Học tiếng Nhật: Phân biệt các từ “gặp gỡ”「会う」「逢う」「遇う」「遭う」

Mỗi ngày động não, suy nghĩ nên tìm hiểu gì để viết bài thiệt là mệt. Lâu lâu ế ý tưởng, phải đi post xàm xàm để cả nhà không quên Suchan. Vì vậy, ai có thắc mắc những từ giống nhau, đừng ngại đề nghị, nếu mình thấy thú vị, cũng không ngại đi tìm hiểu và chia sẻ. Dĩ nhiên không khuyến khích hành động hỏi mấy cái dễ ẹt có sẵn trong sách và tự tìm hiểu được.

12:00 09/05/2018

10

「会う」học ngay từ thuở Minna, quá thân thuộc luôn heng. Đồng thời cũng là từ mà dân tình sử dụng nhiều nhất, mấy chữ còn lại, có ng biết, có ng không. Mình tin chắc là vậy.

Trình tự giải thích của mình lúc nào cũng là HÁN VIỆT, nghĩa , cách dùng.

 

「会う」HỘI  gặp, gỡ

「逢う」PHÙNG  gặp gỡ, hợp, gặp

「遇う」NGỘ gặp gỡ

「遭う」TAO  gặp, gặp phải, bị

Không thấy có gì khác về ngữ nghĩa luôn. Vậy còn cảm xúc của từ thì sao? Dùng khi nào? Phân biệt sử dụng thế nào_? ( Tiếng Nhật gọi cảm xúc từ vựng là 語感 ごかん gokan )

*NHÓM 1: Dùng chủ yếu giữa con người

「会う」: Dùng chủ yếu cuộc gặp gỡ của con người.

Ví dụ :

友達に会う : Gặp bạn bè

素晴らしい先生との出会い : Cuộc gặp gỡ với ng thầy tuyệt vời.

「逢う」: Cách sử dụng giống 「会う」, tức dùng trong cuộc gặp gỡ của con người. Nhưng ở đây thường được sử dụng trong cuộc gặp gỡ của nam nữ, mang tính chất lãng mạn.

Ví dụ: 恋人との出逢い Cuộc gặp gỡ với người yêu.

Mở rộng : Khác nhau giữa 出会い và 出逢い là cuộc gặp gỡ giữa các mối quan hệ bình thường và cuộc gặp gỡ định mệnh của đời mình. Thấy khác nhau có 1 chữ kanji mà khác quá chừng chưa.

*NHÓM 2: Không giới hạn con người. Có thể con người & sự việc, sự vật.

「遇う」: Dùng trong cuộc gặp gỡ không hẹn trước, không chủ đích, một cách tình cờ ( 遇 trong 偶然 ぐうぜん : tình cờ )

Ví dụ : 高校時代の友達に遇った: Gặp lại bạn cấp 3

「遭う」: Dùng trong những trường hợp không như ý muốn, không thích sự việc ấy xảy ra ( bị gặp )

Ví dụ :

事故に遭う Gặp phải sự cố

ひどい目に遭う Gặp phải chuyện kinh khủng

Tóm lại,

「会う」HỘI   cuộc gặp gỡ của những mối quan hệ nói chung

「逢う」PHÙNG  cuộc gặp gỡ mang tính lãng mạng, định mệnh.

「遇う」NGỘ cuộc gặp gỡ tình cờ, mang tính không sắp đặt

「遭う」TAO  cuộc gặp gỡ mang tính không mong muốn.

Cùng ví dụ chung nào :

友達に会った Tôi đã gặp bạn tôi ( ý nghĩa bình thường )

好きな人に逢った Tôi đã gặp được người tôi thích ( định mệnh của cuộc đời mình đây mà, kaka )

友達に遇った Tôi đã gặp lại bạn tôi ( một cách tình cờ )

友達に遭った Tôi đã gặp bạn tôi ( Mà tôi chả muốn gặp nó tí nào, ghét gì đâu )

Mình viết xong bài này mình thích quá. Thích vì cái cảm xúc trong từ vựng, sau này mình sẽ ” cố tình” dùng với ai đó một cách có dụng ý. Kaka. Cả nhà cũng vậy nhen.

Nhân tiện, cuộc gặp gỡ trong Your name được gọi là 出逢い

Nguồn: Fanpage Xó của Su chan

Tags:
Học tiếng Nhật: Cách phân biệt 「ぎみ」「げ」「がち」「っぽい」

Học tiếng Nhật: Cách phân biệt 「ぎみ」「げ」「がち」「っぽい」

Sau mẫu các mẫu 「そう」「よう」「らしい」「みたい」thì 「ぎみ」「げ」「がち」「っぽい」cũng là những mẫu rất dễ gây nhầm lẫn cho người học tiếng Nhật  Trong series học tiếng Nhật lần này, hãy cùng chúng mình điểm lại những khác biệt để dễ dàng so sánh và áp dụng vào thực tế nhé

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất