Làm Thế Nào Để Từ Chối Tại Nhật Bản?

Với các nước phương tây, họ thường có xu hướng thẳng thắn trong lời nói, ví dụ nếu từ chối họ sẽ nói thẳng ra. Tại Việt Nam, người miền Bắc có xu hướng tế nhị trong việc từ chối hơn người miền Nam nhưng nhìn chung cũng khá rõ ràng trong việc nói “không” một điều gì đó. Tuy nhiên, đối với người Nhật, họ thường không muốn làm buồn lòng người đối diện nên khi từ chối, họ sẽ nói khá vòng vo, vì bản thân họ cũng sẽ thấy bị thiếu tôn trọng nếu người khác từ chối lời mời hay yêu cầu của mình một cách quá thẳng thắn. Vậy làm thế nào để nói “không” ở Nhật Bản?

06:00 04/05/2018

Trước tiên, chúng ta phải lưu ý rằng, không phải bất kỳ trường hợp nào người Nhật cũng không được từ chối thẳng thừng. Nếu bạn là một người có địa vị cao trong xã hội như người lớn tuổi hơn hoặc chức vụ cao hơn, thì bạn hoàn toàn có quyền nói “không” với người cấp dưới hoặc nhỏ tuổi hơn. Nhưng với hầu hết các trường hợp còn lại từ chối thẳng là điều cấm kỵ, vậy họ nói thế nào để từ chối?

Theo các du học sinh từng học tập và làm việc tại Nhật, họ thường nhận được những câu như “Kento sasete kudasai” hay “Kangaete okimasu”, có nghĩa là “Tôi sẽ cân nhắc về điều này”. Tuy nhiên, đừng đặt hi vọng quá cao, vì họ sẽ không thực sự suy nghĩ hay cân nhắc gì sau khi nói câu đó đâu. Một cách từ chối phổ biến khác là “Chotto…” và theo sau là một khoảng im lặng, từ này nghĩa bình thường của nó là “một chút” nhưng trong trường hợp này nó có nghĩa là “không được đâu”.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn làm việc tại Nhật và được đồng nghiệp mời đi uống rượu sau giờ làm? Không phải lúc nào bạn cũng sẵn lòng tham dự, nếu tham dự thì không phải ai cũng có thể uống rượu bia được. Làm thế nào để từ chối họ đây? Khi được hỏi câu hỏi này, đa số người Nhật phải suy nghĩ một lát mới trả lời được, vì với họ thì tốt nhất không nên từ chối. Nếu từ chối nhiều quá thì bạn có thể bị đồng nghiệp tẩy chay và bị sếp coi là thiếu tôn trọng. Tất nhiên, thi thoảng bạn cũng có thể từ chối bằng cách viện cớ cho mình, theo người Nhật thì vẫn có thể chấp nhận lời nói dối một cách trắng trợn như: “Xin lỗi, tôi không thể đi được vì hôm nay là sinh nhật vợ tôi”.

lam-nao-de-tu-choi-tai-nhat-ban2

Thông thường, bạn phải thật cẩn thận để không viện một cái cớ quá nhiều lần. Ví dụ như câu trên thì không nên dùng quá một lần một năm. Tốt hơn hết, bạn nên tham dự tăng 1 và từ chối tham dự tăng 2, sau khi đi nhà hàng, người Nhật thường đi tăng 2 ở quán Karaoke hay bar.

Giả sử bạn quyết định đi đến nhà hàng với đồng nghiệp, nhưng bạn không muốn uống rượu, thì hãy viện các lý do như: phải khám sức khỏe vào ngày hôm sau, sự trao đổi chất của cơ thể của bạn khiến bạn không uống được đồ có cồn, hay bạn phải kiêng rượu chuẩn bị cho một sự kiện thể thao mà bạn phải tham dự sắp tới (ví dụ chạy marathon hay đá bóng). Đặc biệt với cách thứ 3, bạn có thể sẽ vô tình phát hiện sở thích chung với một đồng nghiệp nào đó và khiến chuyến đi của bạn không chỉ mang tính xã giao nữa.

Một số loại bia không cồn.
Một số loại bia không cồn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn uống các loại bia không cồn. Nhưng lưu ý, nếu đã chọn các thức uống không cồn, thì bạn bên gắn bó với nó suốt bữa tiệc vì nếu bạn chỉ cần uống một ly rượu thôi, các đồng nghiệp khác sẽ ép bạn uống thêm nhiều hơn nữa.

Đó là một phần của văn hóa truyền thống Nhật Bản, lưu ý đến những vấn đề này sẽ giúp bạn hoà nhập với cuộc sống tại Nhật một cách nhanh chóng hơn khi du học hoặc làm việc tại quốc gia này.

Tags:
Nóng: TTS xây dựng tại Nhật sẽ mất việc hàng loạt vì lý do không ai ngờ

Nóng: TTS xây dựng tại Nhật sẽ mất việc hàng loạt vì lý do không ai ngờ

Các công ty của xứ sở Mặt trời mọc đang đứng trước nhu cầu tự động hóa nguồn lao động. Cùng với đó là hậu quả hàng loạt TTS xây dựng tại Nhật sẽ mất việc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất