10 loại rau phổ biến ở Nhật

Rau cũng là một phần quan trọng đối với văn hoá ẩm thực Nhật Bản, không kém gì hải sản và thịt. Người Nhật sử dụng rất nhiều rau củ, rau xanh,… trong các món ăn thường ngày, cả món chính và món phụ. Dưới đây là 10 loại rau phổ biến nhất ở Nhật.

12:30 22/03/2018

1. Negi: Hành lá

Hành lá có trong nhiều món ăn chiên và luộc, hoặc được rắc lên trên các món domburi (cơm phần) như trong gyudon (cơm thịt bò).

Ở các vùng khác nhau của Nhật Bản lại có những loại hành lá khác nhau, tuy nhiên có 2 giống phổ biến nhất: 1 loại của khu vực Kanto có gốc màu trắng, dài, và loại của khu vực Kansai có gốc chủ yếu là màu xanh.

2. Kabocha: Bí ngô

Mùa của bí ngô là mùa thu và mùa đông. Với hàm lượng vitamin A rất cao, bí ngô là một loại rau cực kỳ quan trọng trong những mùa đông kéo dài ở Nhật.

Kabocha thường được ăn trong lễ kỷ niệm ngày đông chí, ngày ngắn nhất trong năm, khi người ta khó tìm được các thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng như trong các loại rau mùa hè. Kabocha thường được chiên bột rán (tempura) hợc được luộc lên với đường và nước tương thành một món ngọt và bở.

Gần đây, với việc du nhập của ngày Halloween từ Bắc Mỹ vào Nhật, kabocha đã trở thành một thành phần phổ biến trong các món ăn vào dịp Halloween, ví dụ như trong bánh purin bí ngô.

3. Daikon: Củ cải trắng to

Củ cải cũng là một loại rau rất phổ biến và đa năng Nhật Bản. Người ta có thể ăn sống củ cải, hoặc nấu chín, hoặc xay nhuyễn thành daikon-oroshi – một món ăn kèm được dùng để trung hòa vị béo ngậy của của các món ăn như cá nướng, hoặc tempura (các món tẩm bột chiên).

Nửa dưới của củ cải Nhật thường khá cay, giống như các loại củ cải khác. Tuy nhiên, khi nấu chín, vị cay sẽ biến mất và củ cải sẽ có vị hơi ngọt.

Nếu ăn sống, người ta thường thái củ cải thành sợi và kết hợp với rau mizuna trong các món salát. Khi nấu chín, củ cải thường được luộc trong súp, món hầm hoặc các món lẩu (nabe). Nó là thành phần phổ biến nhất trong các món oden.

Daikon cũng là món được muối chua phổ biến nhất của Nhật Bản. Daikon muối chua (được gọi là takuan) xuất hiện trong hầu như tất cả món dưa chua của Nhật Bản.

Trong mùa thu hoạch, hình ảnh củ cải được treo lên cao trong các ngôi nhà nông thôn để chuẩn bị muối là một hình ảnh phổ biến ở các miền quê của Nhật.

4. Shiso: Tía tô

Tía tô là một loại rau thơm giống bạc hà, có hương vị đặc biệt và là nguyên liệu đặc biệt trong nhiều món Nhật Bản. Có hai loại tía tô được sử dụng cho các mục đích khác nhau: Aojiso (tía tô xanh) thường được ăn với sashimi, trộn vào các món salad, hoặc để làm gia vị cho các món súp và món hầm. Akajiso (tía tô màu đỏ) được dùng để muối cùng quả mơ, hoặc để thêm màu sắc cho món ăn.

5. Naga-imo: Khoai núi

Nagaimo và nhiều loại khoai núi hoang dã khác có vị và hình dáng tương tự nhau, nhưng đều được chế biến theo 1 cách: thái lát lên và nướng, hoặc ăn sống.

Nagaimo sống được nghiền để tạo thành Tororo, ăn kèm với cơm, mì soba hoặc udon, hoặc trộn với dashi (nước cốt cá) để nấu các món ăn khác. Một số người đôi khi có thể bị ngứa nhẹ khi nagaimo chạm vào da, vì thế khi ăn khoai môn có thể bị ngứa ran xung quanh môi.

6. Renkon: Củ sen

Phổ biến ở Nhật Bản và châu Á, hình dáng đặc trưng của củ sen khiến nó trở thành một nguyên liệu tiện dụng để chế biến và trình bày các món ăn ngon mắt. Củ sen không được ăn sống mà phải bóc vỏ và luộc chín. Nếu luộc nhanh củ sen có thể giòn như cà rốt sống, còn nếu luộc lâu củ sen có thể bở như khoai tây.

Củ sen thường được chế biến bằng cách tẩm bột rán, luộc trong món canh, hoặc được hầm trong các món hầm như chikuzenni, hoặc rán với dầu, hợc được trộn với giấm trong salát. Hầu như củ sen luôn luôn được cắt ngang để thể hiện hình dáng bắt mắt.

7. Take no Ko: Măng

Ở Nhật măng là loại rau tượng trưng cho mùa xuân. Tên gọi của nó có nghĩa là “con của tre”. Măng phải được thu hoạch trước khi nó mọc chồi ra khỏi mặt đất, nếu không măng sẽ trở nên cứng và chuyển sang màu xanh lá cây.

Măng có thể được nướng, hấp với cơm, tẩm bột chiên trong tempura, hoặc được luộc chín trong các món canh và món hầm.

8. Wasabi

Chúng ta thường bắt gặp wasabi trong thức ăn dưới dạng sốt từ củ wasabi mài nhuyễn (hoặc tuýp sốt bán ngoài cửa hàng). Thực tế, các bộ phận từ cây wasabi thường được tận dụng hầu hết. Thân, lá, và hoa wasabi được dùng rộng rãi hơn củ (do củ khá đắt và ít).

Thông thường, củ wasabi cắt mỏng không có vị mạnh bằng wasabi mài nhuyễn. Để ăn củ wasabi ngon nhất, bạn cần một dụng cụ để mài, thứ tốt nhất là một bản gỗ với da cá mập đính lên làm bề mặt mài wasabi.

9. Gobo: Rễ cây ngưu bàng

Cây ngưu bàng tồn tại khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên gobo – loại rau lấy từ rễ của cây này – chỉ được tiêu thụ chủ yếu ở châu Á và đặc biệt là tại Nhật Bản. Cây gobo lớn có thể dài 1-2m, nhưng khi bán chúng được cắt ngắn bớt. Gobo luôn được nấu chín trước khi ăn và thường được ăn trong các loại canh, súp.

Các món ăn phổ biến nhất có gobo là Kinpira gobo, trong đó gobo và cà rốt được thái sợi, xào lên với nước tương, đường và cả rượu sake.

10. Satsuma-imo: Khoai lang

Satsumaimo (“khoai satsumo”), hay khoai lang, vốn được trồng ở tỉnh Kagoshima – địa phương có tên gọi cũ là Satsuma. Khoai lang là một loại rau mùa đông phổ biến, được chế biến trong các món ăn mặn và kể cả món ăn ngọt (bánh ngọt), hoặc đơn giản có thể chỉ cần nướng lên bóc vỏ và ăn (yaki-imo – khoai nướng). Khoai lang cũng có thể được tẩm bột để rán thành một món tempura, hoặc được luộc lên trong canh, món hầm hay cà ri Nhật Bản.

Daigakuimo (“khoai đại học”) là món khoai lang bọc đường. Tên của nó có chữ “trường đại học” vì nó là một món ăn được phát minh để dành cho sinh viên đại học, là những người luôn tìm kiếm các món ăn ngon nhưng lại rẻ. Nhờ vị ngọt tự nhiên của nó mà Satsumaimo đôi khi còn được dùng trong các loại bánh ngọt và các món ăn nhẹ.

Nguồn: Tintucnuocnhat.com

Tags:
Mê mỹ phẩm Nhật thì bạn chẳng thể bỏ qua 8 sản phẩm vừa tốt vừa phổ biến này

Mê mỹ phẩm Nhật thì bạn chẳng thể bỏ qua 8 sản phẩm vừa tốt vừa phổ biến này

8 món mỹ phẩm Nhật dưới đây đều nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ những người từng sử dụng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất