Kiểm tra tất cả các doanh nghiệp đưa lao động sang Nhật
Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đưa ra trong buổi tiếp ông Umeda Kunio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
20:30 08/01/2019
Ông Umeda Kunio cho biết năm 2018, chương trình thực tập kỹ năng là tâm điểm trong hợp tác nguồn nhân lực, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà Nhật Bản đang thiếu lao động thì nguồn nhân lực nước ngoài có năng lực kỹ năng sẽ bổ sung thay thế vị trí đó bên phía Nhật. Tuy nhiên, tình trạng thực tập sinh, lưu học sinh và lao động ở lại cư trú bất hợp pháp và vi phạm pháp luật của Nhật Bản còn nhiều, vẫn còn công ty môi giới thu khoản phí cao khiến thực tập sinh hoặc lưu học sinh chịu áp lực, gánh nặng kinh tế khi họ tới Nhật Bản…
"Luật lao động mới sẽ thiết lập các cơ chế tuyển chọn, quản lý chặt chẽ hơn đối với cả doanh nghiệp tiếp nhận và cả thực tập sinh. Một số cơ quan quản lý lao động nước ngoài sẽ được thành lập mới, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của thực tập sinh, quản lý tốt hơn tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, người lao động nước ngoài", ông Umeda Kunio nói.
Ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt đến thăm một doanh nghiệp phái cử lao động đi Nhật
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết trong năm 2019, bên cạnh việc sửa đổi Bộ Luật lao động để trình Quốc hội thông qua, Chính phủ cũng đã đồng ý cho chuẩn bị trình nội dung về sửa đổi Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua vào năm 2020.
Nhật Bản là một trong các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được người lao động Việt Nam ưa thích. Đối với lĩnh vực thực tập sinh, điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc là lợi ích của hai quốc gia, tạo cơ hội việc làm cho lao động chưa có việc làm ổn định ở Việt Nam, đồng thời cũng phải có trách nhiệm với Nhật Bản trong vấn đề già hóa dân số.
"Ở Việt Nam, đưa lao động đi nước ngoài làm việc là một lĩnh vực đặc biệt, lĩnh vực có điều kiện liên quan đến con người, do đó việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được thực hiện rất chặt chẽ. Bộ LĐ-TB&XH sẽ sớm rà soát lại tất cả các công ty, doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang đưa lao động đi làm việc tại Nhật, đánh giá lại hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp đó có bao nhiêu tỷ lệ lao động bỏ trốn, vi phạm pháp luật… để có thể thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động. Đồng thời triển khai hộp thư để tiếp nhận các ý kiến của doanh nghiệp, người dân, người lao động và công khai thông tin kịp thời tới Đại sứ và phía Nhật Bản…", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo: nld.com.vn
Những vật dụng cần chuẩn bị khi xảy ra động đất lớn tại Nhật
Người Nhật lúc nào cũng trong tâm thế chuẩn bị để cho dù động đất như thế nào vẫn chạy ra ngoài đường với tiền bạc trên người và cơm nước đầy đủ trong vòng một tuần có thể tự túc nuôi thân và gia đình, không làm phiền đến xung quanh và những người cứu hộ.