Đón năm mới phong cách chuẩn Nhật

Năm mới này đã biết phải đi đâu làm gì để đón năm mới chưa? Nếu chưa thì hãy đọc bài dưới đây để biết cách chào năm mới theo phong cách chuẩn Nhật nhé.

18:00 29/12/2019

Trưng bày Hagoita

「ムクロジ 羽子板」の画像検索結果

Hagoita trước kia được dùng như vợt để đánh cầu lông, nhưng thời gian trôi qua, nó còn được dùng để tặng các bé gái trong năm mới đầu đời với ý nghĩa trừ tà. Quả cầu được dùng cùng Hagoita được làm từ quả bồ hòn được gắn thêm lông vũ. Quả bồ hòn trong tiếng Nhật là Mukuroji (無患子) có ý nghĩa là không bệnh tật, cầu chúc cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh không bị ốm đau. Nếu đồng nghiệp bạn vừa sinh một bé gái thì đây ắt hẳn là một món quà cực đáng yêu đấy.

Bạn có thể tham quan hội chợ đầy sắc màu rực rỡ tại chùa Sensou ở Tokyo vào khoảng trung tuần tháng 12  hàng năm. Thời gian trang trí trong nhà kéo dài từ trung tuần tháng 12 đến ngày 15/1. Tuy nhiên người Nhật sẽ tránh trang trí Hagoita vào ngày 29/12 bởi cách đọc ngày này là にじゅうくtrùng với từ 二重苦- khổ chồng khổ, mang ý nghĩa không tốt.

Ngày 15/1 trong tiếng Nhật được gọi là (小正月) tương tự với ngày rằm tháng giêng của Việt Nam, ngoài việc cất Hagoita đi, người ta còn cử hành nghi lễ Sagichou (左義長). Trong nghi lễ này, các gia đình sẽ tập trung cây thông năm mới (門松) và Shimenawa (しめ縄)- các vật dụng trang trí vào ngày Tết đến một địa điểm nhất định và đốt đi. Ngọn lửa này được gọi là ngọn lửa thần thánh, người ta dùng lửa này để nướng bánh mochi, bánh dango, dùng tro để bôi lên khắp cơ thể cầu mong có được sức khỏe. Cũng có nơi trẻ em sẽ chơi đùa với những ngôi nhà rơm được làm từ đêm hôm trước và đốt chúng đi vào cuối buổi lễ.

「門松」の画像検索結果

Kadomatsu (門松) 

「しめ縄」の画像検索結果

Shimenawa (しめ縄)

Dọn dẹp nhà cửa

Cũng giống như người Việt Nam, trước khi bước sang năm mới, người Nhật cũng cố gắng thu xếp công việc và tiến hành dọn dẹp nhà cửa, được gọi là tục Oosouji. Tục lệ này có từ nửa sau thời Edo và sau đá được lan rộng ra cả nước. Khi thực hiện tục Oosouji, người ta sẽ dùng chổi quét dọn các vị trí cao của ngôi nhà để làm sạch các bụi bẩn, đồng thời hành động này cũng có ý nghĩa tín ngưỡng rất lớn đó là quét đi những bụi bẩn của năm cũ và để nghinh đón vị thần năm mới vào nhà.

「大掃除」の画像検索結果

Ảnh: shinbunsozai.info

Mỳ soba toshi koshi

Tục lệ ăn mỳ soba vào năm mới của người Nhật đã bắt đầu từ thời Edo, được gọi là mỳ soba toshi kosshi. Lý do bởi vì trong các loại mỳ, sợi soba dài và dễ đứt hơn nên mang ý nghĩa cắt đứt vận rủi của năm cũ, đồng thời sợi soba vừa dài vừa mảnh nên cũng có ý nghĩa cầu mong sống trường thọ sung túc. Ngoài ra, loại thực vật nguyên liệu làm ra soba sinh trưởng rất mạnh mẽ, nên có ý nghĩa đem lại sức khỏe dồi dào.

Vậy ăn mỳ soba toshi koshi lúc nào là đúng phong tục? Câu trả lời là không có quy tắc cụ thể. Phần lớn các gia đình thường ăn vào bữa tối đêm 31, hoặc trước thời khắc giao thừa một chút, vào khoảng 11h30’. Cũng có những người vừa nghe tiếng chuông giao thừa vừa ăn soba, tuy nhiên người Nhật quan niệm rằng, nếu đã sang năm mới mà vẫn chưa ăn hết mỳ soba thì năm mới người đó sẽ không được phù hộ về tiền bạc và sức khỏe, vì thế hãy ăn hết mỳ trước khi năm mới đến nhé.

Tại các địa phương khác nhau thì phong tục cũng có chút đổi khác, ví dụ như ở tỉnh Fukushima có tục lệ ăn soba vào sáng mùng 1 chứ không phải đem giao thừa, hay tại tỉnh Niigata ăn soba vào cả sáng mùng 1 và ngày 14/1.

Tiếng chuông đêm giao thừa

Vào đêm giao thừa ngày 31/12 (大みそか) tại các chùa sẽ đánh chuông được gọi là chuông giao thừa. Tuy gọi là đêm giao thừa nhưng có nhiều cách đánh khác nhau:

- Đánh 108 tiếng vào thời khắc năm cũ

- Đánh 107 tiếng vào thời khắc năm cũ, và 1 tiếng vào năm mới

- Đánh 108 tiếng vào thời khắc chuyển mình sang năm mới

- Đánh 1 tiếng chuông đầu tiên khi đã sang năm mới.

Về ý nghĩa của 108 tiếng chuông có nhiều giả thuyết nhưng phổ biến nhất là thuyết 108 tiếng chuông biểu thị cho 108 dục vọng của con người. Cụ thể, mỗi người đều có “lục căn” đó là Nhãn (眼), Nhĩ (耳), Tị (鼻), Thiệt (舌), Thân (身), Ý (意), trong đó lại chia ra ‘tam chủng”: Hảo (好), Ác (悪), Bình (平), trong số đó lại chia thành 2 mức độ: Tịnh (浄), Nhiễm (染), trong đó lại có “tam thế”: Kiếp trước, Kiếp này, Kiếp sau. Vậy nhân lên con người sẽ có tất cả 108 dục vọng.

Còn có giả thuyết khác, đó là 108 tiếng tượng trưng cho 1 năm có 12 tháng24 tiết khí72 hậu. Một giả thuyết nữa, số tiếng chuông tượng trưng cho tứ khổ và bát khổ. Tứ khổ gồm có 4 loại Sinh. Lão, Bệnh, Tử, bát khổ gồm có tứ khổ cộng thêm Ái biệt ly khổ, Sở cầu bất đắc khổ, Oán tăng hội khổ, Ngũ uẩn khổ. Mỗi khổ nhân lên với 9, cộng lại sẽ là 108.

Những ngôi chùa nổi tiếng bạn có thể đến thăm nếu ở Tokyo là chùa Tsukiji Hongan, chùa Zenpuku, nếu ở Kyoto thì là chùa Kiyomizu, chùa Daikaku,… tại các chùa trên khắp cả nước bạn còn có thể tự tay đánh chuông nữa đấy. Tuy nhiên cần chú ý vì có thể sẽ cần có phiếu đánh số thứ tự nên hãy xác nhận trước nhé.

Ngắm bình mình đầu năm

Vốn dĩ phong tục này là nghi lễ để chào đón một vị thần linh có tên là Toshi gami (歳神様). Có truyền thuyết cho rằng vị thần này xuất hiện cùng với bình minh năm mới, vì vậy tại Nhật, người ta cho rằng bình minh của năm mới rất đặc biệt khác với bình minh ngày thường.

Thời điểm đón bình minh tùy từng vùng sẽ có thời gian khác nhau, giao động trong khoảng 6:20am~ 7:30am. Tại Kanto bạn có thể ngắm tại núi Takao, bờ biển Oarai, Tokyo Sky Tree, đồi Roppongi, tại Kansai thì là núi Rokko, tòa nhà chọc trời Umeda, tháp Kyoto, đền Shirasagi.

Bữa ăn đầu năm Osechi và Ozeni

Món ăn người Nhật thường ăn vào 3 ngày đầu năm mới cầu mong 1 năm vạn sự bình an được gọi là Osechi. Osechi là một hộp cơm nhiều tầng với ý nghĩa niềm vui nối tiếp niềm vui. Đồng thời từng món ăn, từng nguyên liệu đều mang ý nghĩa mong muốn mùa màng bội thu, trường sinh bất lão, con đàn cháu đống,… Osechi còn có ý nghĩa để dành thời gian nghỉ ngơi cho người nội trợ đã vất vả vất vả suốt cả năm trời. Ngày nay, bạn đã đã có thể dễ dàng thưởng thức những hộp osechi ngon lành  được bày bán sẵn tại các siêu thị, hoặc các nhà hàng Nhật đều có dịch vụ giao hàng tận nhà.

Ngoài osechi, món ăn không thể thiếu trong năm mới của người Nhật đó là món Ozoni, nước dùng được tạo vị bằng shouyu và miso cho thêm bánh mochi và rau củ. Tùy từng vùng và từng gia đình mà nguyên liệu có sự thay đổi. 

Hình ảnh: Một khay Osechi truyền thống

Ảnh: Món Ozoni

Viếng chùa đầu năm

Khi nhắc tới phong tục người Nhật trong dịp năm mới thì nhất định không thể không nhắc tới Hatsumoude (初詣), tục lệ viếng chùa đầu năm để bày tỏ lòng cảm ơn các vị thần trong năm ngoái và cầu mong một năm mới vạn sự bình an. Nguồn gốc của tục lệ này là tục lệ Toshi komori, tức là người gia chủ sẽ ở thờ cúng thần thổ địa trong một miếu suốt từ đêm giao thừa đến sáng ngày mùng 1. Tục Toshi komori này về sau được chia ra làm hai tục lệ, là viếng chùa đêm giao thừa và viếng chùa sáng mồng 1, và tục viếng chùa mồng 1 biến đổi thành tục viếng chùa đầu năm- Hatsumoude.

Ngày nay cũng có nơi thực hiện tục lệ Ninen mairi (二年参り) tức là sẽ đến viếng chùa 1 lần vào đêm giao thừa, sau đó quay về nhà và lại tiếp tục đến viếng chùa vào sáng mùng 1 lần nữa.

Tục viếng chùa sáng mùng 1 hoàn toàn chuyển thành tục viếng chùa đầu năm vào nửa cuối thời Meiji. Trước thời này, người ta thường đến viếng tại các chùa có hướng tốt hoặc có các vị thần thổ địa. Dần dần, ít người để ý đến hướng tốt mà thay vào đó sẽ đến viếng tại các chùa nổi tiếng.

Thời gian viếng chùa đầu năm thường không có quy định cụ thể nhưng mọi người thường viếng trong sáng mùng 1, hoặc trong 3 ngày Tết, cũng có người viếng chùa trong tuần lễ đầu tiên của năm mới (松の内).

Khi đến viếng chùa đầu năm, mọi người sẽ tập hợp lại mũi tên trừ tà, bùa hộ mệnh của năm cũ lại và đốt đi, sau đó nhận bùa và mũi tên của năm mới, để cầu chúc một năm mới tốt lành. Ngoài ra cái cào có hình tay gấu (熊手) là một vật may mắn cho các nhà buôn, với ý nghĩ cào, thu thập tiền bạc về, nếu mua chiếc cào to hơn so với năm cũ thì năm mới sé làm ăn phát đạt hơn.

「熊手」の画像検索結果

Ngoài ra, còn có nhiều người sẽ rút quẻ thẻ trong chuyến viếng chùa này để dự đoán năm nay bản thân sẽ thế nào. Nếu rút được que Cát thì thường mọi người sẽ đem về nhà, nếu nếu rút phải quẻ Hung thì đa số sẽ buộc lại trên các cành cây, tuy nhiên vì buộc trên cây sẽ không tốt đến sự phát triển của cây nên các chùa, đền thường làm những dây thừng hay cọc gỗ để treo quẻ thẻ.

木の枝に結ばれたおみくじ

Những điểm viếng chùa đầu năm được yêu thích đó là Tokyo là miếu thờ Meiji, ở Kyoto là chùa Fushimi Inari Taisha, ở Osaka thì có chùa Sumiyoshi Taisha. Tại các chùa đều có quy tắc rất nghiêm ngặt nên mọi người hãy tìm hiểu kỹ trước khi đến nhé.

Nguồn: https://idea1616.com/nemmatsu-nenshi/?fbclid=IwAR2WJGIc5tUqG3g1LN1bFfUnPsNmrg4zemEwXFfID-t918gGHn8Uu4aoxAY

Theo: isenpai.jp

Tags:
Những tuyến đường đạp xe đẹp nhất ở Nhật

Những tuyến đường đạp xe đẹp nhất ở Nhật

Ở Nhật, có rất nhiều con đường dành riêng cho xe đạp, dù bạn chỉ là tùy hứng muốn đạp vài vòng hay yêu thích đạp xe đường dài, luôn có những cung đường hoàn hảo cho bạn. Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất