Cụ bà lưпg còпg gục đầu bêп gáпɦ ɦàпg roпg giữɑ пgã ɫư: "Ngɦẹп lòпg kɦi cụ cặɱ cụi ɱộɫ ɱìпɦ dù ɫuổi đã gầп đấɫ xɑ ɫrời"
Cụ Cân sống trong căn nhà trọ vỏn vẹn 12m2, chật chội, ẩm thấp. Cụ quen một mình, đơn độc nhưng tự do. Mọi việc sinh hoạt ăn uống đều diễn ra trong mái nhà ấy. Đồ đạc chật cứng, chiếm hết diện tích, đễn nỗi cái sạp chỉ kịp chừa ra một chỗ bé tí cho cụ ngả lưng.
22:09 22/08/2021
Hà Nội của những ngày cuối năm Dương lịch 2018, lạnh và mưa rét.
Hàng ngày, ở ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), người ta vẫn quen thấy bóng dáng một cụ bà đầu tóc bạc trắng, đẩy con xe hàng, mon men từ vỉa hè này sang mép đường bên kia. 3, 4 ngày rồi, cụ không kéo xe.
Cụ tên Cân, 88 tuổi, người Thái Bình.
Người dân xung quanh khu Bách hoá Thanh Xuân hầu như ngày nào cũng gặp cụ, nhưng lại chẳng rõ quê cụ ở đâu, hoàn cảnh gia đình như nào. Đơn giản, họ bảo cụ nghèo nhưng được cái tốt tính. Họ đặt cho cụ cái tên "Cân", vì ngày xưa hay gặp cụ đi cân hàng mang về bán. Gọi thế cho có cái danh xưng trong xã hội, để còn biết mặt đặt tên, chứ như hư vô cát bụi thì buồn thảm lắm.
Cụ Cân ngồi ngay giữa ngã tư Khuất Duy Tiến với chiếc xe đẩy của mình khiến nhiều người xót xa. Ảnh: FB.
"Ăn thì hết nhiều, chứ ngủ hết bao nhiêu mà cần nhà cao cửa rộng?"
Cụ Cân sống trong căn nhà trọ vỏn vẹn 12 m2, chật chội, ẩm thấp. Giá 1 triệu rưỡi một tháng. Chính cụ cũng bảo, cái phòng này nhếch nhác quá nên toàn phải đi nhờ tắm hộ nhà dân. Cụ sống một mình, đơn độc nhưng tự do. Mọi việc sinh hoạt ăn uống đều diễn ra trong mái nhà 12 m2 ấy. Đồ đạc chật cứng, chiếm hết diện tích, đễn nỗi cái sạp chỉ kịp chừa ra một chỗ bé tí cho cụ ngả lưng.
"Người bằng que củi, nằm co rồi ngủ một giấc đến sáng. Ăn thì hết nhiều, chứ ngủ hết bao nhiêu mà cần nhà cao cửa rộng". Cụ Cân xoa xoa hai tay, ngoài cửa gió rít từng hồi, trời Hà Nội lại mưa rả rích.
Cụ Cân bán sách, kèm vài thứ lặt vặt cho tụi học sinh, sinh viên. Công việc nhàn hạ, không quá vất vả, lại hợp với tuổi già. Gia tài của cụ vỏn vẹn cái xe đẩy dựng trước cửa nhà. Đêm đêm, trước khi đi ngủ, cụ lại gồng mình "ôm" cái xe đẩy vào nhà. Khi ấy, người cụ khuất lấp hẳn sau thân xe.
Cụ Cân bên ngoài căn phòng 12m2 của mình.
Cụ sống một mình, đơn độc nhưng tự do tự tại.
Đi bán chả được bao nhiêu, ngày nọ "xênh" ngày kia, có ngày thừa ngày thiếu. Cụ bảo, nếu ngày nào cũng thừa thì... có mà giàu. Nói đoạn, cụ cười, chìa ra còn mỗi chiếc răng hàm trên.
