Mẹo xin việc ở Nhật: Cách viết Entry sheet

Entry sheet (ES) là bản ngắn gọn của sơ yếu lý lịch, nó cho thấy “nhiệt tình” trong lý do xin việc, “năng lực sẵn có” trong giới thiệu bản thân. Nếu ES của bạn không đủ hay thì bạn sẽ không thể tham gia thi viết hay phỏng vấn.

11:04 02/11/2017

Tác giả: Yoshitaka Mitate

Entry sheet là gì?

Entry sheet là bản ngắn gọn của sơ yếu lý lịch. Sơ yếu lý lịch sẽ có một danh sách những thông tin cá nhân như hình ảnh, tên họ, địa chỉ, lịch sử học tập (làm việc), bằng cấp hay kỹ năng, nhưng entry sheet thì chỉ ghi rõ những thông tin đặc trưng, không phải là thông tin cá nhân như lý do xin việc, giới thiệu bản thân, sở trường ngày còn đi học.

Image result for エントリーシートの書き方

Hầu hết các entry sheet có ba ý lớn như sau:

  1. Lý do xin việc

  2. Giới thiệu bản thân

  3. Sở trường ngày còn đi học

Đặc biệt, nếu bạn trượt vòng entry sheet thì bạn sẽ không thể tham dự vòng thi viết hay phỏng vấn. Entry sheet là cánh cổng đầu tiên quyết địng việc bạn có lấy được naitei hay không. Hãy chuẩn bị tinh thần đi nào.

Những người xin việc giữa chừng vì có liên quan đến “lịch sử công việc” nên sẽ bị đánh giá thông qua sơ yếu lý lịch và sơ lược kinh nghiệm làm việc, nhưng với sinh viên mới ra trướng sẽ không có “lịch sử công việc”. Để có thể đánh giá được sự cố gắng của bạn sau khi vào công ty, người ta sẽ đánh giá “lòng nhiệt tình” quyết không bỏ cuộc của bạn qua “lý do xin việc” trong entry sheet, và xem xét “năng lực cần có” mà công ty muốn bạn phát huy thông qua “tự giới thiệu bản thân”.

Image result for エントリーシート イラスト

Cách viết entry sheet cơ bản

Entry sheet là vản bản doanh nghiệp. Quy tắc cơ bản của văn bản doanh nghiệp là “Đơn giản, dễ đọc dễ hiểu”. Do đó điều quan trọng là không viết vòng vèo mà viết những câu văn  người lần đầu gặp mặt cũng có thể hiểu được.

Có 3 quy tắc cơ bản bên dưới khi viết entry sheet.

  1. Mở đầu ngắn gọn

    Viết điều muốn nói chỉ trong một câu, ví dụ “với bất kỳ ai cũng có thể mỉm cười nói chuyện”. (「どんな人でも笑顔で話す力」)

  1. Ví dụ cụ thể

    Nếu bạn muốn cho người ta thấy những gì bạn nói là thật, hãy kể qua một câu chuyện. Nếu chỉ tóm tắt qua thì sẽ không đáng tin, hãy dùng danh từ và số từ vốn có. Nói về “chuyện thất bại” của bạn cũng được đấy, và nhớ kể về cách bạn vượt qua thất bại đó nữa.

  1. Nếu tôi được nhận vào, tôi sẽ…. (入社できたら○○)

    Có thể để trống, nhưng nếu bạn viết rằng sau khi vào công ty bạn muốn làm gì thì đoạn văn của bạn sẽ hay hơn.

Quy tắc cơ bản khi viết lý do xin việc là truyền đạt được “thành ý”

Quy tắc cơ bản của lý do xin việc là truyền đạt được “thành ý”. Quan trọng là bạn pahir cho người ta thấy được đây là lựa chọn đầu tiên của bạn, cũng như bạn đã hiểu rõ về công ty rồi mới chọn nơi này. Lý do là vì họ không muốn gặp những sinh viên chọn bừa công ty mình.

Thế nhưng, làm sao để cho người ta thấy thành ý của mình. Cái này thì chỉ có cách bạn phải nghiêm túc nghiên cứu về doanh nghiệp đó. Theo nhưu bài “Nghiên cứu ngành nghề và doanh nghiệp

  • Ghi nhớ triết lý kinh doanh

  • Xác nhận năng lực cần có, đối tượng nhân viên họ cần

  • Hiểu khách hàng

  • Hiểu mâu thuẫn

  • Nhìn ra những giá trị mà khách hàng khó nhìn thấy

Do đó, lý do xin việc quan trọng nữa là bạn đã từng đến tham quan công ty, gặp gỡ đàn anh, và có kinh nghiệm làm thêm hay internship.  Hãy nghiên cứu doanh nghiệp cho thật kĩ và viết ra những đoạn văn tỏ rõ nhiệt tình của bản thân.

Truyền tải “năng lực bản thân” là điều quan trọng trong tiến cử bản thân.

Quy tắc căn bản khi viết giới thiệu bản thân là cho người ta thấy được “năng lực mà bản thân có”. Đội bóng chày đang tuyển người ném bóng mà bạn lại cho người ta thấy mình giỏi bắt bóng thì trật lất. Quan trọng là bạn phải cho doanh nghiệp mua năng lực của bạn với giá cao khả năng cụ thể của bạn.

Như đã nói ở đoạn trên, cốt lõi khi muốn nói về khả năng bản thân là “chuyện thất bại”. Với người đã đi làm thì chuyện thành công của sinh viên không phải là điều gì lớn lao. Nhưng nếu bạn nói về chuyện mình gặp thất bại thì bạn có thể PR bản thân về việc làm thế nào để bản thân vượt qua thất bại, dù ít ỏi nhung bạn học được gì từ việc đó cũng như sẽ không lặp lại thất bại ngày trước.

Đừng lo lắng, sau khi vào công ty thì thất bại không hề ít đâu, điều này là chuyện đương nhiên. Đó là con đường mà ai cũng phải đi qua khi muốn trưởng thành. Điều quan trọng là vượt qua được thất bại, bài học từ chính sự thất bại và làm gì để không thất bại lần thứ 2.

Hãy cho người ta thấy được một câu chuyện thất bại về một người đã trưởng thành và không lặp lại thất bại đó lần nữa.

Năng lực giỏi nhất khi là sinh viên

Đây là câu hỏi hầu như entry sheet nào cũng phải có. Ý đồ của câu hỏi này là gì? Đơn giản thôi, người ta muốn biết “Kết quả cuối cùng mà anh chị học được là gì?”

Tôi nghĩ bạn sẽ để ý thấy, hầu hết đều giống như phần “tự giới thiệu bản thân”. Nhưng nếu entry sheet có cả phần giới thiệu bản thân thì chỗ này bạn phải viết khác đi.

Ngoài ra nếu bạn viết rằng “Tôi đã có được năng lực đó và muốn dùng nó ở quý công ty”, thì cũng có khi sẽ thành “lý do xin việc”. Nhưng trong entry sheet cũng đã có “lý do xin việc” rồi thì không nên viết hai lần. (lý do xin việc có thể kể chuyện khi đi gặp gỡ senpai chẳng hạn).

Dù sao thì điều quan trọng nhất là “kinh nghiệm có được”. Quá trình nỗ lực bằng ý chí của bản thân, chỉ chuyên tâm vào bản thân để tiến lên phía trước, dù cho thất bại nhưng vẫn nỗ lực đến cùng, chính là bằng chứng cho sự trưởng thành của bản thân. Nhân sự của doanh nghiệp sẽ không tuyển dụng bạn bằng những đánh giá bạn của hiện tại mà là kì vọng vào sự trưởng thành của bạn trong tương lai.

Nguồn: https://allabout.co.jp/gm/gc/298197/

Dịch: Tường

Tags:
Chọn trường Senmon nào để thuận lợi khi xin việc ở Nhật

Chọn trường Senmon nào để thuận lợi khi xin việc ở Nhật

Học tiếp lên Senmon sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật là lựa chọn của nhiều bạn du học sinh muốn sớm được đi làm để phụ giúp cha mẹ. Tuy nhiên, chọn trường senmon ngành nào sẽ thuận lợi khi đi xin việc ở Nhật sau này là băn khoăn của không ít bạn, đặc biệt là các bạn chưa có bằng Đại học/ Cao đẳng ở Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất