Hướng dẫn thủ tục và các giấy tờ cần thiết khi sinh con ở Nhật Bản?

Nếu sinh con ở Nhật Bản thì cần thủ tục gì? Khi mà cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng đông thì đây là câu hỏi mà rất nhiều người Việt Nam đang định cư tại Nhật Bản muốn biết, thủ tục này gồm những gì, làm khi nào. Chi tiết cụ thể sẽ được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây: Các thủ tục cần thiết khi sinh con ở Nhật Bản

14:30 20/05/2018

1. Giấy chứng sinh (birth certificate, shussei-shomeisho, 出生証明書) được cấp bởi bệnh viên. Đây là một trong những loại giấy tờ hết sức quan trọng cho các thủ tục của em bé sau này. Bác sĩ sẽ điền đầy đủ các thông tin, chỉ chừa phần tên mà thôi. Để tiện cho việc làm giấy khai sinh ở Đại Sứ Quán sau này, nên yêu cầu bệnh viện cấp thêm vài bản chứng tỏ bạn đã sinh con ở Nhật Bản (có thu phí).

2. Đăng kí khai sinh (birth registration, shussei todokei, 出生届). Giấy chứng sanh và đăng kí khai sinh nằm chung trong một tờ khoảng A5, bên phải là giấy chứng sinh, bên trái là giấy đăng kí khai sinh. Phần này mình phải tự điền, ko đơn giản, sẽ giải thích ở phía sau. Sau khi đăng kí xong, nên xin một bản copy, có dấu kiểu như dấu công chứng để lưu. Và một bản Certificate of Birth Registration Acceptance (出生届受理証明書, shussho todoke juri shomei sho) để làm visa sau này. Thủ tục này phải đăng kí trong vòng 14 ngày kể từ ngày sinh.

3. Boshi kenko techo (母子健康手帳) phải được cập nhật với tên em bé và có dấu đóng của shiyakusho. Dấu chỉ được đóng vào khi đã làm xong phần birth registration ở trên. Các bước bên dưới chỉ có thể bắt đầu khi làm xong birth registration mà thôi.

4. Alien registration: Tất cả công dân nước ngoài đều phải có alien registration card (gaikokujin touroku shomeisho, 外国人登録証明書), sinh con ở Nhật Bản cũng vậy. Thủ tục là điền vào form, ngồi chờ khoảng 15-20 phút. Lưu ý là trong lúc điền form (alien registration, hokensho, etc), tách tên làm 2 phần, phần họ và phần còn lại là tên. Ko nên có phần chữ lót, sẽ rắc rối sau này. Ví dụ LE/ HOANGNHATANH. Lưu ý khác là tự mình điền furigana cho tên em bé luôn và giữ cách ghi đó cho tất cả các giấy tờ sau này.

5. Health checkup & immunizations (nyuyoji kenko shinsa & yobo sesshu, 乳幼児健康診査、予防接種): Khi sinh con ở Nhật Bản, các em bé sau khi sinh phải được kiểm tra định kì và tiêm các văcxin phòng chống các bệnh như BCG, etc. Sau khi đăng kí sinh con ở Nhật Bản  xong, họ sẽ phát cho một cuốn sổ, trong đó có các coupon cho các kiểm tra định kì.

6. Medical subsides for children (kodomo iryohi josei seido 子ども医療費助成制度): Khi sinh con ở Nhật Bản, em bé khi đi khám bệnh hoặc nhập viện, chi phí tối đa là 300 yen (có thể tùy nơi). Để được hưởng chế độ này, cần phải đăng kí để người ta cấp cho một cái thẻ (iryoken, 医療券). Thẻ này sẽ được gửi qua đường bưu điện sau 2 tuần.

7. Child allowance (kodomo teate, 子ども手当): Mỗi em bé sẽ được trợ cấp hàng tháng một khoản tiền (có thể thay đổi từng năm tùy theo chính sách). Khoản tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản đăng kí của Bố Mẹ 3 tháng một lần.

8. Hoken

+ Dependent declaration (để khấu trừ thuế): Đăng kí ở công ty (nếu là người đi làm) hoặc ở shiyaku-sho nếu là sinh viên du học Nhật Bản

+ Xin gaikokujin toroku genpyo kisaijiko shomeisho

+ Copy của boshi techo

+ Điền form

+ Nộp lại hokensho để cập nhật

Việc hiểu rõ quy định là cần thiết

9. Làm giấy khai sinh khi sinh con ở Nhật Bản và passport ở Đại sứ quán

– Điền form ở ĐSQ.

– Passport của Bố và Mẹ.

– Bản gốc giấy đăng kí kết hôn và bản copy để đối chiếu

– 2 ảnh 4×6 (ảnh chụp thẳng, rõ mặt em bé)

– Lệ phí: 12,000 yen (cả khai sinh và passport).

– Nên xin thêm một vài bản sao giấy khai sinh (1,000 yen/bản)

10. Visa khi sinh con ở Nhật Bản Sau khi làm xong visa, phải đến shiyaku-sho để cập nhật thông tin.

11. Các giấy tờ cần chuẩn bị (nên mang theo hết để tiện khi cần yêu cầu là có ngay)

– Passport + alien card của Bố và Mẹ + copy

– Boshi techo (bắt buộc lúc đăng kí khai sinh)

– Giấy đăng kí kết hôn, bản gốc (để làm khai sinh, passport ở ĐSQ)

– Giấy chứng sinh bản gốc (để làm khai sinh, passport ở ĐSQ)

– Hokensho (thẻ bảo hiểm sức khỏe).

– Hanko (con dấu)

– Bank book (để đăng kí chuyển tiền jido teate)

– Địa chỉ nhà

– Ảnh chụp em bé để làm passport (2 ảnh 4×6)

Đặc biệt, khi đăng ký khai sinh quá hạn:

Nếu sinh con ở Nhật Bản mà chưa được đăng ký khai sinh trong vòng 60 ngày, kể từ ngày sinh, thì phải làm thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn. Khi đăng ký khai sinh quá hạn, đương sự nộp các giấy tờ như nêu tại mục 1.2, riêng Đơn đăng ký khai sinh được thay bằng Đơn xin đăng ký khai sinh quá hạn (mẫu TP/HT-1999-A.3).

Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn tương tự như thủ tục nêu trên.

Theo Japan.net.vn

Tags:
Chuyên gia dinh dưỡng Nhật hướng dẫn cách ăn chỉ 8 tuần có thể giảm 50% mỡ nội tạng

Chuyên gia dinh dưỡng Nhật hướng dẫn cách ăn chỉ 8 tuần có thể giảm 50% mỡ nội tạng

Một nghiên cứu của nhóm giáo sư Nhật Bản cho biết, nếu ăn thực phẩm này trong vòng 8 tuần liên tiếp có thể giảm 50% diện tích mỡ nội tạng. Đây là bí quyết giúp bạn tham khảo.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất