Lấy chồng Nhật, cô gái Việt thay đổi cách sống từ việc đổ rác hàng ngày

Ở Nhật mỗi ngày chị Lan đổ một loại rác riêng, trừ thức ăn ra, những loại rác tái chế... đều phải rửa sạch, để khô trước khi vứt.

08:00 23/08/2019

Kết quả hình ảnh cho Lấy chồng Nhật, cô gái Việt thay đổi cách sống từ việc đổ rác hàng ngày

Dưới đây là chia sẻ của Ngọc Lan, 30 tuổi, hiện sống ở thành phố Yao, tỉnh Osaka, Nhật Bản về những thay đổi của bản thân sau 4 năm làm dâu xứ hoa anh đào:

Tôi và chồng quen nhau ở Việt Nam năm 2013 khi anh được công ty cử sang đây công tác 6 tháng. Một năm sau, chúng tôi tổ chức đám cưới và sang Nhật định cư. Cuộc sống ở một đất nước xa lạ khiến tôi vô cùng bỡ ngỡ, nhưng càng khám phá càng thấy thú vị.

Hồi mới sang, tôi sống cùng với bố mẹ chồng. Họ đều ngoài 60 tuổi nhưng vẫn chưa nghỉ hưu, bố làm bảo trì điện còn mẹ làm đóng gói hàng trong một công ty. Sáng nào mẹ cũng dậy sớm để làm cơm hộp cho cả nhà mang đi làm. Mẹ còn cẩn thận để dành một phần cơm ngon lành cho tôi ngủ dậy ăn. Tôi ở nhà chỉ dọn dẹp, rửa chén bát.

Như thói quen ở Việt Nam, tôi vẫn đổ chung nhiều loại rác gồm thức ăn thừa, vỏ hộp... vào chung thùng rác chẳng nghĩ ngợi gì. Cho tới khi mẹ đi làm về, tôi thấy mẹ lúi húi đổ ra, phân loại từng thứ một. Lúc đó tôi không hiểu vì sao mẹ lại phải làm vậy, còn tưởng mẹ tìm thứ gì, sau được giải thích tôi mới biết hóa ra người Nhật phân loại rác rất rõ ràng: Rác không tái chế được (như thức ăn, giấy gói thực phẩm...) ; rác tái chế (như vỏ lon, chai thủy tinh) và rác ngoại cỡ (như xe đạp, tivi cũ, sofa...).

Không chỉ phân loại rác, mỗi ngày sẽ có lịch đổ rác từng loại riêng, tùy theo khu. Ví dụ như khu tôi ở, một tuần có 2 ngày đổ các loại rác không tái chế, một ngày đổ rác nilong... Một tháng có 2 ngày đổ các loại vỏ chai, vỏ lon và một ngày đổ các chai nước nhựa... Tất cả đều đổ vào một giờ quy định. Mỗi gia đình sẽ được phát từ đầu năm lịch đổ từng loại rác rất chi tiết, các túi đựng rác cũng được phát mới 6 tháng/lần với màu sắc khác nhau theo từng khu vực.

Để ngăn mùi thối bốc ra, mọi người cho rác vào túi nilong cực kín và để chỗ riêng. Trừ thức ăn ra thì những loại rác tái chế được như vỏ lon, hộp đựng xì dầu, tương ớt... phải rửa qua cho sạch, để khô rồi mới mang đi vứt. Lon gas, bình xịt... cũng phải đâm cho xả hết hơi ra. Những loại rác to phải mua con tem bỏ rác theo loại, và điện thoại hẹn công ty rác tới lấy đi.

Rác sẽ để trước cửa nhà cho công nhân vệ sinh tới lấy. Nếu họ phát hiện ra mình phân loại không đúng, họ sẽ không gom, để lại cho tới khi phân đúng từng loại. Nhiều lần làm sai sẽ bị phạt tiền, và rác nhà mình sẽ không được họ tới mang đi nữa. Thường những gia đình Nhật không bao giờ làm sai, vì họ được giáo dục từ nhỏ, chỉ có du học sinh hoặc những người ngoại quốc tới đây chưa nắm rõ mới phân loại nhầm hoặc cố tình không làm.

Ở Nhật người ta không để thùng rác nhan nhản như nhiều nước khác. Nếu như có may mắn tìm thấy để vứt thì cũng không chỉ có một chiếc thùng duy nhất ở đó mà sẽ có đến 3-4 loại thùng rác khác nhau, và nhiệm vụ của bạn là chọn đúng thùng nào để vứt rác vào đó. Trên mỗi thùng đều có hình ảnh rõ như vỏ chai nước, lon bia.... để người ta không ném nhầm.

Về phần mình, tôi cũng học được cách giữ vệ sinh hơn, như đi ngoài đường, một miếng rác nhỏ cũng phải bỏ túi, để khi nào có thùng rác thì vứt hoặc mang về nhà bỏ đi. Đợt Trung thu vừa rồi, cả nhóm mẹ Việt ở Osaka rủ nhau đi ăn uống. Ăn xong ai cũng dọn dẹp sạch sẽ, chia rác ra mang về nhà, để ngày đổ rác mới đem bỏ. Chúng tôi đã tự hình thành ý thức đó khi sống ở đây, nhìn cách người Nhật làm và học theo.

Từ việc rất nhỏ là vứt rác, phân loại rác hàng ngày, tôi học được cách sống ý thức hơn nhiều, biết để ý tới môi trường sống xung quanh, và đặc biệt là đúng giờ, đúng giấc. Nếu đem rác muộn, sẽ không có ai mang đi, đồng nghĩa với việc mình phải chịu đựng mùi hôi thêm vài ngày. Người Nhật tuân thủ thời gian chặt chẽ, vì thế sẽ không có chuyện "cao su" đến muộn hay cố chờ ai đó mang rác tới.

Việc chia từng loại rác mỗi ngày cũng hình thành cho tôi một nếp sống khoa học hơn. Tôi học cách sắp xếp đồ đạc, trong nhà đâu ra đấy, cái gì hay dùng, cái gì ít dùng... hay lên kế hoạch làm việc cụ thể theo từng khoảng thời gian chứ không thích gì làm nấy như trước.

4 năm sống ở đây, tôi cũng học được nhiều thứ, từ chính chồng mình, từ bố mẹ và những người xung quanh. Tôi học được ở anh sự tận tụy, tinh thần trách nhiệm cao, dù có sự cố lúc 1-2 giờ đêm anh vẫn phi tới công ty ngay. Tôi học từ bố mẹ chồng sự quan tâm, san sẻ trách nhiệm khi cả nhà đi chơi, ông bà luôn là người bế cháu, xách đồ để tôi đỡ mệt. Dù có kinh tế, bố mẹ tôi vẫn sống tiết kiệm, chăm chỉ làm việc. Tôi cũng học được ý thức xếp hàng trật tự, không bao giờ chen lấn, sự trung thực... từ những người dân nơi đây.

Theo: baouc.com

Tags:
C.ưỡng đ.oạt tiền lương thực tập sinh Việt Nam để làm thành “Tiền ch.ống tr.ốn” – một ông giám đốc nhà máy đã bị điều tra về v.i ph.ạm luật lao động

C.ưỡng đ.oạt tiền lương thực tập sinh Việt Nam để làm thành “Tiền ch.ống tr.ốn” – một ông giám đốc nhà máy đã bị điều tra về v.i ph.ạm luật lao động

Cưỡn.g đo.ạt tiền lương thực tập sinh Việt Nam để làm thành “Tiền chống trốn” – một ông giám đốc nhà máy đã bị đ.iều tra về vi phạm luật lao động.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất