Được ρɦéρ đi lại, ɑпɦ cɦồпg vội báп пɦẫп cưới để có ɫiềп ɱưu siпɦ, пɦìп vợ buồп ɱà xóɫ xɑ
Từ ngày 1/10, Sài Gòn đã bắt đầu dần mở cửa. Không còn giăng dây, không còn những tín hiệu ảm đạm, nhiều tiệm vàng mở cửa trở lại, nhiều người dân cũng đổ xô đi bán vàng. Có người còn bán cả nhẫn cưới để trang trải cuộc sống, trả tiền thuê trọ.
23:05 12/10/2021
Theo báo Dân Trí đưa tin, một số tiệm vàng khu vực chợ Gò Vấp đã mở cửa đón khách theo hình thức giãn cách, khách đứng giao dịch bên ngoài cửa, không được vào bên trong tiệm.
Nhiều người kéo nhau đi bán vàng sau khi hết giãn cách (Ảnh: Dân Trí)
Anh Phan Ngọc Hải, nhà Quận 12, vừa đếm những tờ tiền nhận được trong tay vừa chia sẻ. "Hai vợ chồng bàn nhau bán cặp nhẫn cưới, mỗi chiếc một chỉ vàng 18K. Vợ tôi buồn lắm, chắc mua gì đó về nhà nấu một bữa cho vợ bớt buồn. Tôi mai mốt chắc phải mua nhẫn cầu hôn tặng lại, nhìn bả buồn, tội lắm".
Hỏi thêm về dự định tương lai, anh Hải nói giờ đóng tiền trọ trước, hai vợ chồng dọn về nhà anh vợ ở tạm, chứ cũng chưa biết phải thế nào.
Còn chị Bùi Thị Thiên Trang, thuê nhà trên đường Dương Quảng Hàm cho biết: “Sáng nay, tôi bán chiếc lắc vàng 18K được hơn bốn triệu. Nợ ba tháng tiền nhà, giờ đi bán trả trước một tháng. Mỗi tháng 4,5 triệu, chủ nhà bớt cho một triệu, còn dư mấy trăm thì đi chợ mua ít gạo và mì gói".
Phía xa xa, chị Nguyễn Thị Kiều tâm sự: "Tôi có nghề làm tóc nhưng dịch bệnh phải đóng cửa tiệm, để có tiền sinh hoạt tôi phải mang vàng đi cầm. Hôm nay, mẹ ở quê gửi tiền lên để đi chuộc lại vàng”.
Nhiều người phải bán đi tài sản "cuối cùng" của mình (Ảnh: Dân Trí)
Còn bà bà Nguyễn Thị Giỏi (quận Gò Vấp) thì trải lòng: "Tôi đi phụ việc nhà, dịch dã có đi làm gì được đâu, cầm vàng lấy tiền tiêu. Sáng nay, tôi ra đóng lãi cầm vàng với bán giúp bà chị hai chiếc vòng để chị lấy tiền làm vốn đi bán trái cây, rau củ".
Tại các cửa hàng vàng, lực lượng bảo vệ phải điều phối ngay tại cửa, phân luồng khách hàng vào cầm, chuộc vàng được hướng dẫn vào lối đi riêng. Khách vào mua, bán vàng sẽ có một hướng đi khác. Theo ghi nhận, lượng người đến bán vàng chiếm số đông trong các giao dịch.
"Hơn ba tháng qua không được ra đường, hôm nay tiệm vàng mở cửa nên tôi ra bán 5 chỉ vàng để trang trải công việc. Trước khi TP.HCM giãn cách cũng thủ trong nhà khoảng 30 triệu đồng nhưng xài không đủ. Nay bán thêm vàng để đóng lãi ngân hàng và có tiền đi chợ", bà Nguyễn Thị Huyền, nhà trên đường Bùi Đình Túy chia sẻ.
Ông Vũ Văn Ly, bảo vệ ở một tiệm vàng cho biết, ông làm bảo vệ ở đây 16 năm, chưa bao giờ chứng kiến cảnh người dân đi mua, bán vàng giãn cách thế này, bản thân ông cũng phải trùm kín đồ bảo hộ phòng dịch.
Tại các điểm gioa dịch, người dân tuân thủ giãn cách (Ảnh: Dân Trí)
Từ xưa đến nay, dù nghèo khổ đến mấy, các cặp vợ chồng đều không muốn bán đi nhẫn cưới của mình. Bởi nhẫn cưới là tín vật thiêng liêng, là lời thề hẹn hò son sắt. Vậy mà đại đại dịch bùng phát, cuộc sống cũng bắt đầu chật vật hơn.
Người ta có thể cầm cự 1 tháng, 2 tháng, nhưng qua tháng thứ 3, thứ 4, mọi thứ đều đã kiệt quệ. Nhất là với những gia đình khăn gói từ quê lên phố, cố gắng bám trụ ở chốn phồn hoa thị thành lại càng chồng chất khó khăn.
Cơm ăn có thể cầm cự, nước uống có thể giảm bớt nhưng tiền phòng trọ, tiền học hành cho con cái, thậm chí tiền gửi về quê cho mẹ cha già đau ốm thì làm sao mà cắt giảm. Thế nên, cực chẳng đã, các cặp vợ chồng bàn nhau đem bán đi nhẫn cưới, thứ tài sản giá trị cuối cùng mà họ đã cố gắng níu kéo những ngày qua.
Lúc này, chẳng ai còn dám chê trách hay phê phán việc bán đi nhẫn cưới – tín vật của hôn nhân và tình yêu. Thay vào đó, nhiều người ngậm ngùi, đồng cảm với nhau vì cùng chung cảnh ngộ. Tiếc nuối, buồn bã nhưng chẳng có cách nào hơn.
Rồi không chỉ có nhẫn cưới, nhiều người cũng đã phải bán đi trang sức, vốn ngày xưa là của hồi môn cha mẹ tặng cho, thậm chí có người còn phải bán đi di vật của người quá cố để lại. Bởi lúc này, phải sinh tồn là điều kiện đặt lên hàng đầu.
Vậy mới thấy, chưa bao giờ người Việt lại trải qua một thời kỳ đầy biến động như thế. Nhưng ngẫm ngày xưa ông bà mình cũng đã quen với cực khổ, thậm chí còn khó khăn hơn nhiều. Vậy thì người trẻ bây giờ, cũng hãy tích cực lạc quan để vượt qua. Nên nhớ, không có biến cố nào có thể làm người Việt có thể chùn bước, đầu hàng.
Và hôm nay, Sài Gòn đang bắt đầu dần mở cửa, những tín hiệu lạc quan đã được phát ra. Hy vọng tương lai sớm thôi, mọi thứ sẽ lại bình ổn. Anh chồng sẽ lại mua cho vợ một đôi nhẫn cưới khác, một đôi nhẫn đánh dấu thời kỳ đặc biệt mà họ đã đi qua gian khó cùng nhau.
Cɑy ɱắɫ cɦuyệп giɑ đìпɦ 5 пgười đẩy пɦɑu ɫrêп cɦiếc xe ve cɦɑi rời Sài Gòп về quê: "Xe ɱáy bị ɱấɫ ɫrộɱ, kiпɦ ɫế kiệɫ quệ rồi, đàпɦ đi bộ về ɫɦôi"
Những ngày qua, hàng ngàn người lao động ở các tỉnh miền Tây tiếp tục rời TP.HCM và các địa phương lân cận để về quê tránh dịch. Sau thời gian dịch bệnh, một gia đình 5 người cũng dắt díu nhau lội bộ về Đồng Tháp vì nhiều tháng thất nghiệp, kinh tế đã kiệt quệ không thể bám trụ lại.