Muốn tránh xui xẻo, tốt nhất đừng làm những điều này khi bạn sống ở Nhật
Từ nhỏ, người Nhật đã được giáo dục rất kỹ những điều được làm và phải tránh tuyệt đối. Những quy luật bất thành văn này được truyền từ đời này sang đời khác, và trở thành một lẽ tự nhiên trong cuộc sống thường ngày của người Nhật.
14:00 21/03/2019
Nếu bạn là người nước ngoài lần đầu đến Nhật, bạn nên biết những quy tắc “ngầm” này để tránh bị “Engi ga warui” hay còn gọi là gặp vận rủi và có một cuộc sống thật vui vẻ nhé!
Vậy đó là những quy tắc nào?
Những điều nên tránh làm vào ngày 1 tháng 1
Đầu tiên, đó là không được tiêu tiền. Nếu đi chùa hay đến Thần và tung đồng tiền (Osaisen) vào hòm để cầu nguyện thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, ngoài ra thì không được. Nếu bạn tiêu tiền vào việc khác ngày đầu năm thì xem như cả năm đó, tiền của bạn lúc nào cũng sẽ đi ra khỏi túi.
Ngoài ra, việc sử dụng nước cũng vậy. Người ta cho rằng nếu bạn dùng nước thì tiền và vận may của bạn sẽ theo đó mà chảy đi mất.
Những vật nhọn như dao, kéo và đồ dùng học tập cũng không nên chạm vào. Vì cả một năm con người đã “bắt chúng làm việc nên nếu không cho chúng nghỉ một ngày thì e rằng sẽ bị “đình công”. Nếu theo nguyên tắc này thì điện thoại di dộng và máy tính cá nhân cũng nên được cho xả hơi vào này này nhỉ.
Quét dọn vào buổi tối
Người Nhật cho rằng nếu quét dọn vào buổi tối thì sẽ không thể tiết kiệm tiền và khi bố mẹ mất đi cũng không thể gặp được. Những điều xấu sẽ liên tiếp xảy ra với bạn. Nguyên nhân của việc này có lẽ do lời dạy bảo của người xưa, quét nhà vào buổi sáng để bắt đầu một ngày đúng nghĩa, còn quét dọn vào buổi tối chỉ dành cho người lười biếng thôi. Nên tổ tiên người Nhật đã nghĩ ra những điều xấu như vậy để răn đe con cháu chăm chỉ giữ nhà cửa sạch sẽ hơn.
Cách trải chiếu Tatami
Hình ảnh trên thể hiện cách trải chiếu Tatami đúng. Các mép chiếu thường có hoa văn, người chủ phải xếp làm sao cho các hoa văn đó không thành hình chữ thập (十)thì mới chính xác.
Chỉ có những gia đình tổ chức tang lễ mới trải Tatami theo hình chữ thập, cách sắp xếp này có ý nghĩa phân định rõ ràng sự sống và cái chết. Đừng nhầm lẫn nếu không bạn sẽ rắc rối to đấy.
Đang đi ra ngoài thì dây giày bị đứt cũng là điềm xui
Đến quy tắc này, có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ vô lý, giày bị đứt là việc không thể tránh khỏi mà. Tuy nhiên đây đúng là suy nghĩ được hình thành từ phong tục Đám tang. Vào ngày này, khi bạn ra mộ mà mang đôi giày mới ( thời này là dép xỏ ngón truyền thống), và bỗng nhiên khi bạn ra về đến cổng thì dây giày bị đứt thì bạn phải bỏ nó lại đó chứ không được mang về. Nguyên nhân đó là nếu bạn mang về thì ma quỷ sẽ đi theo bạn về đến tận nhà.
Cắt móng tay buổi tối
Nếu lỡ phạm phải điều này thì bạn có thể mắc bệnh nặng hoặc không thể gặp ba mẹ khi họ qua đời. Ngày xưa, vì không có đèn điện chiếu sáng như bây giờ, buổi tối trong nhà chỉ le lói ánh lửa, nên việc cắt móng tay vào thời gian này rất nguy hiếm. Vì thế để hạn chế thói quen không an toàn này, giai thoại về việc cấm cắt móng tay buổi tối đã ra đời.
Huýt sáo buổi tối
Hễ huýt sáo buổi tối thì rắn sẽ vào nhà, là điều mà bất cứ trẻ em Nhật nào, kể cả Tôi đều được dạy.
Nhưng thực tế có hơi khác biệt.
Rắn trong tiếng Nhât đọc là “Hebi” (蛇), ngoài ra còn có cách đọc âm khác là “Ja” . Thật ra chữ “Ja” đó là Kanji “邪 ” này. “Ja” trong “Jama” nghĩa là cản trở, trở ngại. Khi bạn huýt sáo thì có “điều phiền phức sẽ đến”, nhưng vì sự nhầm lẫn ở đâu đó mà đã biến âm thành “con rắn sẽ đến”.
Ngày xưa, sáo là nhạc cụ dùng cho phong tục gọi hồn từ ngày xưa nên người ta mới dùng “điều phiền phức” để nói chứ không nói thẳng trực tiếp.
Từ đó mà truyền thuyết nhầm lẫn này đã được lưu truyền trong nhân gian và được dùng để giáo dục cho trẻ em ngày nay.
Không được dùng những vật này làm quà tặng
Đầu tiên, hẳn phải nói đến khăn tay, tiếng Nhật cổ của từ khăn tay là “Tegire” (手巾). Hiện nay hầu hết mọi người đều dùng “Hankachi” theo tiếng Anh để gọi khăn tay, ngay cả người Nhật cũng hiếm ai biết được từ gốc của nó.
Thế nhưng “手巾 đồng âm với “手切れ” cũng đọc là Tegire, ý chỉ việc cắt đứt tình duyên. Tặng cho người yêu thương khăn tay cũng đồng nghĩa với tiễn biệt mãi mãi, nên tránh tặng khăn tay các bạn nhé
Lược trong tiếng Nhật là “Kushi”. Vấn đề chính là ở cách đọc này. Đau lòng, tức tưởi đến mức qua đời là ý nghĩa của một từ đồng âm với từ lược đó là “Kushi” (苦死). Vậy nên, đừng dại dột tặng lược cho người Nhật kẻo bị hiểu nhầm đấy nhé.
Tặng gạt tàn và bật lửa cho tiệc tân gia.
Khi đến dự tiệc tân gia của người Nhật, nếu bạn tặng cho họ những vật liên quan đến lửa thì sẽ tội nghiệp họ lắm. Vì lửa là tượng trưng cho hoả hoạn. Công sức bỏ ra xây được nhà mới, thì lại có người mang lửa đến… Ngoài ra những vật màu đỏ gây liên tưởng đến lửa cũng bị cấm kỵ nữa đấy.
Đừng tặng những vật này cho lễ cưới
Kéo hay dao đều mang ý nghĩa cắt đứt cái gì đó, nên sẽ rất kỳ lạ nếu bạn tặng cho đôi vợ chồng mới cưới món quà như vậy. Có khi bị giận luôn ấy chứ.
Thêm nữa, gương và đĩa là những vật dễ vỡ nên sẽ liên tưởng đến hình ảnh quan hệ vợ chồng đỗ vỡ.
Tặng cho cấp trên hay người lớn hơn mình giày hoặc tất.
Giày là trang phục đi lại nhưng nó còn mang ý nghĩa dẫm đạp lên những vật khác nên có “ghét” đến mấy cũng đừng cho sếp thấy được ngụ ý của mình nha, kẻo nguy to.
Ngoài ra, đồng hồ và cặp xách có ý nghĩa là “hãy chăm chỉ lên” nên cũng không được tặng cho sếp đâu. Vì nếu tặng đồng hồ chẳng khác nào bạn nói “Đi làm đúng giờ đi sếp ơi” hay tặng cặp xách là muốn nói “Sếp ơi làm việc chăm chỉ lên, về nhà sớm quá” chẳng hạn.
Những thông điệp tuyên chiến ngầm như vậy, đừng lộ liễu quá nhé các bạn.
Các bạn thấy những quy tắc này có rắc rối quá không? Tôi nghĩ ở Việt Nam chắc sẽ hơi khác biệt nhỉ. Thỉnh thoảng sẽ có những người Nhật không nhớ những văn hoá này đâu. Nhưng nếu bạn để ý đến cảm xúc của người nhận thì nên tránh những điều tối kỵ trên đây nhé.
Nguồn: baonhat.com
Trời nồm ẩm người Nhật làm gì? Dùng máy sấy nhét trong quần để luôn khô thoáng dễ chịu
Thời tiết ẩm ướt là tác nhân gây ra nấm mốc trên quần áo, bệnh về đường hô hấp và nghiêm trọng hơn là viêm nhiễm vùng kín.