Cuộc đời “thần đồng” bị hủy hoại vì mẹ quá nuông chiều: 17 tuổi học Thạc sỹ nhưng cần người đút cho ăn, đánh răng tận giường
Vĩnh Khang từng được mệnh danh là “thần đồng”, là hình mẫu lý tưởng của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, chàng trai này lại có cái kết vô cùng ‘bi thương’ bởi chính phương pháp giáo dục sai lầm và cực đoan của cha mẹ.
03:49 03/11/2022
Thần đồng 2 tuổi biết đọc, 17 tuổi học Thạc sĩ
Nguỵ Vĩnh Khang (1983), sinh ra tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ngay từ nhỏ, Vĩnh Khang được mệnh danh là “thần đồng” và bộc lộ nhiều tư chất hơn người.
2 tuổi, cậu bé Vĩnh Khang đã thành thạo 1000 ký tự tiếng Trung. 4 tuổi, cậu học xong chương trình cấp 2. Năm 8 tuổi, Vĩnh Khang thi đỗ vào trường cấp 3 danh tiếng của tỉnh.
Năm 13 tuổi, Vĩnh Khang được nhận vào khoa Vật lý của trường Đại học Tương Đàm, trở thành sinh viên trẻ tuổi nhất của tỉnh Hồ Nam bấy giờ. 17 tuổi, Vĩnh Khang theo học Thạc sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Vật lý cao cấp thuộc Viện khoa học Hàn lâm Trung Quốc.
Thời điểm bấy giờ, Vĩnh Khang là gương mặt tiêu biểu được nhiều phụ huynh Trung Quốc ngưỡng mộ. Thậm chí, với nhiều người, anh là tấm gương sáng chói mà các bậc cha mẹ muốn con mình noi theo học tập mỗi ngày,
Ở nhà Vĩnh Khang, trên các bức tường đều ghi chi chít công thức toán học, tiếng Anh… để anh có thể ghi nhớ dễ dàng và học hỏi mọi lúc. Theo bà Tăng Học Mai – mẹ của Nguỵ Vĩnh Khang: “Con trai phải tập trung học hành thì mới có tương lai”.
Thực tế, không phụ công trông đợi của cha mẹ, từ nhỏ đến lớn, Vĩnh Khang đều đạt vô số giải thưởng, trở thành hình mẫu của nhiều người. Tuy nhiên, cũng vì quá chuyên tâm cho việc học hành mà chàng trai này đã nhận cái kết đắng về sau này.
Thần đồng bị đuổi học vì lý do không tưởng, nhận kết cục bi thương năm cuối đời
Khi con trai còn nhỏ, mẹ Vĩnh Khang luôn quan niệm: “Chỉ có chuyên tâm đọc sách, con mới có tiền đồ sau này”. Đáng tiếc, bà chỉ mải dạy con phát triển trí tuệ mà quên đi nhiều kỹ sống cần thiết khác.
Khi Vĩnh Khang 8 tuổi, bà nghỉ việc rồi thuê hẳn một căn nhà nhỏ gần trường để tiện bề chăm sóc con. Người mẹ này không cho con trai động chân động tay vào bất kỳ việc gì ngoài học. Sáng sớm, Vĩnh Khang được chuẩn bị sẵn kem đánh răng, bê nước rửa mặt đến tận giường. Lên cấp 3, anh vẫn được đích thân mẹ đút cho ăn hàng ngày.
Thậm chí, anh còn không được mẹ cho đi chơi mà bị bắt ở nhà đọc sách. Mỗi khi có bạn bè đến nhà rủ rê, mẹ Vĩnh Khang đều lấy cớ con trai đang bận học tập để từ chối họ. Theo thời gian, Vĩnh Khang tuy đạt được nhiều thành tựu xuất sắc nhưng lại trở thành người cô độc, không nói chuyện với ai, khiến cho bạn bè càng thêm xa lánh.
Có thể nói, từ nhỏ đến lớn cuộc sống của Vĩnh Khang đều có bàn tay mẹ bao bọc. Tất cả những điều bà làm đều là vì muốn con trai chuyên tâm cho sự nghiệp học hành. Thế nhưng, bà Tăng Ngọc Mai không biết rằng, chính cách dạy con đã hình thành ở Vĩnh Khang thói quen dựa dẫm vào người khác.
Đến khi Vĩnh Khang theo học chương trình Thạc sĩ tại Viện Khoa học Hàn lâm Trung Quốc, nhà trường yêu cầu anh phải sống và học tập một mình. Tuy nhiên, do từ trước đến nay vẫn quen được mẹ phục vụ, anh đã không thể thích nghi nổi, cũng như không biết cách tự chăm sóc cho bản thân mình.
Anh không biết cởi quần áo khi nóng, mặc thêm đồ khi trời trở lạnh. Vào mùa đông, Vĩnh Khang đi trên con đường ngập tràn tuyết trong bộ quần áo mỏng, đi dép lê. Phòng ốc luôn bẩn thỉu vì không được dọn. Thậm chí, Vĩnh Khang còn phải nhận điểm 0 vì quên nộp luận án ngày tốt nghiệp do không có ai nhắc nhở, khiến anh mất cơ hội học lên Tiến sĩ.
Năm 20 tuổi, Vĩnh Khang bị đuổi ra khỏi trường, với lý do không thể tự mình chăm sóc bản thân khi học tập tại đây. Anh rơi vào trầm cảm, đi lang thang khắp 16 tỉnh và thành phố Trung Quốc vì không còn mặt mũi về nhà. Trong túi anh khi ấy chỉ vỏn vẹn có 500 NDT (khoảng 1,7 triệu đồng). Khi số tiền đã hết, Vĩnh Khang đành nhờ cảnh sát đưa mình về nhà. Hơn 1 tháng lang bạt tuy khổ cực nhưng cũng đã dạy cho anh ít nhiều về cuộc sống tự lập.
Sau khi con trai bị đuổi học, mẹ của Vĩnh Khang đã dần nhận ra phương pháp giáo dục sai lầm của bản thân. Bà mẹ đã bắt đầu hướng dẫn con trai những điều bình thường nhất như tắm rửa, nấu cơm, rửa chén…. Một thời gian sau, Vĩnh Khang đã đi thử việc nhiều nơi nhưng đều bị từ chối. Năm 2005, một viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Thượng Hải đã mời anh về làm việc, tuy nhiên chỉ sau thời gian ngắn, anh cũng bị cho nghỉ việc vì lý do “không phù hợp”.
Cuối cùng sau thời gian dài loay hoay trong cảnh thất nghiệp, Vĩnh Khang đã trở thành nhân viên bình thường, làm việc tại một công ty phần mềm. Anh đã kết hôn và trở thành cha của một bé gái. Vĩnh Khang từng tâm sự, ước muốn lớn nhất trong cuộc đời anh là quay trở lại trường học, vì đọc sách là sở thích và đam mê lớn nhất của anh. Năm 38 tuổi, anh đột ngột qua đời vì một cơn bạo bệnh.
Về phần mẹ anh – bà Tăng Học Mai từng xấu hổ khi nhắc đến cậu con trai được gọi là thần đồng. Đến mức khi có ai hỏi thăm về cuộc sống hiện tại của Vĩnh Khang, bà sẽ từ chối khéo và tìm lý do rời đi. Bà cũng từ chối sống cùng với con để anh có thể học cách tự lập.
Nhìn lại cả cuộc đời con trai, bà Tăng Học Mai cũng nhìn ra sai lầm của mình trong cách giáo dục con cái. Bà ước gì khi đó đã cổ vũ, dạy con lối sống tự lập thay vì áp đặt và chì chiết con trai từng chút một. “Tất cả đều là lỗi của tôi. Do cách dạy con của tôi thực sự quá khắc nghiệt”, bà mẹ hối hận cho biết.
Trường hợp của Vĩnh Khang là minh chứng để nhắc nhở phụ huynh trong cách giáo dục con cái. Không thể phủ nhận rằng khi đứa trẻ còn nhỏ, việc chăm chỉ học tập rất quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh học hành, đứa trẻ cần được tạo môi trường vui trường, dạy dỗ các kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt là tính tự lập.
Thực tế, cách giáo dục của mẹ Vĩnh Khang cũng mang rất nhiều điểm chung với một số phụ huynh trong xã hội hiện nay. Nhiều người vì yêu thương con sai cách mà thành ra nuông chiều con, khiến đứa trẻ không hiểu được giá trị của những kỹ năng mềm, giáo dục nhân cách và nền tảng tự lập trước khi bước chân ra xã hội. Chính vì vậy, thay vì quan tâm thái quá đến con, hãy cho chúng không gian sống tự lập và được bay nhảy trên khoảng trời bao la của chính mình.
Chẳng ở đâu sống bằng ở Việt Nam. Ai đã đi thì đã hiểu còn gì chưa đi mà có ý định đi thì nên suy nghĩ lại
Đùпg ɱộɫ cái пgɦe ɫiп ɦọ ly dị, rồi cô bạп ɫôi пɦɑпɦ cɦóпg kếɫ ɦôп với ɱộɫ пgoại kiều Úc và ɫɦeo cɦồпg ɱới sɑпg đó địпɦ cư. Cɦồпg cô ấy kɦôпg lâu sɑu đó cũпg xuấɫ пgoại ɫɦeo diệп kếɫ ɦôп và đícɦ đếп cũпg là пước Úc.