Hɑi cɦị eɱ 'cɦiɱ cáпɦ cụɫ' ɦội пgộ, giúρ đỡ пɦɑu ɫɦực ɦiệп ước ɱơ làɱ bác sĩ: Đừпg ɫừ bỏ

Ngày ɫrước eɱ ɫừпg đọc ɱộɫ bài viếɫ về cô bé ‘cɦiɱ cáпɦ cụɫ’ Hiếu Tɦảo rồi, lúc đó bɑo cảɱ xúc cɦỉ là cảɱ ɫɦấy ɫɦươпg xóɫ và đồпg cảɱ với số ρɦậп củɑ пɦữпg đứɑ ɫrẻ kɦôпg ɱɑy ɫɦôi. Nɦưпg bẵпg đi ɱộɫ ɫɦời giɑп, biếɫ được câu cɦuyệп củɑ kɦôпg cɦỉ ɱộɫ ɱà có đếп 2 cɦị eɱ ‘cɦiɱ cáпɦ cụɫ’ пɦư

01:58 24/04/2021

Hiếu Thảo, nghe được những lời tâm sự rất chân tình của hai cô bé này, em không còn cảm giác xót xa như ngày đầu nữa mà thay vào đó là sự khâm phục, ngưỡng mộ dành cho 2 bạn nhỏ này.

hình ảnhẢnh: Tuổi Trẻ

Không may sinh ra với khiếm khuyết trên cơ thể, cả Hiếu Thảo (9 tuổi) và Hoài Thương (12 tuổi) đều tưởng rằng bản thân là người duy nhất bị số phận trêu đùa nghiệt ngã, cho đến khi cả hai vô tình gặp được nhau.

Mấy tháng nay, Thảo và Thương có một niềm vui mới khi bất ngờ có thêm người “chị em gái”. Cả hai đều giống nhau ở khiếm khuyết tay chân, cùng đồng cảm và nhanh chóng thân thiết, nhận nhau chị em kết nghĩa. Mỗi khi đi học về, hai chị em lại ríu rít gọi điện thoại cho nhau: "Em về chưa? Ăn cơm chưa? Mệt không?...".

hình ảnhẢnh: Tự Trung - Tuổi Trẻ

Ra dáng chị hai, Thương đã quan sát thấy Thảo di chuyển chủ yếu trên tay ông bà ngoại. Thương xin ba đóng cho em một chiếc ghế lăn giống như mình. Và vừa gặp nhau, việc đầu tiên là Thương dạy Thảo cách ngồi lên ghế, cách nhón mẩu chân của mình xuống đất để đẩy đi. Thương còn tặng cho Thảo mấy con thỏ non mà mẹ nuôi như một món quà nhỏ. Cả hai chị em cứ thế vui đùa, cười nói bên nhau như chẳng có chút muộn phiền gì vướng bận.

Đúng vậy, cái sự vô tư ấy chẳng phải chỉ thể hiện ở vẻ ngoài vui tươi của các em mà còn nằm sâu trong tâm hồn và ý nghĩ. Hiếu Thảo đã kể với rất nhiều người đến thăm em về ước mơ được làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông bà ngoại. Hôm nay, khi thổi chiếc bánh sinh nhật 9 tuổi, cô bé thì thầm lặp lại ước mơ ấy, và như được tiếp thêm phấn khích khi Hoài Thương reo lên: "Giống chị, chị cũng muốn làm bác sĩ". Hai cô gái cười toe, mỏm tay cụt chạm vào nhau "Yeah! Yeah!".

hình ảnhẢnh: Tự Trung - Tuổi Trẻ

Trong tư tưởng của Thảo và Thương, không có khái niệm của sự khác biệt giữa hình hài “chim cánh cụt” của mình và các bạn đồng trang lứa khác. Chính vì vậy, nếu như các bạn có thể ước mơ làm cô giáo, bác sĩ, thì các em cũng thế. Mặc cho người lớn từng phân tích về sự bất khả thi của giấc mơ đó, "Con không có tay thì làm sao tiêm thuốc, làm sao mổ cho bệnh nhân mà đòi làm bác sĩ?", Thương vẫn không từ bỏ: "Con sẽ khám, định bệnh, cho thuốc. Chị Hai sẽ làm y tá để tiêm thuốc".

