Cuộc sốпg bấɫ ɦạпɦ củɑ cô giáo liệɫ ɫɦâп, cɦɑ già 70ɫ còɱ cõi kiếɱ ăп пuôi cả пɦà: "Moпg coп có cơ ɦội được sốпg"
Được coi là nhan sắc, học thức nhất vùng, nhưng Chi lại có cuộc sống vô cùng lận đận về đường tình duyên với 2 lần lỡ dở. Một lần đang trên bục giảng, Chi bị đột quỵ phải sống thực vật. Từ đó, người cha già 70 tuổi vác búa tạ đi khắp nơi phá đá thuê kiếm từng cắc bạc lẻ để cứu con.
22:47 21/08/2021
Cha già 70 tuổi còm cõi vác búa tạ đi phá đá chỉ mong con gái có cơ hội được sống
Căn nhà nhỏ của ông Phùng Văn Nghi (70 tuổi, thôn 7, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông), nhiều năm nay bỗng thiếu vắng tiếng cười. Căn nhà nằm khuất trong rẫy điều, im ắng và lạnh lẽo đến vô cùng. Tiếng nói chuyện của một người già và một đứa trẻ không đủ xóa đi cái ảm đạm cuối ngày.
Gian nhà bằng gỗ nơi chị Chi ở mấy năm nay
Đã gần 5 giờ chiều, bà Hào ngước nhìn đồng hồ, thế nhưng vẫn chưa thấy ông Nghi về. Cứ thấy tiếng xe máy chạy qua con đường đất trước nhà, cậu bé Bùi Mạnh Cường (cháu ngoại bà Hào) lại chạy ra ngó thử xem có phải ông ngoại không.
Thấy có người lạ đến nhà, Cường vội vã cất lời chào rồi thông báo: “Ông con đi làm vẫn chưa về, chỉ có bà ngoại ở nhà. Các chú vào thăm mẹ con phải không ?”
Cường là con trai thứ hai của chị Phùng Thị Chi (SN 1978), con gái ông Nghi, nhân vật mà chúng tôi sắp kể dưới đây. Người phụ nữ hơn 40 tuổi, từng có 21 năm đứng trên bục giảng, giờ nằm im một chỗ, chỉ có thể đưa ánh mắt lúc nào cũng ướt đẫm nhìn mọi người.
Người phụ nữ hơn 40 tuổi, từng có 21 năm đứng trên bục giảng, giờ nằm im một chỗ
Cường dẫn chúng tôi về gian nhà mẹ mình đang ở. Gian nhà được quây bằng mấy tấm ván đã mục nát, nơi vừa đặt bếp nấu ăn, vừa đặt một chiếc giường đơn, đủ để cho người phụ nữ nằm cô độc. Những gì đang diễn ra ngoài kia, người phụ nữ bất hạnh ấy bây giờ chỉ có thể nhìn qua một khung cửa nhỏ phía đối diện chiếc giường.
Từng là cô gái có nhan sắc, học thức nhất vùng, thế nhưng chị Chi lại lận đận trong đường tình duyên. Hai lần lỡ dở, hai người con trai lần lượt chào đời, thế nhưng chưa bao giờ chị Chi có một tổ ấm thực sự.
Bao nhiêu năm nay, người phụ nữ ấy lầm lũi một mình nuôi con khôn lớn, cho đến ngày những tai ương ập xuống, cướp đi cuộc sống tự do, cướp đi những tài sản dành dụm quá nửa cuộc đời.
Năm 2015, khi đang ở trên trường thì chị Chi bị đột quỵ
Ngồi lặng lẽ xoa bóp cho cô con gái đang nằm bất động trên giường, bà Hào tâm sự: “Năm 2015, khi đang ở trên trường thì con bé bị đột quỵ. May mà ngày ấy giữ lại được mạng sống, chỉ bị liệt nửa người. Nhờ chữa trị và tập vật lý trị liệu nên gần 1 năm sau, nó đi lại được. Nhưng cũng vì nghỉ quá lâu, không còn khả năng đứng lớp nữa nên từ năm 2017, người ta cho thôi việc”.
Từ ngày con gái ngã bệnh, ba mẹ con chị Chi phải về tá túc nhờ nhà Hào
Vì không có nhà cửa nên từ ngày ngã bệnh, cả ba mẹ con chị Chi phải về nhà bà Hòa để ở. Thế nhưng nơi mà 4 người đang sinh sống này, cũng chỉ là căn nhà tạm, được dựng nhờ trên đất của người khác.
4 năm qua, kể từ khi nghỉ việc, các chế độ của chị Chi được giải quyết một lần, cả mấy mẹ con chị Chi đều nhờ hoàn toàn vào bố mẹ đẻ. Hoàn cảnh của cả gia đình rất khó khăn, nhờ tình thương của hàng xóm mới có thêm bữa rau, bữa cháo qua ngày.
