Kinh nghiệm của DHS Việt ở Nhật 4 năm: Nên chọn con đường du học hay kĩ sư?
Mình có 1 chút kinh nghiệm chia sẻ thế này, mình khuyên các bạn trẻ nếu muốn sang Nhật thì nên chọn 2 con đường là du học hoặc kĩ sư. Vì sao? Thì đó là vì các bạn sẽ có tương lai hơn.
12:30 26/04/2018
*Nếu các bạn đã có n4 trở lên + bằng cao đẳng, đại học chính quy ở Việt Nam thì nên đi kĩ sư vì:
– Chi phí rẻ hơn du học
– Các bạn được làm việc ổn định, lâu dài tại Nhật cùng nhiều chế độ khác nữa.
*Nếu các bạn có bằng cao đẳng, đại học ở Việt Nam rồi nhưng chưa có tiếng tốt thì mình khuyên nên đi du học vì:
*Nếu ở nhà đi học để lấy được n4 cũng là 1 quá trình, rồi lại mất thời gian tìm đơn hàng phù hợp, mất thời gian thi cử, phỏng vấn, nếu đỗ phỏng vấn phải đợi kết quả xin visa khá lâu từ 3-6 tháng.
-vậy các bạn vừa mất tiền, mất thời gian và kết quả xin visa chưa chắc đã được vì xin visa cho các bạn đang sống ở Nhật rồi dễ hơn rất nhiều so với những bạn xin visa từ Việt Nam qua.
*Nếu các bạn chưa có tiếng lại muốn đi hệ kĩ sư thì kết quả là rất nhiều các bạn than thở sao mình bị lừa, sao mình đợi lâu quá mà chưa được, sao mình lại làm những việc không như ý vì:
– Không có đơn hàng bao đỗ cho các bạn nếu có bao đỗ thì công việc đó chắc chắn sẽ không tốt hoặc bị lừa.
-Trong khi đó các bạn đóng thêm 1 chút tiền để đi du học cái bạn được là:
-Các bạn có 99% cơ hội sang nhật nhanh nhất,an toàn nhất
-Trong đó đã có 1 năm tiền học phí.
-Các bạn được đi làm thêm và làm quen cuộc sống ở nhật.
-Các bạn được tìm hiểu thông tin,lựa chọn công việc phù hợp với mình.
-Sớm nhất trong vòng 5 tháng khi sang Nhật bạn có thể chuyển visa đi làm được
-Các bạn có thể kiếm được tiền trang trải cuộc sống và để ra trong 1 năm đó.
– Bạn còn học hỏi được rất nhiều thứ trước khi các bạn đi làm chính thức đó là 1 lợi thế.
Nhặt được ví còn nhiều tiền của đồng hương, hành động của DHS Việt khiến ai nấy khâm phục
Hầu như ai trong đời có lẽ cũng ít nhất 1 lần làm rơi ví hay tiền bạc. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cung may mắn tìm lại được món đồ của mình. Thế nhưng cô gái trong câu chuyện này quả thực “sung sướng” chẳng còn gì bằng khi có người “nhặt được của rơi trả người đánh mất”.