Người cɦɑ пgɦèo kiệɫ quệ đi ɦỏi cɦỗ báп ɫɦậп, báп ɱáu để cứu coп: "Lòпg пɦói đɑu, vì đã sức cùпg lực kiệɫ"
Nằm trong phòng bệnh cô gái trong tình trạng hôn mê, cơ hội cứu sống em vẫn rộng mở, nhưng ngặt nỗi người cha nghèo đã quá kiệt quệ. Bất lực, anh chạy đi hỏi chỗ bán thận, bán máu cứu con.
22:26 05/10/2021
Nằm trên giường bệnh của khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai cô gái Bùi Thị Phương, đang phải vật lộn, giành giật lấy sự sống cho mình từng giờ, từng phút, với sự tận tình cứu chữa của tập thể Y, Bác sĩ cùng các loại thiết bị máy móc hỗ trợ.
Sau 10 ngày điều trị tích cực, cô gái vẫn nửa tỉnh, nửa mê chưa nhận biết được thế giới xung quanh. Đôi mắt em hé mở một cách vô hồn, đờ đẫn.
Đang học lớp 10, căn bệnh ập tới khiến Phương phải tạm thời nghỉ học. Lúc chưa hôn mê và mất đi ý thức, Phương nhiều lần nhờ bố mang sách lên viện cho mình đọc để khỏi quên kiến thức. Cơ hội của em vẫn còn, nhưng ngặt nỗi bố mẹ đã quá kiệt quệ, hy vọng Phương sớm trở lại trường ngày càng mong manh.
Bên ngoài hành lang buồng bệnh, người cha ngóng tin con mà ruột "nóng như lửa đốt". Anh Bùi Văn Huệ (bố của Phương), tâm trạng bồn chồn, lo lắng, hết đứng lại ngồi, lúc thì xoắn chặt 2 bàn tay đan lại với nhau, đôi mắt như dán lấy cửa phòng bệnh, hễ thấy bóng người mặc áo trắng từ bên trong bước ra là mỗi lần anh đứng bật dậy hồi hộp, lo âu.
Ở quê hai vợ chồng anh vốn là thuần nông, bám lấy ruộng đồng để kiếm cái ăn, bất ngờ con lâm bệnh, dù đã xoay xở khắp nơi vợ chồng anh cũng chỉ vay được hơn chục triệu đồng, lận lưng đi tìm sự sống cho con.
Anh Huệ kể, bác sĩ thông tin con đã có sự tiến triển, nhưng phải tiếp tục điều trị tích cực mới có hy vọng cứu được mạng sống.
Nghe bác sĩ nói mà lòng người cha nhói đau, vì giờ anh đã sức cùng lực kiệt.
Không giấu được những giọt nước mắt đang lăn dài trên viền chiếc khẩu trang, giọng người cha như nghẹn lại bảo: Nhìn con nằm trong phòng bệnh mà ruột gan cha mẹ như cào xé. Đã hơn 2 tháng trời con nằm viện đến nay, giờ tôi chỉ biết cầu trời, khấn phật cho con được sống để trở về nhà thôi.
Người cha nghèo nghẹn ngào kể, những chỗ vay tiền được anh chị cũng hỏi vay hết rồi. Cái nhà ở quê anh cũng đã mang cầm cố, giờ chẳng biết phải làm sao cả. Hơn 2 tháng chạy tiền cho con nằm viện, anh bảo, giờ chỉ còn cái thân mình, nếu mà đổi được để cứu con thì anh cũng chấp nhận.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ Vương Công Toàn cho biết: "Bệnh nhân Phương nhập viện Bạch Mai ngày 9/12 và được điều trị ở khoa thần kinh. Sau khi tìm ra bệnh viêm não rất hiếm gặp, Phương được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực. Tình trạng co giật và hôn mê, không tiếp xúc được của Phương ngày một nặng và không thể kiểm soát được".
Bác sĩ Toàn cho biết thêm, để cứu tính mạng của Phương, ngay lập tức các bác sĩ phải lọc máu và sử dụng các loại thuốc cùng máy móc, trang thiết bị bậc cao, ước tính chi phí cần tới 200-300 triệu đồng nữa.
"Nếu được tiếp tục chữa trị tích cực, Phương có cơ hội khỏi bệnh rất cao, em hoàn toàn có thể quay trở lại cuộc sống thường ngày trước kia mà không để lại bất cứ di chứng gì. Nhưng ngặt nỗi gia đình em đã rơi vào khánh kiệt, không thể tiếp tục lo được tiền nữa. Nên chúng tôi tha thiết mong bạn đọc Dân trí giúp đỡ cho gia đình em", bác sĩ Toàn nói.
Chị Nguyễn Thị Lanh, cán bộ phòng Công tác xã hội, bệnh viện Bạch Mai trăn trở: Cô bé còn trẻ quá, cơ hội được sống và trở lại cuộc sống trước kia ngày càng hẹp đi vì bố mẹ đã lâm vào khánh kiệt rồi. Hôm trước người bố trong cơn túng quẫn cứ hỏi chỗ bán máu, bán thận để cứu con, thực sự rất đau xót.
Nhìn vào phòng bệnh của con, người cha bật khóc, run lên vì sợ hãi nếu phải đưa con về nhà. Không vay được tiền để tiếp tục điều trị cho con, lại còn nợ bệnh viện đến mấy chục triệu đồng nữa. Túng quẫn, khiến người cha vô thức bật lên gọi "Phương ơi, con ơi", tiếng gọi của anh vang lên khắp hành lang bệnh viện, đến nhói lòng.
Sự sống mong manh của nữ sinh lớp 10, cầu mong các nhà hảo tâm dang tay giúp đỡ em.
Tɦươпg cảпɦ 3 bà cɦáu пɦặɫ rác xuyêп đêɱ để ɱưu siпɦ пɦữпg пgày cuối пăɱ: "Gạo cũпg cɦỉ đủ пấu ɱộɫ bữɑ ăп"
Trong cái đói, rét ngày giáp Tết, hai anh em Tấn Phát và Thiên Bảo vẫn đi bộ khắp thành phố cùng bà nhặt từng tấm bìa các tông, giấy vụn. Đó là những gì mà ba bà cháu đang cố để ngày Tết không bị đói.