Gần như mỗi ngày, cụ Cân đều đi làm, trừ những ngày mưa gió, rét buốt. Già rồi, còn bị đau khớp nên chân tay cơ cứng, muốn đi cũng khó. Cụ bảo nhờ trời nên sức khoẻ tốt, 88 tuổi rồi nhưng đẩy cái xe đi khắp dọc ngã tư bán hàng vẫn còn "sung" lắm!
"Bán hàng thì phải đi chỗ nọ chỗ kia, ngồi một chỗ khó bán lắm. Mấy ngày lạnh, chả có chỗ ngồi. Sách vở sợ nước mưa vào vàng ố hết, không bán được".
Cụ bước chân lên Hà Nội, khi ấy mới có 21 tuổi. Xung quanh bốn bề lạ lẫm, không biết đường nào mà đi. "Thế mà cũng sống được đến bây giờ!", cụ tấm tắc. Thời đó, cụ xin vào làm công trường Mễ Trì, vất vả kinh khủng. Nhưng may, thời gian đó qua rồi. Năm 40 tuổi, cụ Cân bắt đầu đẩy xe hàng bán sách. Thoắt cái cũng đã hơn 40 năm lăn lộn ở cái nơi vốn đất chật người đông này.
Ánh mắt vô định, xa xăm.
Ít ai biết hoàn cảnh của cụ, mà nếu có hỏi, cụ cũng chỉ nói ngắn gọn, qua loa.
"Tôi vất vả lắm chứ không. Trước ở với bố mẹ, bị đánh chết đi sống lại. Sau lấy chồng, sinh được 2 người con. Hai vợ chồng có mỗi 40 nghìn tiền lương mỗi tháng. Sống khổ nhục, nhưng ngày qua ngày cũng quen".
Chồng mất sớm. 2 người con không rõ hiện giờ ở đâu. Hỏi thì cụ chỉ bảo "không còn ai nữa". Mấy mùa xuân rồi cụ không về quê. Tết năm nay cũng thế.
"Chả có ai mà về" - cụ nói, tay nhay nhay mí mắt.
Sống một mình có phần đơn độc, nhưng không việc gì phải buồn. Cụ Cân bảo cứ thế rồi sẽ quen, càng một mình càng thoải mái. Thích chơi thì thơi, thích ngủ lúc nào thì ngủ. Cảm giác tự do tự tại, không lo nghĩ nhiều.
"Sống thế thôi, đến 90 là nhiều rồi. Tôi chỉ mong sống khoẻ chết nhanh cho đỡ khổ. Thật ý chứ, sống khổ, ăn cũng không ăn được. Răng còn mỗi chiếc. Thỉnh thoảng ăn cơm, nhưng ít thôi. Gặp gì ăn nấy, ngồi ở chợ không bao giờ đói. Người ta đi qua cứ có sẵn củ khoai, củ sắn".
Khung cảnh nhếch nhác bên trong căn phòng 12m2 của cụ Cân.
"Gớm! Chết đi chả cần phụ thuộc ai"
Sống gần 90 năm trên đời, cụ Cân thấm thía bao gian truân từ thời trẻ. Cụ cứ sống như thế, không tên, không người thân. Mỗi ngày chỉ trông trời đừng mưa, gió đừng rít để đẩy xe hàng đi bán, dù chẳng rõ nay được 5 nghìn hay 10 nghìn.
"Cứ sống quen đi, nghĩ ngợi làm gì. Suốt đời cứ phải lo toan rồi. Cuộc đời ai chả có lúc gian nan, cứ bơ đi mà sống!".
Mọi người xung quanh cụ Cân, từ cô hàng nước tới chú lao công, ai cũng tốt bụng. Họ cũng như cụ, nghèo khó, gian lao, vật lộn đủ thứ với cuộc mưu sinh từng ngày từng giờ. Họ biết mình khổ, bởi thế mới trân trọng chút tình thương mong manh, rồi mang nó san sẻ với cụ Cân.
