Mẹo xin việc ở Nhật: Cách viết động cơ xin việc (志望動機)

Động cơ xin việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xin việc của bạn.

02:00 15/06/2019

Vì khi người chịu trách nhiệm tuyển dụng hỏi về động cơ xin việc của bạn, họ đang muốn biết “Anh/Chị hiểu được, biết được những gì về công ty chúng tôi”, “Nhân vật đại diện của chúng tôi là ai?”, “Sau khi vào công ty, anh/chị sẽ làm việc cho chúng tôi như thế nào?”. Phần việc động cơ xin việc được gửi đến đến doanh nghiệp thông qua việc làm đơn xin việc, lý lịch cá nhân, hoặc qua câu trả lời khi phỏng vấn.

resume_20150219_01

4 điều cần nắm trước khi viết động cơ xin việc

Trước khi viết động cơ nguyện vọng, đầu tiên bạn phải nắm những điều sau:

  1. 1. Phải truyền tải được rằng nếu điều bạn muốn không phải là doanh nghiệp đó thì không làm được. Nếu bạn cho thấy rằng doanh nghiệp khác cũng ổn thì không tốt lắm.

  2. 2. Chỉ nói về điểm tốt của doanh nghiệp cũng không hay. Bạn cần phải kết nối được bản thân bạn với công việc trong doanh nghiệp.

  3. 3. Cho doanh nghiệp thấy bạn muốn và sẽ làm việc thật tích cực trong doanh nghiệp.

  4. 4. Để tăng sức thuyết phục, bạn nhớ đưa ra căn cứ.

Nếu làm không tốt những điều này, thì động cơ nguyện vọng sẽ không có sức thuyết phục.

Viết ra những động cơ cơ bản

Sau khi nắm được những điều căn bản, hãy xem thử cụ thể thì những nội dung nào có thể chuyển thành động cơ xin việc được. 

Những yến tố là nền tảng của động cơ nguyện vọng (Ví dụ)

- Công việc muốn thực hiện

- Nguyện vọng muốn đạt được

- Kế hoạch sự nghiệp trong tương lai

- Cảm nghĩ khi đến tham quan học tập ở cửa hàng, công ty

- Cảm xúc muốn làm khi đến thực tập

- Được tạo cảm hứng nhờ việc giới thiệu công ty của senpai

- Kiến thức, bằng cấp chuyên môn muốn sử dụng tại công ty

Cụ thể có thể viết như mẫu dưới đây

Nền tảng của động cơ nguyện vọng:

Ví dụ:

  • + Tôi muốn làm công việc bán hàng cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn là trong bộ phận hỗ trợ marketing, tôi muốn làm về mảng đề án bán hàng, hỗ trợ cho hoạt động marketing cho các doanh nghiệp là đối tác lâu dàu.

  • + Khi ngài … đảm nhiệm mảng bán hàng cho doanh nghiệp, trong buổi giới thiệu của cựu sinh viên hỏi về những điều mình muốn thực hiện, tôi nhận thấy mình muốn làm việc ở công ty vì những tương đồng trong ý tưởng về bán hàng và tiếp cận khách hàng của mình.

Để đúc kết được động cơ xin việc, nghiên cứu doanh nghiệp rất quan trọng~

Bạn sẽ không thể viết được động cơ nguyện vọng nếu không biết nhiều về doanh nghiệp. Nghiên cứu doanh nghiệp là phần không thể thiếu của động cơ nguyện vọng.

Viết ra những điều liên quan giữa bản thân với doanh nghiệp và công việc

Nếu đã đúc kết được nền tảng của động cơ nguyện vọng thì tiếp theo bạn phải nhìn lại và viết ra được những trải nghiệm của bản thân có liên quan đến những nội dung đó.

Ví dụ như sau:

Những yếu tố liên kết bản thân bạn và công ty (Ví dụ)

- Những điều đã trải nghiệm

- Nỗ lực của bản thân

- Thành quả đạt được

- Quan điểm về giá trị

- Tính cách

- Đặc trưng

- Kĩ năng, Bằng cấp

Cụ thể có thể viết như sau:

Ví dụ tốt: Những điều liên quan đến bản thân

  • + Tôi thích việc nhanh chóng nắm bắt những thông tin liên quan đến công cụ hay kĩ thuật Web, IT mới nhất. => Người tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn nhạy cảm với thông tin nên bạn mới chọn công việc này.

  • + Trong buổi hội thảo nghiên cứu ở trường đại học, tôi được giáo sư đánh giá là có đối tượng khảo sát và tư liệu khảo sát rộng, nội dung nghiên cứu sâu, trong số 50 sinh viên tham gia hội thảo thì tôi được đánh giá là ưu tú nhất. => Người tuyển dụng sẽ nghĩ điểm giỏi nhất của bạn đào sâu nghiên cứu sẽ rất tốt trong công việc khi giải quyết những vấn đề của khách hàng quen thuộc

Khi nói về những điều liên quan đến bản thân bạn phải đi kèm căn cứ thật tự nhiên. Ngoài ra, để những căn cứ đó có sức nặng bạn phải nói rõ về thành tích, thành quả thực tế (càng cụ thể càng tốt).

Sau khi vào công ty bạn muốn làm việc như thế nào

Sau khi đã làm rõ động cơ rồi thì tiếp theo bạn cần xác định “Sau khi vào công ty, cụ thể bạn muốn làm gì”. Điều người chịu trách nhiệm tuyển dụng của doanh nghiệp muốn biết nhất là bạn có tố chất trưởng thành ở công ty này hay không và liệu bạn sẽ thể hiện tốt hay không.

Do đó, không chỉ dừng lại ở việc bộc lộ cảm xúc muốn được gia nhập công ty, mà bạn còn phải truyền tải “Nếu bản thân được gia nhập vào công ty thì tôi muốn hoạt động như thế này”.

Hãy viết cụ thể như dưới đây.

Ví dụ tốt: Sau khi vào công ty bạn muốn hoạt động như thế nào

  • + Tôi sẽ cố gắng thu thập thông tin học hỏi về cách thức marketing mới nhất, suy nghĩ kĩ hơn về các quyết sách giải quyết các vấn đề để tiếp cận gần hơn khách hàng, và hướng đến nâng cao kĩ năng bán hàng cùng với năng lực giải quyết vấn đề và năng lực đề xuất phương án.

  • + Tôi muốn thông qua sự trưởng thành của bản thân sẽ hỗ trợ sự trưởng thành của công ty

Nếu bạn cho thấy “Chính vì có tôi nên mới có thể làm được như thế này” sẽ làm tăng sức thuyết phục.

Tóm tắt lại động cơ

Nếu bạn viết đến đây thì từng điều một đã tạo ra hình dạng của động cơ xin việc. Khitóm tắt, bạn cứ viết như cấu trúc dưới đây thì sẽ dễ hơn.

Tóm tắt động cơ

- Trước tiên đưa ra một điểm về động cơ xin việc

- Nói cụ thể hơn

- Lý do là gì (Nguyên nhân nguyện vọng, liên hệ với bản thân)

- Sau khi vào công ty bạn muốn làm việc như thế nào

Cụ thể thì có thể viết như dưới đây

Tóm tắt về động cơ xin việc(ví dụ cụ thể)

  • + Nói gì đó về động cơ nguyện vọng: “Tôi muốn thử làm việc ở bộ phận hỗ trợ marketing trong doanh nghiệp”

  • + Cụ thể hơn: Nói một cách cụ thể tôi mong muốn làm công việc đề xuất kinh doanh hỗ trợ các hoạt động marketing cho các doanh nghiệp khách hàng.

  • + Lý do là gì? Nguyên nhân nguyện vọng, liên hệ với bản thân

    + Khi ngài … đảm nhiệm bán hàng cho doanh nghiệp, trong buổi giới thiệu doanh nghiệp của cựu sinh viên hỏi về những điều muốn thực hiện, chính là khi tôi cảm thấy nội dung nghiệp vụ hay những ý tưởng trau chuốt của bản thân sẽ thành công trông việc lôi kéo khách hàng quen thuộc là doanh nghiệp.Bản thân tôi rất thích việc nhanh chóng nắm bắt những thông tin liên quan đến công cụ, kĩ thuật Web, IT mới nhất. Ngoài ra, trong một hội thảo nghiên cứu ở trường đại học, tôi được giáo sư đánh giá là có đối tượng khảo sát và tư liệu khảo sát rộng, nội dung nghiên cứu sâu, trong số 50 sinh viên tham gia hội thảo thì tôi được đánh giá là ưu tú nhất.

    + Với sự nhạy cảm với những cách thức marketing mới nhất và giỏi trong việc tìm kiếm vấn đề, tôi có thể làm những công việc liên quan đến giải quyết các vấn đề với các khách hàng quen thuộc của quý công ty.

  • + Sau khi vào công ty bạn muốn làm gì: Tôi sẽ cố gắng thu thập thông tin học hỏi về cách thức marketing mới nhất, suy nghĩ kĩ hơn về các quyết sách giải quyết các vấn đề để tiếp cận gần hơn khách hàng, và hướng đến nâng cao kĩ năng bán hàng cùng với năng lực giải quyết vấn đề và năng lực đề xuất phương án. Tôi muốn qua sự trưởng thành của bản thân sẽ kéo theo sự trưởng thành của công ty.

Dựa trên tài liệu xin việc của MyNavi

Dịch: Tường/ Theo: isenpai.jp

Tags:
Mùa hoa cẩm tú cầu tháng Sáu ở chùa Yokokuji, Nagaoka, Kyoto

Mùa hoa cẩm tú cầu tháng Sáu ở chùa Yokokuji, Nagaoka, Kyoto

Một địa điểm nổi tiếng ngắm hoa cẩm tú cầu tại Kyoto đó chính là Yokoku. Khi tới nơi đây, điều làm bạn bất ngờ nhất là tất cả khu giếng nước rửa tay trước khi vào chùa đều ngập tràn hoa cẩm tú cầu. Có lẽ đây cũng là nơi duy nhất tại Nhật Bản mà bạn có thể thưởng thức cảnh đẹp này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất