Đại gia Thanh Hóa bỏ ra 100 tỷ xây “bạch dinh” dát vàng, lên cả báo nước ngoài
Được biết, chủ sở hữu của lâu đài hoành tráng này là doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực xây dựng. Không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, bạch dinh này còn có mặt trên tờ báo nước ngoài. Cụ thể là trên trang Odditycentral.
09:14 07/10/2022
Được hoàn thành xây dựng vào cuối năm 2018, căn bạch dinh của vị đại gia Thanh Hóa khi ấy đã nhận được nhiều sự chú ý của CĐM. Căn biệt thự này thậm chí còn có tên riêng, "dinh thự Xuân Trường" nổi tiếng nhất huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, thuộc quyền sở hữu của doanh nhân Trịnh Đình Xuân - một người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng.
Tổng diện tích đất 1.100 m2, phần nhà ở chỉ chiếm 560 m2, phần còn lại là lối đi chứa được 10 xe ô tô và khoảnh vườn rộng 200 m2 nằm ngay trước mặt tòa nhà. Căn biệt thự được xây dựng theo ý tưởng từ thời kỳ Phục hưng vào thế kỷ 14 đến 17 ở châu Âu với số tiền hơn 100 tỷ đồng.
Dinh thự có quy mô khá ấn tượng.
Ngoài vẻ đẹp sừng sững và màu trắng muốt nổi bật của công trình, nhìn từ xa cũng có thể thấy trên nóc biệt thự, gia chủ còn tỉ mỉ tạo điểm nhấn bằng cách đặt tượng gần giống tượng Nữ thần tự do hoặc ngựa chiến binh có cánh.
Bức tượng nữ thần trên nóc bạch dinh
Mang đậm kiến trúc châu Âu, căn biệt thự sở hữu nhiều cửa kính thiết kế mái vòm. Toàn bộ các họa tiết trên trần nhà liên quan đến tôn giáo, tâm linh đều được nghệ nhân vẽ bằng tay với những gam màu ấm nóng. Trần nhà không dùng thạch cao mà được thay thế bằng nhựa picomat để chống lại khí hậu nồm, nóng ẩm của miền Bắc.
Không gian toát lên vẻ cao sang, quyền quý. (Ảnh Odditycentral)
Hàng trăm ô kính 3 lớp, ô cửa sổ... đã mang ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể vào cho căn biệt thự. Ngoài ra, vị đại gia Thanh Hóa còn đầu tư hệ thống ánh sáng gần 1.000 đèn led chỉ tự động bật khi có người trong nhà nên rất tiết kiệm điện.
Hầu hết các chi tiết trong nhà đều được gia chủ mạ vàng công nghiệp và chế tác từ gỗ lim, trắc đúc nguyên khối, như bàn ăn, bàn khách, tủ tivi, cầu thang, lọ đựng tăm, lọ đựng hoa… Ở phòng khách rộng 100 m2, đá tự nhiên được dùng để ốp lát sàn và cầu thang trong dinh thự.
Toàn bộ cầu thang với các chi tiết được mạ vàng công nghiệp lấp lánh (Ảnh Odditycentral)
Sảnh chính trong căn nhà là một trong những nơi gây ấn tượng với người xem. “Nếu không biết từ trước, người ta có thể lầm tưởng đang đứng ở Italia vào thế kỷ 17”, bài viết không quên dành cho bạch dinh Xuân Trường những lời khen có cánh.
Được biết, trần nhà của dinh thự không dùng thạch cao mà thay thế bằng một loại nhựa giúp chống lại khí hậu nồm ẩm đặc trưng của khu vực phía bắc Việt Nam. Bên trong công trình sở hữu nhiều cửa kính với họa tiết thời kì Phục Hưng nổi bật.
Mỗi họa tiết trong căn biệt thự đều được chăm chút kỹ lưỡng. (Ảnh Odditycentral)
Với tông màu trắng muốt làm chủ đạo nên nơi này còn được gọi là “bạch dinh”. Không chỉ chú trọng không gian bên trong mà các công trình bên ngoài nổi bật với bức tượng trên đỉnh mái cũng làm người ta chú ý, tạo điểm nhấn cho toàn bộ dinh thự thêm phần sang trọng.
Trang Odditycentral đã có bài viết giới thiệu về căn biệt thự trăm tỷ của một vị đại gia ở Thanh Hóa (Ảnh Odditycentral)
Chỉ cần ngắm nhìn loạt ảnh về công trình này, bạn sẽ hiểu được vì sao căn dinh thự lại thu hút đến vậy kể từ khi hoàn thành vào năm 2018. Vốn là người làm ăn trong lĩnh vực vật liệu xây dựng nên ít nhiều doanh nhân người Thanh Hóa cũng có kiến thức và con mắt tinh tế để xây dựng nên căn biệt thự có 1-0-2 như vậy.
“Bạch dinh” trong những buổi tiệc càng thêm xa hoa, lộng lẫy (Ảnh Odditycentral)
Toàn bộ biệt phủ là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại. Bản thiết kế được lấy ý tưởng từ các cung điện thời kỳ Phục hưng vào thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII tại châu Âu nên nơi đây hệt như một cung điện ngoài đời thực.
Những họa tiết trên trần nhà mang đậm dấu ấn thời kỳ Phục Hưng (Ảnh Odditycentral)
Dù giá chính xác của căn biệt thự không được công khai nhưng nhiều người phỏng đoán nó có giá ít nhất 100 tỷ đồng (4,4 triệu USD). Căn biệt thự chẳng khác nào một lâu đài giữa đời thường.
Nếu phòng khách là nơi ông Xuân thích nhất, thường nhạc từ máy phát đĩa cổ, ngồi ung dung trên ghế ngắm khu vườn trước mặt thì phòng bếp là nơi vợ ông dành nhiều thời gian hơn cả. Chính vì biết vợ thích nấu ăn nên ông xây rất nhiều cửa sổ nơi đây để không gian luôn ngập tràn ánh sáng. Bên cạnh đó, ông cũng trang bị các thiết bị nhà bếp thông minh như điều hòa âm trần, hệ thống hút khói, khử mùi thông minh...
Còn ở phòng ngủ, gia chủ lát sàn gỗ để mùa đông căn phòng không bị mất nhiệt. Thiết kế căn phòng ngủ cũng xa hoa và bắt mắt không kém gì các phòng khác, được lên ý tưởng trang trí nội thất giống như nơi ở của một thành viên trong vương tộc. Tuy nhiên, vì gia đình có ít thành viên nên chỉ có 2 tầng, 2 phòng ngủ, mỗi phòng khoảng 50 m2.
Theo Infonet
Cha mẹ Việt xin đừng cả đời chạy theo con cái, hãy để con tự lập, đời cua cua máy, đời cáy cáy đào
Nhiều lý do văn hoá, thói quen, điều kiện y tế, tài chính mà cha mẹ Việt có xu hướng phụ thuộc, hy siᥒh vì con cái lúc tuổi già.