Cụ kể, "Này nhé, chú quét rác mới mang cho tôi 2 cái áo dạ quang. Chú bảo mặc vào mà đi nha, để khi đi đường khỏi xe tông. Ban ngày cũng mặc, cứ phải mặc rồi mới được đi bán".
Trong cuộc trò chuyện, thỉnh thoảng cụ lại nhoẻn miệng cười, chìa ra mỗi cái răng cuối cùng.
Còn cô hàng nước, ngồi cùng chỗ vỉa hè với cụ Cân, là "bạn thân" tâm giao cùng quê ngày xưa. Bao nhiêu chuyện, cụ chỉ tâm sự với cô. Số cô cũng khổ, sinh được mỗi đứa con trai mà nó lấy vợ rồi bỏ đi biệt xứ. Cô bảo, "Ước gì tao có đứa con gái nữa, nhưng ông trời chỉ cho một mụn con thôi!".
Nhiều khi ngẫm ra được ý gì, cụ Cân lại tấm tắc nói lớn. Ví như, "Thế mà cái số nó chưa cho chết!". Chuyện là từng 5 lần bị tai nạn, may mắn, cụ đều không bị thương, chỉ hỏng hàng hoá. Có lần, ô tô chẹt cụ ngã ngửa. Xe đẩy đổ hẳn ra mà người không việc gì. Cụ thì thầm, "Chắc chưa đến lúc chết, ông trời cho sống cứ phải sống tiếp. Nghiệp duyên với đời còn dài lắm".
Qua Tết, cũng xong mùa bán sách đợt này, cụ Cân tính nghỉ hẳn. Đến tuổi nghỉ rồi, cụ chỉ còn cách sống nhờ tình thương những người bạn xung quanh. Mà nếu không được nữa, thì cứ kệ, đến đâu thì đến.
Chiếc áo dạ quang chú lao công mang đến tận nhà tặng cụ.
"Tôi khổ, nhưng nhiều người còn khổ hơn. Cơ cực lắm nhưng mà vẫn phải sống lạc quan. Cứ mỗi ngày 2 bữa ăn là được rồi, giàu có cũng chả đến lượt mình. Chỉ có mưa rét mới có thời gian ở nhà, chứ bình thường ra đường suốt. Không được nhiều thì cũng được ít, không được 10 nghìn cũng được 5 nghìn. Ở nhà ngồi không buồn chân, buồn tay lắm".
Gần đất xa trời, cụ Cân chẳng có gì tích cóp cho "tương lai" của mình. Sống qua ngày còn khó, nói gì tới mai sau. Ngày trước, cụ thử vào viện dưỡng lão 3 tháng. Không quen, cụ xin ra, tiếp tục cuộc sống tự do tự tại của mình.
"Gớm! Chết đi chả cần phụ thuộc ai".
Cụ toan hiến xác cho y học, để vừa để lại gì đó cho đời vừa không phải bận lòng ai đó lo chuyện ma chay. Mà thực ra cụ bảo, đến lúc sống chết ấy, chắc chẳng có ai bên cạnh.
Trừ cô hàng nước và chú lao công.
Có ai đó từng nói, sau thanh xuân ấy là gì? Phải chăng là hết kiếp người!
Cuộc đời có bao nhiêu, cứ kệ đi!
Mẹ cɦếɫ, bố bị ɫâɱ ɫɦầп, пữ siпɦ kɦóc lặпg ɫrước пgày пɦậρ ɫrườпg: "Nếu được điều ɫrị ɫɦì ɱẹ vẫп sốпg với eɱ.."
Mùi khói hương nghi ngút trong căn nhà nhỏ nằm ở cuối con ngõ sâu hun hút đã hơn 20 ngày qua khiến ai đi qua cũng bị ám ảnh. Chị Vui sau 2 năm bị mắc bệnh ung thư vú đã trút hơi thở cuối cùng, để lại người chồng bị tâm thần cùng hai con gái trước ngày nhập trường Đại học.