Tai họa lại bất ngờ ập xuống lần thứ 2 vào 3 tháng trước khiến cuộc sống gia đình khó khăn hơn
Bất ngờ, tai họa một lần nữa lại ập xuống. Ba tháng trước, chị Chi đang tập đi thì tiếp tục bị tai biến, dẫn đến liệt người bên trái. Từ ngày đó, cuộc sống của người phụ nữ 42 tuổi này gắn liền với chiếc giường, mọi sinh hoạt cá nhân, ăn uống đều nhờ một tay bà Hào.
“Sau lần thứ nhất điều trị, gia đình chẳng còn đồng nào mà đưa con bé đi bệnh viện nữa. Ba tháng nay, kể từ ngày bị ngã, chúng tôi cũng chỉ đủ tiền mua thức ăn cho con bé, chứ làm gì dám nghĩ đến việc quay lại bệnh viện. Nó cứ nằm suốt một chỗ vậy nên phía sau lưng đã mưng mủ, không biết phải xử lý thế nào”, bà Hào nghẹn ngào, lau vội dòng nước mắt.
Ông Nghi hàng ngày phải vác búa đi phá đá thuê để kiếm tiền nuôi gia đình
Thi thoảng cuộc nói chuyện bị gián đoạn bởi hai mẹ con bà Hào khóc nức nở, thương cho con gái, thương cho cả người chồng 70 tuổi vẫn lọ mọ đi chẻ đá thuê, kiếm hơn 100 ngàn đồng mỗi ngày nuôi ba mẹ con, bà cháu.
“Bằng tuổi này người ta chỉ dành thời gian chơi với con, với cháu. Nhưng vì khổ quá, tôi giờ phải ở nhà chăm con, trông cháu nên ông ấy phải vất vả thế. Có những hôm, ông ấy vác búa phá hàng chục khối đá, mệt đến nỗi chân đi không vững nữa, vậy mà hôm sau vẫn phải cầm búa, cầm đục đi làm tiếp”, bà Hào mếu máo, nhắc về người chồng.
Ông lão 70 tuổi vẫn là trụ cột của gia đình
Bãi đá ông Nghi làm cách nhà chừng 1 cây số. Cuối chiều, ông lão 70 tuổi vẫn cố gắng chẻ thêm mấy viên trước khi trở về nhà. Ông lão hom hen, thở dốc từng tiếng sau mỗi lần đập búa vào khối đá to gấp hàng chục lần cơ thể.
Mấy năm nay, ông Nghi xin người ta vào làm phá đá thuê, mỗi viên đá chẻ ông được trả công mấy trăm đồng. Công việc lao lực, lại có tuổi nên mỗi ngày chỉ được hơn 100 ngàn tiền công, thế nhưng “không làm thì lấy cái gì mà sống, tiền đâu mà vợ chồng tôi mua thuốc cho con”, ông lão xúc động.
Nhiều hôm không thể nhắc nổi chiếc búa tạ, ông lão dường như đi không vững
Không thể nhắc nổi chiếc búa tạ, ông Nghi ngồi phịch xuống đất. Sức đã cạn, mồ hôi nhễ nhại, ông lão nói giọng ngắt quãng: “Sắp đến năm học mới rồi, cố gắng phá thêm mấy viên, mong có thêm mấy đồng để mua quần áo mới cho thằng Cường. Mẹ nó khổ, nhưng không để nó thiệt thòi với bạn bè được”.
Về phần chị Chi, kể từ ngày nằm liệt giường, nỗi uất hận, tủi thân cứ ngày một lớn dần trong suy nghĩ của người phụ nữ bất hạnh. Có những lần, chị quẫn chí định quyên sinh cho đỡ khổ, thế nhưng nghĩ về hai đứa con trai, chị Chi lại không dám, không nỡ chết.
“Mình còn sống còn là gánh nặng của bố mẹ, nhưng con trai của chị còn nhỏ quá, nó không có bố, bây giờ mà mất cả mẹ nữa thì tội nghiệp lắm. Thương con, chị phải sống, nằm một chỗ cũng được, chị phải cố đến khi thấy con trưởng thành”, chị Chi bỗng òa khóc khi vừa dứt câu.
"Nhìn con bé nằm ở đây mà ruột gan tôi như bị xé nát vậy", bà Hào nghẹn giọng
Trời bỗng nổi cơn giông, tiếng gió rít từng cơn luồn qua khe cửa, thốc mạnh vào những tấm ván khiến gian nhà nơi chị Chi đang nằm dường như chuyển động.
Bà Hào chạy vội đi lấy manh áo mưa che lại những chỗ hở trên tường, nói giọng ngao ngán: “Đợt mưa cả tuần vừa rồi, gian nhà này chỗ nào cũng dột, nhưng cũng không có tiền mà sửa. Nhìn con bé nằm ở đây mà ruột gan tôi như bị xé nát vậy”.
Xóɫ xɑ bữɑ cɦáo ɫrắпg cùпg ɱắɱ củɑ giɑ đìпɦ có ɦɑi coп пɦỏ: Cɦɑ ɱẹ rớɫ пước ɱắɫ пɦìп coп ɦúρ xì xụρ
Thất nghiệp vì dịch bệnh, cặp vợ chồng nén nước mắt nhìn con ăn cháo trắng với mắm muối.