Người Nhật – “những con ong chăm chỉ” – Nhưng có thật vậy không?
Nhắc đến người Nhật, chúng ta thường có ấn tượng về những con người làm việc rất chăm chỉ. Trên chuyến tàu điện cuối cùng, bạn bắt gặp một vài nhân viên văn phòng Nhật Bản đang gật gà gật gù. “Những người này hẳn là đã có một ngày rất vất vả” – Bạn nghĩ. Thế nhưng tình trạng này cũng lặp lại trong các lớp học ở trường đại học. “Chắc là họ cần một ít cà phê”.
19:00 28/07/2018
Ảnh Japan Today
Vì thế bài viết lần này phân tích về khái niệm “làm việc chăm chỉ” ở Nhật Bản. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn khi quyết định sẽ tìm công việc ở Nhật trong tương lai.
Nếu có một thứ được biết đến nhiều ở Nhật, bên cạnh hoa Anh Đào hay Kimono, đó là thời gian làm việc trong văn phòng dài. Hãy cùng xem các con số nói gì về việc này. Theo như OECD vào năm 2013, số giờ làm việc trung bình của nhân viên ở từng quốc gia như sau:
-
Nhật Bản: 1735 giờ mỗi năm
-
Hàn Quốc: 2163 giờ mỗi năm (kết quả năm 2012)
-
Anh: 1669 giờ mỗi năm
-
Mỹ: 1788 giờ mỗi năm
-
Pháp: 1489 giờ mỗi năm
-
Trung bình: 1770 giờ mỗi năm
Con số cho thấy Nhật Bản không hề có số giờ làm việc cao như chúng ta nghĩ, họ làm ít hơn người Hàn Quốc và người Mỹ, thậm chí ít hơn con số trung bình. Như vậy có nghĩa người Nhật không hề chăm chỉ?
Không hoàn toàn là thế, đó sẽ là một lỗi suy luận nếu bạn nghĩ như vậy, dưới đây là 2 nguyên nhân
Người Nhật làm Part-time nhiều hơn làm chính thức trong văn phòng
Ảnh Wallcoo.net
Lực lượng lao động Nhật Bản tham gia vào các công việc bán thời gian nhiều hơn so với các quốc gia khác. Đó một phần là vì những người phụ nữ Nhật có xu hướng bỏ công việc toàn thời gian của họ khi họ có con và kiếm việc part- time để tăng thu nhập. Ngoài ra một số người Nhật cũng thích làm part-time hơn làm full-time trong văn phòng.
Đó là chưa tính đến số giờ làm thêm (Overtime)
Chúng ta chắc cũng không còn lạ với cụm từ saabisu zangyo – dịch vụ làm thêm giờ, đó là cả với công việc part-time và full-time. Ví dụ, một nhân viên tại các nhà hàng Sushi xoay vòng được trả lương cho số giờ phục vụ, nhưng sau đó họ phải ở lại để dọn dẹp nhà hàng, và thời gian dọn dẹp này không được trả tiền.
Vì thế con số 1735 giờ nói trên thực ra là một con số méo mó, vì nó không bao gồm thời gian làm thêm.
Ảnh The Japan Times
Ngoại lệ?
Theo ví dụ ở trên, rất nhiều sinh viên đại học ngủ trong lớp? Họ thật chăm chỉ học tập… có đúng vậy không?
Theo một số thống kê, thật ra sinh viên Nhật Bản không dành quá nhiều thời gian cho việc học, khi so sánh với các sinh viên ở quốc gia khác.
Ảnh Seiritsu International Education
Thế nhưng điều đó cũng không thể khẳng định ngay rằng họ lười biếng. Vì rất nhiều sinh viên xác định từ bỏ việc học để đầu tư vào những hoạt động khác, ví dụ tham gia câu lạc bộ thể thao.
Vì thế các sinh viên này vẫn được tính là chăm chỉ trong lĩnh vực mà chúng thích, thay vì chỉ xét về mặt học tập.
Chăm chỉ không phải là làm việc nhiều
Đây có vẻ là phần khiến nhiều người hiểu nhầm về phong cách làm việc của Nhật Bản.
Thứ nhất, chúng ta xét về động lực.
Bạn làm việc 12 tiếng một ngày -> Bạn là người chăm chỉ. Liệu kết luận này đã đủ.
Thật ra, làm 12 tiếng một ngày vì bạn thật sự cần quãng thời gian này cho công việc và làm 12 tiếng một ngày vì sếp bạn chưa rời văn phòng là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Ảnh Japan’s Disposable Workers
Rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng khối lượng công việc người Nhật có thể thực hiện trong quãng thời gian dài ấy thật ra không nhiều như bạn nghĩ. Và đây là những thống kê về cảm xúc của người Nhật cho công việc.
Nhật Bản là quốc gia có mức độ hài lòng về công việc thấp hơn mức trung bình so với các quốc gia khác. Rất nhiều nhân viên văn phòng Nhật Bản nói rằng “Tôi ghét công việc của mình”
Có vẻ như động lực làm việc của họ không được tốt lắm nhỉ?
Thứ hai, hãy cùng bàn về năng suất.
Như đã nói ở trên, khối lượng công việc người Nhật giải quyết trong quãng thời gian dài làm việc của họ không nhiều. Nhưng cụ thể như thế nào?
Đây là con số thống kê về năng suất làm việc chúng ta có thể tham khảo
-
Úc: $48.50/giờ
-
Pháp: $50.90/giờ
-
Nhật: $36.10/giờ
-
Hàn Quốc: $29.90/giờ
-
Tây Ban Nha: $40.40/giờ
-
Anh: $44.50/giờ
-
Mỹ: $56.90/giờ
-
Trung bình: $40.50/giờ
Lại một lần nữa, Nhật Bản dưới mức trung bình. Có 2 cách giải thích cho việc này.
Đầu tiên có lẽ nhiều người Nhật đang giả vờ làm việc thay vì thật sự làm việc. Thứ hai, họ thực sự dành tâm huyết để làm…nhưng sai việc.
Ảnh ぐうたらまる子の美と健康生活
Vì thế việc người Nhật ngủ trong giờ làm việc, hay không rời văn phòng đúng giờ chưa hẳn đã chứng minh được sự chăm chỉ của họ.
Số lượng hay chất lượng?
Quả thật người Nhật dành rất nhiều thời gian cho công việc, nhưng đa phần đến từ trách nhiệm xã hội cùng với áp lực văn hóa công ty. Tại sao cần phải làm nhanh và hiệu quả khi đằng nào bạn cũng phải ngồi lại cùng làm thêm giờ với sếp và các đồng nghiệp khác?
Văn hóa làm thêm giờ có lẽ là một cách để người Nhật chứng minh với thế giới, nếu không to tát quá là với những người cùng công ty, rằng bản thân họ là người rất chăm chỉ. Thế nhưng dường như cách này đang phản tác dụng.
Chính vì thế mà Chính phủ Nhật Bản đang cố gắng cắt giảm số giờ làm thêm của nhân viên công ty. Nhưng với một nước Nhật khá bảo thủ, việc này có thể sẽ tốn nhiều thời gian.
Nguồn: Japo.vn
Mùa xuân này, hơn 1 triệu người Nhật “khốn khổ” vì không thể chuyển nhà – Hậu quả đến từ cơn sốt…mua hàng Online
Sắp đến ngày chuyển nhà nhưng hành lý lại quá nhiều đến nỗi bạn không thể một mình xoay sở?