Người lao động Việt giữa cuộc chiến mưu sinh nơi xứ người
Nếu nhắc đến Nhật Bản trong suy nghĩa của nhiều người là đất nước đang sống, nơi có môi trường chuyên nghiệp với mức lương hậu hĩnh, cơ sở vật chất đủ đầy. Thế nhưng, không ít người Việt đã vỡ mộng khi sang Nhật Bản xuất khẩu lao động, thâm chí du học sinh cũng không tránh khỏi những khó khăn không báo trước.
19:00 03/10/2018
"Phải đi mới biết, xuất khẩu lao động không phải là một thế giới phủ sắc hồng như công ty môi giới vẽ ra. Đó là một cuộc sống với khó khăn chồng chất khó khăn, mà người ta chưa từng mường tượng ra được"
Xuất khẩu lao động sang Nhật không màu hồng như người ta vẫn nghĩ
Thế chấp nhà ở quê cùng và mượn thêm người thân 300 triệu đồng, chị Hà (quê Thái Bình) quyết định để lại đứa con 9 tháng tuổi ở nhà để sang Nhật Bản làm việc hẳn sẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm. Nhưng vì cuộc sống quá khó khăn, buộc chị Hà phải tìm kế mưu sinh nơi đất khách quê người.
Chị Hà là 1 trong 26 thực tập sinh may mắn được sang Hokkaido, miền Bắc nước Nhật làm việc. Thế nhưng, khác với tâm trang háo hức trên máy bay về một miền đất hứa, chị Hà vô cùng hụt hẫng khi bắt đầu đặt chân tới phòng trọ được công ty sắp xếp.
Căn phòng trọ tồi tàn, không đảm bảo điều kiện sống cho các lao động
Đó là một căn phòng trọ rộng 16 m2 cho 4 người ở với giá thuê là 12 triệu đồng/phòng và đặt cọc 20 triệu đồng để trừ dần nếu người thuê làm hỏng hóc hoặc mất đồ. Dù tiết kiệm song mỗi tháng chị đều hết khoảng 1,5 triệu tiền điện, ga.
Với mức thu nhập 750 yên/ giờ và 130.000 yên/ tháng để có thể tiết kiệm được mức thu nhập mơ ước ở Việt Nam, chị Hà phải làm việc chăm chỉ và chi tiêu tiết kiệm tối đa. “Bữa cơm tự nấu thường chỉ có cơm, rau và trứng, thỉnh thoảng có chút cá tươi. Bởi nếu mỗi lần ra tiệm, 100.000 đồng mỗi người/bữa chỉ đủ 1/5 cái dạ dày. Bên cạnh đó, cả việc cắt tóc, thậm chí may quần áo, chị em trong phòng cũng đều tự túc”, chị Hà cho hay.
Những gì mà chị Hà chia sẻ, hẳn không phải là chuyện của riêng chị hay bất cứ ai khăn gói sang Nhật xuất khẩu lao động. Đó là chưa kể đến môi trường làm việc không thuận lợi, người chủ bóc lột sức lao động hoặc ép công nhân vào những nội quy khắc nghiệt. Có thể, những người may mắn hơn sẽ tìm được công ty tốt làm công việc thu nhập tốt hơn, sẽ có cuộc sống ổn hơn. Nói cho cùng, đối với cuộc sống nơi xứ người mọi thứ đều không hề dễ dàng và màu hồng như những gì các công ty môi giới vẽ ra. Nhưng vì cuộc sống, nên nhiều người đã cắn răng chịu đựng, nhắm mắt cho qua để tập trung làm việc kiếm tiền.
Nhật Bản không phải đối với ai cũng là màu hồng
Du học sinh phải vừa học vừa làm, không ít người từ bỏ vì quá áp lực
Khác với những gì mường tượng về cuộc sống sinh viên tại quốc gia hàng đầu châu Á, sau hai tuần sang du học tại Ehime, Nhật Bản, Thanh Hiếu- Hải Dương đã bật khóc về những áp lực về tiền bạc và học hành. Mỗi năm, Hiếu phải nộp 65-90 man (tùy diện học) – dao động khoảng 130-180 triệu đồng tiền học phí chưa kể tiền sinh hoạtc á nhân như thuê nhà, ăn uống. Hiếu bắt buộc phải học và làm 12-14 tiếng một ngày.
Việc làm tại Nhật không thiếu, tuy nhiên với quy định du học sinh chỉ được phép làm thêm tối đa 28 tiếng/tuần, để có thể kiếm thu nhập cao nhiều bạn đã lựa chọn làm ca đêm (ban ngày: 820 yên/giờ; ban đêm 1.100 yên/giờ).
Áp lực học hành cùng với việc kiếm tiền trang trải học phí, khiến rất nhiều du học sinh Việt Nam đã đã bỏ học giữa chừng. Đa phần, họ đều trốn ra ngoài để đi làm thêm theo đó cũng phải đối mặt không ít ruỉ do như không được đóng bảo hiểm, không có một đơn vị bảo vệ quyền lợi. Nếu bị phát hiện, bị quỵt lương. Trường hợp bị bắt còn bị đuổi về nước.. “Ban ngày đi học, ban đêm đi làm, tôi chỉ được chợp mắt được 2-3 tiếng vào lúc rạng sáng. Vì thế, mỗi khi lết chân về đến phòng, tôi gục ngay trên giường chẳng còn thiết đến ôn bài, ăn uống, thậm chí là vệ sinh cá nhân”, Hiếu tâm sự
Lao động “chui” sẽ phải đối mặt với những hiểm họa khôn lường
Việc sang làm việc tại quốc gia khác người lao động tất nhiên sẽ đối diện với rất nhiều áp lực, nhưng không thể phủ nhận rằng các công ty, xí nghiệp Nhật Bản trả lương rất sòng phẳng. Theo luật lao động ở Nhật mỗi giờ làm thêm lương bằng 130% giờ làm bình thường, làm đêm và các ngày nghỉ, lễ tết có nhiều sự thay đổi, lên tới 200% cùng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác. Do đó, dù khắc nghiệt nhưng Nhật Bản vẫn được xem là điểm đến số 1 mà lao động Việt lựa chọn.
Nếu bạn là lao đông chui thì khác, sẽ không có bất cứ quyền lợi nào của người lao động được đảm bảo, lao động bất hợp pháp sẽ rất dễ bị bóc lột sức lực, không có cơ sở được bảo vệ quyền lợi. Vì vậy, để tránh mắc phải những sai lầm cũng như gánh thiệt thòi về cho bản thân, người lao đoọng cần tìm hiểu kĩ về tính chất công việc và chế độ đãi ngộ cũng như đăng kí tham gia tại các công ty XKLĐ Nhật uy tín, Đây chính là điểm mấu chốt để hạn chế những rủi ro không đáng có.
Sau khi đọc những điều được chia sẻ này, bạn có suy nghĩ gì không? Hãy chia sẻ cảm nhận và quan điểm của mình ở phần bình luận nhé!
Nguồn: vietbao.info