Không có dụng cụ, 2 học sinh cấp III ở Nhật tay không đấm ngất con cá ngừ nặng 1 tạ
Bạn sẽ làm gì để đối phó với con cá ngừ khổng lồ khi không có một tấc sắt trong tay?
22:00 11/01/2019
Săn bắt cá ngừ đại dương được coi là một trong những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới. Ngoài việc phải lênh đênh hàng tháng trên con tàu với vô số thiết bị hiện đại, ngư dân còn phải đối mặt với nhiều rủi ro lao động.
Theo Cục thống kê Lao động Mỹ, tỷ lệ tử vong liên quan đến săn bắt cá ngừ đại dương là 226/100.000 lao động toàn thời gian (2006 - 2012). Tỷ lệ tử vong tại nơi làm việc trung bình là 3.2.
Vậy mà, 2 cậu học sinh cấp III ở quần đảo Amami, Nhật Bản, đã đối phó với con cá ngừ nặng gần 1 tạ, dài 1m74 bằng cách không tưởng.
Cận cảnh con cá ngừ nặng gần 1 tạ, dài 1m74 mà 2 cậu học sinh Nhật bắt được vào ngày 8/1
Cụ thể, khoảng 2h chiều ngày 8/1/2019, 2 học sinh kể trên kéo nhau ra bờ biển Akagi khi nghe thấy 1 học sinh tiểu học hét toáng lên vì tưởng rằng có cá mập.
Nhận thấy cơ hội hiếm có, 2 cậu học sinh quyết định bắt bằng được con cá ngừ khổng lồ. Với sức vóc không đến nỗi nào, cả 2 lao vào vật lộn, đấm đá con cá mất 1 giờ nó mới chịu ngất đi.Sau khi tới nơi xem chuyện gì đã xảy ra, 2 cậu học sinh phát hiện đó không phải cá mập, mà là con ca ngừ vây xanh cực lớn. Không hiểu vì lý do gì mà nó đã bơi vào vùng nước cạn và không thể thoát ra ngoài.
Ngay sau đó, bộ đôi liều lĩnh kéo con cá lên bờ và báo cho người lớn.
Bất cứ ai có mặt đều bị sốc và chưa tin rằng 2 cậu học sinh có thể tay không bắt con cá lớn đến vậy.
Sau khi bàn bạc, 2 học sinh đã đồng ý "tán lộc", để một nhà hàng izakaya (quán nhậu bình dân ở Nhật) làm thịt và phân phát cá ngừ cho cả khu phố. Riêng bộ đôi tay không bắt cá nhận 2 tảng thịt lớn đem về nhà. Quả là ngày tuyệt vời với người dân bờ biển Akagi và, quá tệ cho con cá ngừ vây xanh.
Theo: kenh14.vn
Kỹ sư người Nhật mổ chữa ung thư ở Việt Nam
Ông Udagawa KemlChi – Kỹ sư xây dựng người Nhật Bản vừa trải qua ca phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện K. Ông Udagawa có đầy đủ bảo hiểm y tế (BHYT) Nhật Bản, nhưng lại quyết định điều trị tại Việt Nam.