Cái sự quyết tâm ánh lên trong con mắt của hai đứa trẻ này khiến nhiều người trưởng thành phải e dè. Chẳng quan trọng là tương lai của Thảo và Thương có đạt được nguyện vọng trở thành bác sĩ hay không, nhưng ở hiện tại, người ta có thể thấy được ý chí mạnh mẽ của các em để đương đầu với mọi thử thách và thành công, ít nhất là thành công trong việc làm chủ cuộc sống còn nhiều trở ngại của mình.

hình ảnhẢnh: Tự Trung - Tuổi Trẻ

Cũng như mọi người thường nó, chẳng có ai đánh thuế giấc mơ cả, vậy thì vì cớ gì con người cứ phải giới hạn bản thân bởi tư tưởng của mình. Chúng ta sẽ chẳng thể nào biết được kết quả ra sao nếu như không bắt tay vào làm. Bạn không bao giờ biết được mình có tài làm bếp thế nào nếu không tự tay nấu ăn, và bạn cũng sẽ chẳng thể biết được món ăn đó có ngon không nếu chẳng dám đưa mọi người ăn và nhận xét. Mọi thứ trên đời có khởi đầu thì mới có kết thúc, đừng từ bỏ khi mà bạn vẫn còn chưa bắt đầu.

Nhiều người bảo rằng giấc mơ của Thảo và Thương là điều không thể, rằng không có tay thì làm sao trở thành bác sĩ, làm sao khám chữa cho những bệnh nhân. Thế nhưng chắc có lẽ họ không biết rằng, ở ngoài kia mặc dù hy hữu, những vẫn có những trường hợp phi thường như thế đấy. Họ không biết rằng ngoại trừ khả năng chuyên môn, ý chí và nghị lực của con người có sức mạnh đến nhường nào trong việc đạt đến thành công. Jessica Cox – một người phụ nữ Mỹ gốc Philippines sinh ra với khiếm khuyết mất đi đôi tay nhưng vẫn có thể trở thành phi công bay lượn trên bầu trời. Cô trở thành phi công không phải nhờ đôi tay mà chính là quyết tâm chinh phục cái việc lái máy bay ấy.

hình ảnhJessica Cox - nữ phi công không tay đầu tiên - Ảnh Dailymail

Có thế mới thấy, Thảo và Thương tuy còn nhỏ nhưng đã “dạy” cho nhiều người bài học về sự kiên trì, lòng tin và khát khao theo đuổi đam mê, ước mơ, vượt khỏi vòng tròn an toàn của bản thân. Mọi thứ chỉ trở nên “không thể” khi con người ta từ bỏ, ngừng cố gắng. Đến cả những đứa trẻ không tay mà còn dám mơ về việc làm bác sĩ thì chẳng lẽ những con người may mắn lành lặn như chúng ta không dám một lần vượt ra khỏi cái vòng an toàn của mình? Đừng để bản thân về sau phải hối hận vì đã không nỗ lực phấn đấu cho cái mình yêu thích chỉ vì những giới hạn trong tư tưởng.

Tags:
Cácɦ rɑпg cơɱ пgoп, ɦạɫ ɫơi giòп, căпg bóпg ɦấρ dẫп

Cácɦ rɑпg cơɱ пgoп, ɦạɫ ɫơi giòп, căпg bóпg ɦấρ dẫп

Rɑпg cơɱ là việc đơп giảп ɑi cũпg có ɫɦể làɱ được. Nɦưпg để đĩɑ cơɱ rɑпg ɫɦực sự ɫuyệɫ vời пɦư bạп đã được ɫɦưởпg ɫɦức ở các пɦà ɦàпg, quáп ăп “ɫủ”, ɦãy áρ dụпg пgɑy các ɱẹo sɑu bạп пɦé.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất