“Nghịch lý” cửa hàng tiện lợi: Chi phí cao, cạnh tranh nhiều, cả năm không có lãi, nhưng vẫn cứ mọc lên như nấm!

Các cửa hàng tiện lợi Nhật Bản đang dần trở thành “xương sống” trong ngành bán lẻ tại Nhật Bản và nó là tấm gương của nhiều nước tại Châu Á, trong đó có Việt Nam.

07:00 06/08/2018

Sinh ra từ khó khăn

Vào năm 1973, cửa hàng tiện lợi lần đầu xuất hiện tại châu Á  sau khi Tập đoàn Ito-Yokado mua lại thương hiệu 7-Eleven từ Southland Corp. Và 1 người đàn ông tên Yamamoto đã trở thành ông chủ đầu tiên khi quyết định chuyển đổi quán rượu gia truyền trở thành một cửa hàng tiện lợi.

Yamamoto tiếp quản quán rượu từ người cha quá cố và quyết định biến nó trở thành 1 cửa hàng tiện lợi bởi tình hình kinh doanh rượu ế ẩm. Tính đến nay ông đã sở hữu 7 cửa hàng tiện lợi khác nhau.

Vào thập niên 60 và 70 sự xuất hiện của các siêu thị đã đẩy các cửa hàng chuyên bán rượu, sữa hay các cửa hiệu tạp hóa truyền thống vào bờ vực phá sản. Cuối cùng đã biến “cửa hàng tiện lợi” trở thành một trong những hướng đi “sống còn”.

Nhưng vươn lên rất mạnh mẽ

Trước khi trở thành “biểu tượng bán lẻ” của cả Nhật Bản, cửa hàng tiện lợi chỉ cung cấp những đồ dùng gia dụng và không sở hữu bất kỳ thực phẩm hay đồ uống nào.

Yamamoto chia sẻ: “Vào thời đó, các gia đình thường đến siêu thị bằng xe hơi và mua tất cả thực phẩm đủ để sử dụng trong vòng 1 tuần”.

Siêu thị thường nằm rất xa, chủ yếu bán những sản phẩm số lượng lớn. Và cửa hàng tiện lợi đã nhận ra được thị trường của mình và bắt đầu phát triển nó. Cùng với sự phát triển của xã hội Nhật, số lượng những người trẻ sở hữu nhà ở khu vực trung tâm cũng bắt đầu tạo nên nhu cầu lớn cần được thỏa mãn.

Song bí quyết phát triển lớn nhất của cửa hàng tiện lợi đó là mô hình nhượng quyền. Tính đến nay có đến 90% cửa hàng tiện lợi trên khắp Nhật Bản đang hoạt động theo hình thức nhượng quyền. Điều này đã giúp các nhà đầu tư vừa và nhỏ có thể nhanh chóng đón đầu 1 xu hướng bán lẻ đang diễn ra khắp quốc gia mặt trời mọc.

Nhờ các yếu tố trên, cửa hàng tiện lợi bắt đầu “bùng nổ” tại Nhật Bản. Vào năm 2016, Nhật Bản có tổng cộng 57.818 cửa hàng với doanh thu lên đến 10,83 nghìn tỷ Yên (tương đương 95,14 tỷ USD), theo Hiệp hội Nhượng quyền Nhật Bản.

Song để đối phó với sự thiếu hụt nhân sự trầm trọng như hiện nay các cửa hàng tiện lợi sẽ còn phải thay đổi.

Có thể thấy rằng một phần sự thành công của các cửa hàng tiện lợi đến từ “đội quân” nhân viên bán thời gian, bao gồm cả người ngoại quốc và các bà nội trợ. Số lượng nhân viên luôn có mặt khi khách cần và thái độ phục vụ tuyệt vời của họ đã tạo ra không ít giá trị cho cửa hàng tiện lợi.

Yamamoto cho hay “Chúng tôi không phải là máy bán hàng tự động, đằng sau cửa hàng tiện lợi là một đội ngũ hoạt động 24/7. Nếu bạn muốn làm giàu từ mô hình này, chỉ có một cách duy nhất là làm việc cật lực!”.

Ngoài ra thì còn những “dịch vụ” như cho phép khách hàng sử dụng toilet hay sẵn sàng cho khách những thùng carton để đóng hàng đã biến cửa hàng tiện lợi trở thành một nơi sinh hoạt trong khu dân cư hơn là một chỗ mua bán thông thường.

Thậm chí tại một cửa hàng tiện lợi ở tỉnh Yamagata, người chủ còn thường xuyên giao hàng tận nơi đến cho khách. Vì lúc trước cửa hàng của ông là một quán rượu, nên ông vẫn muốn tiếp tục duy trì truyền thống giao hàng và nhận lon hay chai bia đã uống xong tại nhà khách.

Không giống như thời kỳ đầu khi chỉ những người đơn thân mới mua sắm tại cửa hàng tiện lợi, chừa siêu thị lại cho các bà nội trợ. Ngày nay, cả giới trẻ trong độ tuổi 20 và các bà nội trợ trong độ tuổi 40 là những khách hàng chủ đạo của cửa hàng tiện lợi – theo Dai Nippon Printing.

Sự phát triển kia chứng tỏ “tiện lợi” là một thứ mà cả người trẻ và người lớn tuổi tại Nhật Bản đặt ưu tiên hàng đầu.

Cửa hàng tiện lợi, nhỏ nhưng tốn kém vô cùng

Tuy nhiên, tương lai của cửa hàng tiện lợi còn bị kìm hãm bởi hai yếu tố “chết người” là chi phí hoạt động cao và số lượng lao động lớn. Những người chủ nhượng quyền mới thường bị “sốc” khi phát hiện ra sự thật này, một điều hoàn toàn khác so với việc nhận lương và bảo hiểm đều đặn hàng tháng.

Mỗi cửa hàng tiện lợi cần ít nhất 20 nhân viên bán thời gian để trong nôm cửa tiệm 24/7. Và phí nhượng quyền cũng không hề rẻ, dao động trong khoảng 30.000 đến 60.000 USD.

Và một sự thật phũ phàng chờ đón những “nhà khởi nghiệp” trong thị trường cửa hàng tiện lợi là nhiều tháng trời ròng rã không thu được lợi nhuận. Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các cửa hàng tiện lợi mới mọc thường không có cơ hội cho ra lãi trong vòng 6 tháng tới 1 năm.

Tuy nhiên, cửa hàng tiện lợi cũng là một mô hình kinh doanh tư nhân, sự cạnh tranh đầy máu lửa trên thị trường hiện nay là một minh chứng cho tiềm năng của thị trường. Và đó là lý do các cửa hàng mới vẫn tiếp tục “chen chúc” nhau mọc lên tại Nhật Bản.

Niềm tin kia còn được củng cố thêm khi các thương hiệu cửa hàng tiện lợi nổi tiếng nhất Châu Á dự đoán khả năng phát triển của mình lên đến 6,6% mỗi năm, kéo dài cho đến năm 2020.

Với tổng thị trường lên tới 5,1 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Cửa hàng tiện lợi đã và đang trở thành một canh bạc dài hơi trên khắp Châu Á.

Theo: nuocnhatplus.com

Tags:
Cơ hội việc làm cho thực tập sinh IM Japan về nước

Cơ hội việc làm cho thực tập sinh IM Japan về nước

Tham dự buổi phỏng vấn tuyển dụng có các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam và các thực tập sinh (TTS) đang sinh sống tại các tỉnh phía Bắc đã đăng ký được hỗ trợ giới thiệu việc làm.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất