Hướng dẫn chi tiết cách viết CV tiếng Nhật
Hướng dẫn chi tiết cách viết CV tiếng Nhật, bài viết này sẽ minh họa chi tiết hơn về phần này với các chú thích cụ thể cho từng phần để các bạn có thể học theo dễ dàng hơn.
07:00 24/12/2018
>>Link download CV Tiêng Nhật: 履歴書
Mục lục
-
Cấu trúc một bản CV tiếng Nhật (履歴書)
-
Các lưu ý khi viết phần profile
-
Các lưu ý khi viết phần học vấn, kinh nghiệm làm việc (学歴・職歴)
-
Các lưu ý khi viết phần bằng cấp- tư cách (資格・免許)
-
Lưu ý khi viết phần nguyện vọng (希望)
Cấu trúc một bản 履歴書
Một bản 履歴書 thường chia làm 4 phần:
① 基本個人情報 : Thông tin cá nhân cơ bản
② 経歴 (学歴/職歴) : Phần quá trình học tập và công tác, bao gồm 学歴 (quá trình học tập) và 職歴 (quá trình công tác).
③ 志望動機、自己PR、資格 : Lý do xin việc, tự PR bản thân, skill,…
④ 希望記入欄 : Cột ghi nguyện vọng khác.
Các lưu ý khi viết phần profile
① Phần điền tên lưu ý điền Alphabet ko dấu vào phần 氏名、 sau đó phía trên ふりがな thì ghi phiên âm cách đọc.
Thông thường thì ở CV của người Nhật, phần này ghi ひらがな、nhưng mình là người nước ngoài thì ghi カタカタ là ổn.
Lưu ý giữa Họ, tên và tên đệm nên cách ra cho dễ nhìn.
② Phần địa chỉ nhớ ghi đầy đủ không ghi tắt, bắt đầu từ 県hoặc 東京都 trở đi. Tên Mansion, số phòng cũng ghi đầy đủ.
③ Phần email nhớ ghi chính xác và check email thường xuyên vì nhà tuyển dụng thường liên lạc qua email.
Rất nhiều bạn nhầm địa chỉ email hoặc ghi địa chỉ email nhưng ko check, mọi người chú ý nhé.
④ Nếu trong trường hợp bạn muốn công ty liên lạc với mình qua địa chỉ khác ngoài địa chỉ đã ghi ở phía trên thì ghi thêm vào, nếu ko thì để trống.
⑤ Phần ngày tháng phải nhớ điền đầy đủ, và ghi ngày là ngày nộp hoặc sát ngày nộp. Tuyệt đối ko để trống hoặc đề ngày quá xa.
Phần ngày tháng ghi thống nhất với ngày tháng khác trong CV, ko kiểu chỗ thì ghi lịch Tây, chỗ thì ghi lịch Nhật.
⑥ Ảnh dán vào CV dùng ảnh mới chụp trong 3 tháng trở lại, chụp hất từ ngực lên, thẳng mặt, phông trắng, dán thẳng, ko xô lệch. Ánh sáng của ảnh điều chỉnh tốt, mỉm cười nhẹ nhàng.
⑦ Phần số điện thoại nếu ko có số điện thoại bàn thì ghi mỗi số điện thoại di động cũng ok.
⑧ Phần chú thích về ảnh: Ảnh CV rất quan trọng, nó vừa tạo ấn tượng với người xem CV, mà còn thể hiện ý thức đối với công việc của người nộp. Vì thế, khi chụp ảnh nên để ý đển biểu hiện sắc thái khuôn mặt, tránh kiểu mặt vô hồn, tối sầm, ảnh tự sướng, ảnh cắt từ ảnh to, mắt lờ đờ, dán xiên xẹo, quần áo xộc xệch,…
Các lưu ý khi viết phần 学歴 và 職歴
① Phần quá trình học tập công tác chia ra riêng phần 学歴 và 職歴 riêng, ko ghi lẫn.
② ③ Phần quá trình học tập ghi từ thời điểm tốt nghiệp trung học (ko ghi từ tiểu học, cấp 2,…rất rối)
Phần quá trình học tập ghi rõ tên trường bằng tiếng Nhật, tên khoa, ngành học, course học, càng cụ thể càng tốt.
Ví dụ nếu học trường ĐH Bách Khoa thì phải ghi rõ là 工科大学, ko ghi kiểu BACH KHOA 大学.
Nếu ko biết tên trường mình tiếng Nhật là gì thì hỏi thầy cô giáo để dịch được sát nhất. Cùng lắm là dùng tiếng Anh.
Lưu ý: ko ghi tắt là 高校 mà ghi rõ là 高等学校
Link download CV Tiếng Nhật: 履歴書
Các chữ số thống nhất cách gõ 全角 hay 半角、tránh chỗ này 1 kiểu chỗ kia một kiểu. Font chữ cũng thống nhất, ko lộn xộn. (Ví dụ: Khi thì ghi số 09, khi lại ghi 09)
④ Giữa 学歴 và 職歴 để cách ra 1 dòng.
⑤ Phần tên công ty phải ghi rõ tên công ty, ko viết tắt. Nếu công ty là ở VN thì mở ngoặc ở trước ghi rõ (ベトナム). Sau khi ghi tên công ty thì dòng phía dưới ghi phòng/ban mình từng làm, số nhân viên công ty và cả vị trí từng đảm nhiệm.
⑥ Nếu chưa từng có kinh nghiệm đi làm chính, chỉ mới đi làm baito thì ko ghi vào 職歴、mà chỉ ghi 無し.
⑦ Kinh nghiệm アルバイト và インターンシップ ghi tách riêng để ko bị rối, và sau khi ghi xong hết thì ở dòng cối ghi chữ 以上
Các lưu ý khi viết phần 資格・免許
+) Phần 資格、免許 ghi rõ ràng, đầy đủ tên chính thức của chứng chỉ.
Ví dụ: Ghi 日本語能力試験JLPT N2, chứ ko ghi 日本語能力試験2級, vì giờ đã ko còn gọi là 2級 nữa.
Lưu ý:
・ Chỉ ghi vào đây nếu bạn đã đỗ, và ghi là 取得, chứ ko ghi kiểu 合格しました. Nếu mới dự thì mà chưa đỗ thì ko ghi vào, ko nên ghi là 受けました。
・ Với các chứng chỉ kiểu như bằng B tiếng Anh của Việt Nam thì dù có ghi bằng B người Nhật cũng ko hiểu được, nên cần ghi mở ngoặc bổ sung xem nó tương đương với mức nào (Vd: Trung Cấp).
+) Phần 志望動機・特技・好きな学科 tuy ghi tiêu đề như vậy nhưng chủ yếu là dành để viết 志望動機&自己PR. Chi tiết cách viết các bạn tham khảo các bài viết khác trong mục Tìm việc > Sinh viên tìm việc của trang.
POINT:
・ Tự viết nội dung phần 志望動機. Không copy, sao chép.
・ Cấu trúc nội dung với 3 điểm chính sau:
+Lý do ứng tuyển ở công ty đó
+Kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn sẽ sử dụng khi vào công ty
+Sau khi vào công ty bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty hoặc bạn muốn làm gì?
+) Phần các thông tin về 配偶者, nếu đã kết hôn rồi thì bạn chọn có, nếu chưa kết hôn thì khoanh vào mục không.
+) Phần 扶養家族 là phần ghi thông tin về người phụ thuộc kinh tế vào bạn, tức là những người sẽ ảnh hưởng đến tiền bảo hiểm/ thuế của bạn, công ty hỏi để xác nhận trước chứ ko ảnh hưởng gì tới kết quả xét hồ sơ.
Thông thường các bạn sinh viên chưa kết hôn thì mục này chọn là không.
Lưu ý khi viết phần 希望
Phần này dùng để ghi những điều kiện tối thiểu, mà nếu không đạt được điều kiện đấy bạn sẽ không chấp nhận vào công ty.
Vì thế, nếu ko có nguyện vọng gì cụ thể thì đừng để trống mà chỉ cần ghi 貴社の規定に従います。
Ví dụ, nếu công ty có chi nhánh ở khắp nước Nhật, mà bạn ghi là có nguyện vọng làm ở chi nhánh Tokyo, thì người đọc sẽ hiểu nhầm là nếu không được làm ở Tokyo thì bạn sẽ ko chấp nhận vào công ty.
Theo: nguoivietonhat.com
Có một nỗi buồn mang tên mặt già hơn tuổi: Rõ ràng sinh năm 2000 mà ai cũng bảo là 9X hoài!
Trên đời này có rất nhiều nỗi khổ, một trong số đó chính là câu chuyện mặt mũi bị già trước tuổi. Tủi thân, thiệt thòi, rắc rối đủ cả luôn!