mặt không gian căn nhà dường như rộng ra thênh thang, thật thoải mái. Quần áo của chúng tôi chỉ còn vài bộ, mỗi sáng đi làm hai vợ chồng chẳng có gì để lựa, chẳng phải phân vân hôm nay mặc gì.   

Thế nhưng được vài tuần thì bất tiện ngày càng xuất hiện nhiều: nửa đêm muốn hâm nóng đồ ăn cũng phải dùng bếp gas, dùng bếp gas thì phải đứng canh chừng trong khi nếu dùng lò vi sóng thì có thể tận dụng thời gian đó pha trà chẳng hạn. Dụng cụ nhà bếp cũng được giản lược đi, nhưng nghịch lý là nhìn đồ bếp ít vợ tôi cũng chẳng buồn nấu ăn. Thế là tha hồ đi ăn ngoài, lại tốn thêm một khoản tiền.   

Quần áo quá đơn điệu, tới lui chỉ có mấy mẫu áo quần đi kèm. Có hôm đồng nghiệp còn hiểu lầm tôi mặc quần áo cũ... Khách khứa, bạn bè đến nhà chơi thì phải ngồi bệt ra sàn, tôi thấy bất tiện vô cùng.   

Máy giặt đã bán nên chúng tôi chuyển qua giặt tay, lẽ ra thời gian ít ỏi cuối tuần nghỉ ngơi thì nay chúng tôi phải hì hục giặt đồ, xả đồ.

Chẳng bao lâu vợ tôi nhận ra lời của tôi nói trước đó là đúng. Lẽ ra thời gian chúng tôi hì hục làm việc thì hãy để cho máy móc làm. Thời gian đôi ra có thể nghỉ ngơi, xem phim hay làm việc ở nhà... Thế là vợ chồng lại bấm bụng sắm sửa lại nội thất như trước. Tiền chênh lệch bán đi mua lại là gần 50 triệu đồng. 

Có lẽ sống tối giản sẽ đem lại hạnh phúc cho những ai đã ở trong tình trạng thừa mứa vật chất, đồ đạc và họ không có nhu cầu tiện nghi nhiều. Còn với những cặp vợ chồng trẻ như chúng tôi, 50 triệu là học phí quá đắt cho bài học chạy theo trào lưu. 

Nguồn: vnexpress.net

Tags:
Bà vợ Nhật Bản lập hẳn trang Instagram riêng chỉ để đăng ảnh rác mà chồng vứt khắp nhà

Bà vợ Nhật Bản lập hẳn trang Instagram riêng chỉ để đăng ảnh rác mà chồng vứt khắp nhà

Đến giờ, trang Instagram này đã có hơn 124.000 người theo dõi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất