Nghe gia đình kể cô hàng xóm đi Nhật về 50 tr/tháng, nam DHS vạch trần sự thật khiến nhiều người bất ngờ

Du học sinh Việt “vạch trần” cuộc sống ở Nhật không màu hồng như mọi người vẫn tưởng. Tâm sự gây bất ngờ về cuộc sống du học sinh Nhật Bản

15:00 30/04/2018

Sự thật về cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản qua tâm sự sau sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng nhận ra rằng: Đừng mong thay đổi mà không “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”.

Tâm sự gây bất ngờ về cuộc sống du học sinh Nhật Bản

Mới đây, bạn Nguyễn Hoàng Hải – cựu du học sinh Nhật Bản có bài chia sẻ về cuộc sống của sinh viên ở đất nước xa lạ đã nhận được sự chú ý của nhiều người.

Anh chàng này bất mãn vì nhiều người khi sang Nhật du học tự vẽ nên một bức tranh màu hồng cho người ở nhà đỡ lo lắng.  “Gọi về nhà lúc nào mọi người cũng bảo ở gần nhà có con bé nhà bà này, ông nọ, đi sau mình 3 tháng mà mỗi tháng nó gửi về nhà 40-50 triệu.”

Mỗi tháng 40 triệu, vị chi sau nửa năm là nó gửi về 240 triệu – trả được chi phí sang đây luôn.

Trong khi thực tế thì trái ngược hoàn toàn. Các bạn du học sinh bên này làm việc tất bật, chỉ mong đủ tiền chi trả cho sinh hoạt, học hành.

Nói ra đây cho thoả nỗi lòng và cũng để mọi người ở nhà có cái nhìn chính xác hơn, du học chỉ có màu hồng khi nhà bạn buôn vàng, còn không? Đừng nghĩ sang đây sẽ đổi đời, sẽ có tương lai tươi sáng hơn. Mọi thứ bạn dùng, bạn ăn bạn uống hằng ngày đều phải đổi bằng mồ hôi, nước mắt”.

Đừng hi vọng cuộc sống giàu sang, đổi đời nếu không nỗ lực hết mình!

Trong bài viết của mình, Hoàng Hải đã chia sẻ một vài câu chuyện cụ thể về sự thật cuộc sống mà bản thân và những người bạn xung quanh trải qua khi sang Nhật du học:

Tokyo nơi phồn hoa đô hội, nơi có rất nhiều cơ hội cho các bạn du học sinh về công việc làm thêm nhưng bù lại thì mọi chi phí ở đây vô cùng đắt, không yên bình và thoải mái như các thành phố khác.

Các bạn sinh viên qua đây đều phải chú tâm học hành và chăm chỉ đi làm part time để kiếm thêm tiền. Chính Phủ Nhật Bản cực kỳ coi trọng việc học của sinh viên, đặc biệt họ luôn để mắt đến các du học sinh. Sau khi qua Nhật và hoàn tất thủ tục giấy tờ, nếu trường không có quy định đặc biệt thì bạn có thể xin việc đi làm luôn. Nhưng cũng có những ngôi trường khuyến khích sinh viên làm thêm sau 2,3 tháng ở Nhật để có đủ thời gian để thích nghi với môi trường mới. Mỗi ngày bạn sẽ phải lên lớp buổi sáng và chiều (tùy theo số lượng môn học), thời gian làm thêm có thể dịch chuyển vào ca tối. Mỗi du học sinh được phép làm thêm 4 tiếng / ngày để đảm bảo thời gian học và sức khỏe của bản thân. Điều quan trọng nhất là bạn nên biết cách cân đối giữa học tập – làm việc và thời gian nghỉ ngơi cho bản thân.

Về đến nhà là mặt mũi không khác gì moi dưới cống lên, đụng vào là gắt cả thảy, đứa nào con gái không chịu được thì khóc, hoặc ngủ như chết để ngày hôm sau lại tiếp tục như vậy.

Muốn có cuộc sống thoải mái hơn tí du học sinh Nhật phải làm thêm ngày 12 tiếng, 4 tiếng đi học, 1-2 tiếng di chuyển ngoài đường… (Ảnh minh họa)

Đi học, đi làm với người nước ngoài, người Hàn, người Trung, người Đài Loan…đầu tóc họ gọn gàng, đẹp đẽ mình cũng phải sửa cho nó hợp môi trường chứ? Thế mới có chuyện tiền lương chưa tới tay thì đã bị các khoản nợ xé sạch còn vài đồng xu lẻ.

Khi nhắc tới nhà trọ sinh viên thì chắc rằng phần lớn các bạn du học sinh sẽ tưởng tượng ra cảnh sống chật chội như thế nào và chi phí đắt đỏ ra sao tại Tokyo. Rất nhiều bạn học sinh quan niệm thuê nhà ở Tokyo thực chất cũng chỉ là chỗ để được đồ đạc và có chỗ để đặt lưng sau những khoảng thời gian làm việc dài tại các xưởng cơm hộp, quán ăn,.v.v…còn lại phần lớn thời gian là đi làm và lên lớp. Một số ít các bạn học tại các trường ở vùng ven thì sẽ thuê được những chỗ rộng dãi hơn nhưng chi phí thì cũng chẳng rẻ hơn là bao. Một ngày ở nhà chỉ được có 4-5 tiếng và đâu phải lúc nào tất cả cùng ở nhà vì các bạn còn phải đi làm các ca khác nhau.

Bữa cơm cũng vậy, chỉ kịp tranh thủ ăn trên tàu khi đến chỗ làm, ăn tại nhà ga để đợi tầu, có những bạn mua vội chiếc bánh để vừa đi vừa ăn, nhiều lúc nghẹn ngào ở cổ không nuốt được nhưng cố phải nuốt vì phải đi làm để kiếm tiền để trả nợ và đóng học phí.v.v… Một ngày làm việc vất vả như vậy mà đến bữa ăn cũng không được ngon lành nên nhiều em sau khi sang Nhật một thời gian đi làm thì sút đến 5-6 kg.

Rồi đến ngày lễ, ngày Tết gọi về nhà nước mắt rưng rưng, mệt mà muốn về cũng tốn tiền nữa chứ phải muốn về là được đâu? Khổ lắm chứ sung sướng như ai cũng nghĩ đâu.

Cho nên ai muốn du học ấy, xác định là nhà có tự lo được chi phí sang đây không? Vay mượn ngân hàng thì dẹp luôn, ở nhà cho ngoan.

Khi nghe được lời giới thiệu sang Nhật du học có thể kiếm được 40-60 triệu/ tháng (Với mức thu nhập khủng này, thì một ngày các em phải làm 10-14 tiếng liên tục cả tuần với cường độ công việc vô cùng vất vả). Chi phí đi sẽ hết từ 250-370 triệu đóng cho công ty, chưa kể tiền mang theo

Như vậy, đặt một phép tính đơn giản. Sau 1 năm các bạn sẽ làm được 480 triệu – 720 triệu. Như vậy, trừ đi chi phí đầu tư cho con và sinh hoạt phí hàng tháng khoảng 15 triệu cũng như tiết kiệm tiền học phí 10 triệu. Tổng cộng là 25 triệu* 12 tháng = 300 triệu. Vì thế sau 1 năm các em sẽ gửi được về nhà 180 – 420 triệu và chỉ cần 1 năm thôi các em sẽ trả được hết nợ và 4 năm tiếp theo các em sẽ có 720 – 840 triệu. Sau 5 năm các em vừa có bằng cấp lại vừa có vốn để làm ăn. Và nhiều bạn vì nghe những lời giới thiệu như vậy nên cũng quyết tâm đi làm núp bóng dưới hình thức du học vì so với tu nghiệp sinh thì du học kiếm được nhiều tiền hơn mà lại có bằng cấp.

(Ảnh minh họa)

Theo chủ nhân bài viết, anh không tin được chuyện người nhà hay so sánh rằng “con nhà người ta sang có vài tháng đã gửi về 30-40 mỗi tháng”. Theo anh, những người đấy họ chả khác gì cái máy chỉ biết ăn, làm, và kiếm tiền.

Thị thực cho du học sinh là 1 năm 3 tháng, hết hạn thị thực thì phải gia hạn, cục xuất nhập cảnh điều tra, nếu không đủ điểm chuyên cần đi học, hồ sơ có vết nhơ sẽ không được gia hạn. Nếu vậy thì mục đích hàng đầu: sang Nhật để du học nhưng lại chẳng tích lũy được kiến thức thì có nên chăng lựa chọn du học để thay đổi tương lai?

Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản kể về cuộc sống ‘không như mơ’

Sang Nhật Bản du học với mơ ước về một tương lai tươi sáng, nhưng để đạt được điều đó, nhiều du học sinh phải trải qua những năm tháng đầy khó khăn mà không phải ai cũng biết.

Biết là sang đây đa phần mọi người đều làm chui 2 công việc nhưng với tình trạng hiện nay thì đa phần đều chỉ kiếm được 1 việc, lại trả lương qua thẻ ngân hàng. Những nơi nhận các bạn cũng không dám cho các bạn vượt quá giờ làm quy định vì họ cũng sợ bị ảnh hưởng. Vậy chúng ta thử làm một phép tính theo đúng luật nhé.

Ví dụ: 1 du học sinh sống tại Tokyo làm với mức lương 1h là 850 Yên (tương đương 170 nghìn), vậy 1 ngày sẽ là 850 Yên x 4h = 3.400 Yên (chưa trừ tiền tàu xe, ăn uống). 1 tháng sẽ kiếm được 3,400 Yên x 30 = 102.000 Yên (tương đương 22 triệu). Trong khi chi phí 1 tháng phải bỏ ra:

– Tiền nhà: 20.000 Yên – 25.000 Yên, tương đương 5 triệu với điều kiện ở ghép nhiều người.

– Tiền ăn, điện, ga, nước: 10.000 Yên-20.000 Yên.

– Tiền đi lại 10.000 Yên – 20.000 Yên tuỳ nhu cầu (trường hợp này hơn nếu đi làm mà công ty không cho tiền tàu)

– Tiền điện thoại: 5.000 Yên -10,000 Yên (vì đa phần mọi người đều đăng ký dùng iPhone)

– Tiền học phí: 40.000 Yên – 60.000 Yên.

Như vậy tổng cộng mỗi tháng, du học sinh tiêu hết 85.000 Yên – 135.000 Yên (tương đương 18 – 28 triệu).

Đó là những khoản bắt buộc cần thiết của một du học sinh theo mức tiết kiệm nhất có thể, chưa tính đến các chi phí phát sinh, mua sắm, bạn bè và đi ngoại khoá, đi xin việc. Đến đây chắc phần nào mọi người hiểu được 20-30 triệu 1 tháng nghĩa là sao rồi chứ.

Vậy các bạn có nên mơ mộng mức lương cao ngất ngưởng mấy chục triệu, cuộc sống tốt đẹp khi ở Nhật khi mà “ăn bữa hôm lo bữa mai” không? Các bạn hãy nghĩ rằng mình ở nông thôn lên thành phố đi học ở trọ vất vả như thế nào thì qua Nhật các bạn sẽ vất vả nhiều hơn thế đấy.

Nếu gia đình không có điều kiện, các bạn không chuẩn bị cho mình hành trang đầy đủ khi sang Nhật thì sẽ khó mà tồn tại được. Ít ra vốn tiếng Nhật của các bạn phải vững vàng, giao tiếp tốt và khi sang nhật gia đình phải chuẩn bị cho các bạn một khoản tiền đủ để chi phí sinh hoạt từ 3-5 tháng đầu tiên.

Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi đã nắm bắt được một vài thông tin mà các bạn du học sinh nhật bản chia sẻ, đặt biệt là những bạn đã ở bên nhật nhiều năm. Trong đó ấn tượng nhất là dòng chia sẻ của một bạn du học sinh năm thứ 4 bên nhật với nick name “Ái Linh”, bạn nữ này đã chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình như sau :

“Mình có đọc một số bài báo viết rằng cuộc sống của du học sinh việt nam sau khi sang nhật khổ ải lắm, phải cày bừa như trâu, nào là ” bát cơm chan đầy nước mắt” hay đại loại như ” du học sinh Việt sang nhật hành nghề ăn cắp vặt” mình thì chưa biết các bạn ở vùng khác như thế nào, riêng mình và các bạn mà mình quen biết cùng khu vực Tokyo thì chưa hẳn đã như báo viết, mình đã sang nhật được 4 năm, hiện tại cuộc sống của mình rất tốt, tuy có vất vả một chút nhưng bù lại mình có thể tự lập, kiếm được số tiền không phải quá lớn nhưng cũng không phải nhỏ, để có thể trang trải một phần cuộc sống. Bên cạnh đó đều đặn cứ khoảng 4 đến 5 tháng mình lại dành dụm được chút tiền để gửi về quê phụ giúp bố mẹ…”

Rào cản lớn nhất là ngôn ngữ

Đến Nhật từ năm 19 tuổi, Nguyễn Văn Vũ (23 tuổi, Vĩnh Phúc) chia sẻ rằng, những ngày đầu đến Nhật, anh đã rất khó khăn.

“Chán nản, nhớ nhà là cảm xúc của hầu hết các bạn du học sinh. Bất đồng ngôn ngữ là rào cản lớn nhất với những ai không thành thạo tiếng Nhật. Bạn có cố gắng giải thích một điều gì thì cũng không ai hiểu, đừng nói đến việc, bạn đi xin việc mà không giao tiếp được.

Ngoài ra, sự chênh lệch về mệnh giá tiền là điều khiến bạn phải cảm thấy xót xa. Quy ra tiền Việt, một căn phòng 20m2 có giá từ 15 đến 20 triệu đồng, một mớ rau có giá 40.000 đồng, 1kg thịt bò là 400.000 đồng, 1kg gạo là 80.000 đồng…. Bù lại, nếu bạn tìm được một công việc làm thêm, thì việc chi trả cho những chi phí này là hợp lý”, Vũ cho biết.

Sau 3 năm học tại Nhật, Vũ đã có tấm bằng giỏi của một trường tiếng Nhật và thi đỗ Đại học Waseda nghành thiết kế thời trang.

Nhật Bản là đất nước đông người ngoại quốc nhưng họ chỉ coi trọng quốc ngữ. Vậy nên mọi giao tiếp đều được sử dụng tiếng Nhật, rất ít dùng tiếng Anh. Vì vậy các bạn sang Nhật cần có vốn kiến thức tiếng Nhật tốt – đó là hành trang duy nhất giúp các bạn có thể sống và học tập tốt tại đây.

Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng ở đâu cũng có chỉ cần vào mạng gõ từ du học Nhật Bản thì có thể ra hàng trăm, hàng ngàn từ khoá liên quan. Mọi người cần có cái nhìn đúng đắn để lựa chọn môi trường học tập tốt cho mình, tìm cho con em mình môi trường học tập làm việc tốt để không bị vỡ mộng du học nhằm mục đích kiếm tiền. Hậu quả phải gánh chính là gia đình, là bản thân các bạn chứ không phải là công ty tư vấn du học hay một tổ chức nào đó. Vậy nên mong mọi người hãy xác định rõ để trách những hệ quả đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: Tinnhatban.com

Tags:
Đi chùa Nhật cầu duyên, nam DHS Việt phải lòng cô gái đồng hương chỉ vì 1 dòng chữ

Đi chùa Nhật cầu duyên, nam DHS Việt phải lòng cô gái đồng hương chỉ vì 1 dòng chữ

Hiện nay với sự trợ giúp đắc lực của cộng đồng mạng, không ít người đã tìm ra người thân hay một cô gái mà mình bất ngờ bắt gặp mà chưa kịp xin số điện thoại. Bằng khả năng thám tử tài tình, rất nhiều trường hợp cư dân mạng đã truy lùng ra được hẳn địa chỉ tên tuổi của đối tượng chỉ thông qua một bức ảnh chân dung.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất