Kỳ vọng của người dân vào chính sách kinh tế của tân Thủ tướng Nhật

Tại cuộc họp báo ngay sau khi Nội các được công bố, khi được hỏi về việc điều hành chính sách, Thủ tướng Suga đã phát biểu: “Chúng tôi sẽ thúc đẩy cải cách quy định bằng cách phá bỏ sự phân chia hành chính theo chiều dọc và phá vỡ lợi ích cố hữu, đồng thời tạo một nội các hoạt động vì người dân”.

11:00 30/09/2020

Ngoài chính sách khuyến khích tổ chức lại các doanh nghiệp vừa, nhỏ, các ngân hàng địa phương nhằm củng cố chỗ đứng cho ngành công nghiệp và kinh tế địa phương, ông Suga cũng bày tỏ ý định nỗ lực để giảm cước điện thoại di động.

Chính sách kinh tế Abenomic mà ông Suga kế thừa được hình thành từ “ba mũi tên” gồm: chính sách nới lỏng tiền tệ, chính sách tài chính cơ động, chiến lược tăng trưởng quy mô lớn. Trong số này, các chính sách tài khóa và tiền tệ có hiệu quả trong việc kích cầu tạm thời. Tuy nhiên, chiến lược tăng trưởng khi được triển khai bằng cải cách quy định nếu không đầy đủ sẽ không thể vực dậy nền kinh tế.

Đây cũng là bài học kinh nghiệm của chính quyền Thủ tướng Abe. Ngay cả khi thực hiện nới lỏng tiền tệ, mục tiêu lạm phát 2% cũng không thể đạt được, và ngay cả khi chi ngân sách đất nước đạt mức cao kỷ lục trong 8 năm liên tiếp, Nhật Bản cũng không thể thoát ra khỏi mức tăng trưởng thấp. Tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế Nhật Bản chỉ khoảng 1%.

Một yếu tố chính khiến Abenomics chưa đạt hiệu quả mong muốn đó chính là sự chậm trễ trong chiến lược tăng trưởng. Có thể thấy chính sách phát triển xã hội kỹ thuật số được coi là báu vật trong trọng tâm chính sách kinh tế. Nhưng dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản vừa qua đã cho thấy lĩnh vực kỹ thuật số của Nhật Bản vô cùng mong manh.

Ngoài ra, vấn đề cần nhanh chóng thực hiện đó là thúc đẩy cải cách cấu trúc ngành công nghiệp, nâng cao năng suất lao động và sản xuất của Nhật Bản. Nếu GDP bình quân đầu người của Nhật Bản tăng lên thì có thể duy trì được nền kinh tế năng động ngay cả trong thời đại dân số suy giảm.

Chính sách đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà Thủ tướng Suga đang hướng tới cần phải tăng cường nền tảng cho ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm số lượng lớn người lao động song lại có năng lực sản xuất tổng thể thấp.

Vấn đề cần đặt ra đó tính kế thừa của các doanh nghiệp – vốn đang đau đầu tìm nguồn nhân lực chuyển giao, bên cạnh đó là những lo lắng về việc chính sách mới có thể mang lại sức sống cho toàn thể ngành công nghiệp hay không.

Các nỗ lực thúc đẩy kinh doanh đối với tổ chức tài chính địa phương – hiện đang khó khăn do lợi nhuận giảm sút trong thời kỳ lãi suất cực thấp – cũng là một vấn đề lớn. Abenomics đã không mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, Thủ tướng Suga cần nỗ lực để thực hiện những mục tiêu cải cách do chính mình đề ra để có thể thay đổi được những hạn chế của Abenomics.

Trích Bnews

Tags:
Tokyo ngày càng kém hấp dẫn hơn với doanh nghiệp Nhật Bản

Tokyo ngày càng kém hấp dẫn hơn với doanh nghiệp Nhật Bản

Theo Nikkei Asian Review, khoảng 50% công ty niêm yết Nhật Bản đặt trụ sở tại thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, làm việc từ xa trở nên phổ biến tại quốc gia Đông Á khi dịch Covid-19 bùng phát.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất