DHS Việt tại Nhật đăng ảnh cuộc sống sang chảnh xa hoa có phải sự thật?
Nhiều DHS Việt sang nước ngoài đăng ảnh sống xa hoa sang chảnh khiến nhiều bạn bè trong nước ngưỡng mộ, bề ngoài là thế nhưng sự thật bên trong như thế nào vẫn chưa biết được.
20:30 24/05/2018
Mới đây một DHS đã bị chính cô bạn thân của mình vì “ngứa mắt” đã đăng đàn bóc phốt sự “sống ảo” khiến mạng xã hội dậy sóng và làm vỡ mộng nhiều bạn trẻ Việt đang có ý định du học,
“Ngừng sống ảo đi bạn ơi, bạn sang đây rửa chén làm thêm chết mọe mà suốt ngày úp ảnh ăn chơi chi vậy? Mỗi lần đến kỳ đóng tiền thì vay mượn các kiểu để đóng học phí đến sấp cả mặt, cứ vay rồi làm tháng sau trả, quay vòng vòng không biết bao giờ hả. Bạn nghĩ bạn làm thế có bền không?
Nhật Bản có thể có sức hút mãnh liệt với bạn, với tôi và với hàng triệu bạn trẻ Việt Nam khác, thế nhưng một khi đặt chân xuống đây rồi, trải nghiệm cuộc sống thực tế thì chắc là bạn đã lầm phải không nào ?
Không chỉ có mỗi bạn, không ít du học sinh Việt tại Nhật này đã phải thốt lên rằng họ vỡ mộng rất nhiều. Áp lực cuộc sống, học hành khiến họ hiểu rằng ăn mặc đẹp, sống ảo không no được.
Tôi và bạn du học Nhật, từ đầu có lẽ tôi và bạn hay những đứa bạn tôi nói riêng và mấy đứa không đi du học nói chung, chúng nó định nghĩa du học là được đến một đất nước đẹp như trong tranh với hoa anh đào tung bay trong tiết trời se lạnh. Là đi làm thêm được rất nhiều tiền… Là có một cuộc sống sang chảnh vân vân.
Với tôi và bạn, du học tự túc là sáng học, chiều đi rửa bát thuê cho 1 quán ăn, lương 1000 yên/h, sinh viên đi du học Nhật Bản thường luôn muốn tìm một công việc làm thêm với mức lương cao để kiếm thêm thu nhập trong những năm đi du học . Phần để trang trải chi phí học tập sinh hoạt , phần thì các bạn tiết kiệm để gửi về gia đình . Còn bạn thì suốt ngày khoe ảnh ăn chơi mà thật ra đâu phải vậy đâu, đừng làm cho các em ở Việt Nam ngưỡng mộ ảo nữa.
Cuối tuần là thời gian duy nhất tôi và bạn không phải đến trường thì 2 đứa làm thêm từ sáng, sang đông có hôm tuyết rơi, lạnh căm vẫn phải mò dậy đi làm, cảm giác đấy thật sự chán nản lắm.
Có những khi 2 đứa cùng nhau rửa bát lạnh cóng cả tay, rửa hàng trăm bát vào mùa đông là một sự cực mà ở Việt Nam không hề có, kiếm đồng tiền đã khó, có sao sống vậy chứ mình hào nhoáng xa hoa làm chi? Có thể sẽ có những điều hay nhưng bù lại cũng mệt mỏi vất vả lắm, bạn có hối hận khi sang đây chưa?
Hóa ra, đi học đi làm bên Nhật không hề sung sướng như trong tưởng tượng của nhiều người. Ai cũng bảo mình sướng này nọ, ban đầu cũng háo hức lắm, đi học đi làm rồi mới thấy đời không như là mơ”, nhớ có khi mày làm thêm đến mệt để rồi lên lớp lăn ra ngủ gật đó thôi.
Đấy là còn có bát để mà rửa nhé, nhiều khi nợ nần chồng chất, chán nản vì thất nghiệp, đi học cũng chả được chữ nào vào đầu vì thấy tương lai mù mịt, còn chẳng có tiền mua vé về nhà nữa”
ô bạn thân bóc phốt được nhiều du học sinh Việt đồng tình và kêu gọi các bạn trẻ ngừng sống ảo đi vì bản chất thật sự không hề có như vậy.
Không đến nỗi buồn bã như cô gái ở trên, song Trâm Anh (24 tuổi), một du học sinh Việt đang sống tại Osaka, cách Tokyo gần 500km cũng có nhiều tâm sự chất chứa bởi thực tế không như mọi người vẫn hay đồn đại, vẽ vời như trên phim.
“Mình không mơ mộng gì khi chuẩn bị sang đây, nên không vỡ cái gì hết (cười), nhưng cũng thấy nhiều cái khác so với những gì từng thấy trên phim ảnh, tivi.
Mọi thứ đều sạch đẹp, chỉ có điều người Nhật đi ngoài đường trông ai cũng hao hao như nhau, họ như những con robots biết đi vậy đó. Người Nhật cũng không thân thiện cởi mở lắm đâu, chỉ có người lớn tuổi là nhiệt tình thôi.
Sinh viên như mình thì trừ hội có học bổng và hội con nhà giàu ra, thì ai cũng đi làm thêm hết. Đủ loại công việc luôn, chạy bàn, rửa bát thuê, dọn dẹp, phụ bếp… Vừa học vừa làm nên khá vất vả, về đến chỗ ở là chỉ ngủ và ngủ.
Thi thoảng mới có thời gian rủ nhau đi thăm thú đây đó, ngắm cảnh thiên nhiên, chỉ thấy sướng mỗi lúc đó thôi. Ngoài ra thì nghĩ ngợi bố mẹ ở nhà làm lụng gửi tiền học sang, nhớ gia đình bạn bè, mỗi lần về nước mua vé máy bay đắt, xót lắm”.
Đồ ăn cũng đắt, muốn mua một mớ rau thơm nhỏ xíu cũng phải bỏ ra 40 nghìn đồng, gấp 40 lần ở Việt Nam, đi siêu thị hay chợ bên đó đều phải tính toán chi tiêu rất cẩn thận. Sinh viên ở Việt Nam còn có mì gói để ăn, nhưng mì bên này cũng đắt gấp chục lần nên có mơ cũng chẳng dám tiêu hoang!
Thế nên, người Việt sang đây dù đi học hay đi làm thì cũng đều chăm chỉ làm thêm để có đủ tiền trang trải tất cả chi phí, thậm chí là tiết kiệm để gửi về nhà cho người thân trả nợ.
Dù họ có kể chuyện hóm hỉnh đến đâu, thì đằng sau nụ cười ấy là nỗi lòng đắng chát vì nỗi lo cơm áo nơi đất khách quê người, và nỗi buồn vì bị gắn cái mác “du học sinh thì ai cũng giàu”….
Đứng lên giao tiếp với thầy Nhật, nữ DHS Việt bức xúc vì bị cười đểu
Chuyện học sinh bị cười nhạo khi lên bảng không phải là chuyện hiếm. Tình trạng này còn lan cả tới lớp tiếng Nhật. Dưới đây là câu chuyện buồn của 1 nữ sinh khi lên bảng giao tiếp với thầy giáo người Nhật thì bị các bạn học sinh phía dưới cười đểu.