Nhật Bản sẽ giới hạn thời gian làm việc thêm giờ của nhân viên bằng điều luật cải cách lao động mới

Một dự luật về cải cách lao động đã chính thức có hiệu lực vào thứ Hai, đặt ra một mức giới hạn pháp lý về thời gian làm việc kéo dài, để có thể thay đổi văn hoá làm việc với những giờ làm thêm kéo dài đến nửa đêm vốn đã quá quen thuộc tại Nhật Bản, một trong những nguyên nhân gây ra “karoshi” – những cái chết vì làm việc quá sức.

20:00 11/08/2019

Tuy nhiên, giới hạn về thời gian làm việc hiện tại chỉ nhắm đến mục tiêu là các công ty lớn trong thời gian áp dụng trước mắt. Điều luật mới này là một trong ba cải cách mang tính then chốt nhất trong chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe, vốn dĩ đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là giải quyết tình trạng thiếu lao động của đất nước.

Điều luật mới sẽ giới hạn làm việc ngoài giờ hành chính chỉ được đạt mức tối đa là 45 giờ/tháng và 360 giờ/năm. Về thời gian giới hạn làm thêm giờ theo tháng có thể được nới rộng thêm trong thời gian bận rộn của doanh nghiệp, nhưng không được vượt quá 6 tháng/năm.

Trong những trường hợp như vậy, giới hạn tăng ca cuối cùng có thể được chấp nhận trong một tháng là 100 giờ/tháng và 720 giờ/năm. Nếu vượt quá con số trên, các công ty vi phạm điều luật mới sẽ bị trừng phạt, với số tiền phạt có thể lên tới 300.000 yen.

Nhật Bản là đất nước được biết đến với một thị trường lao động được quản lý chặt chẽ cùng với sự cạnh tranh cao từ các doanh nghiệp, để có thể đảm bảo giữ được lao động trong bối cảnh dân số ngày một già đi. Chính sách nới lỏng nhập cư mở cửa cho nhiều lao động nước ngoài vào làm việc theo hệ thống thị thực mới cũng là một trong những dự án dài hơi của chính phủ để giải quyết việc thiếu hụt lao động.

Tuy nhiên, vì tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng xảy ra ở một số ngành cụ thể so với các ngành khác, các công nhân xây dựng, tài xế taxi và xe tải, cũng như bác sĩ không nằm trong phạm vi giới hạn của điều luật mới này. Các lao động có tay nghề cao với mức thu nhập cao như các chuyên gia tư vấn hay nhà giao dịch tài chính cũng sẽ nằm trong danh sách những lao động không bị giới hạn thời gian làm thêm giờ. Điều luật giới hạn thời gian làm thêm giờ của lao động sẽ có hiệu lực đối với các công ty vừa và nhỏ kể từ tháng 4 năm sau.

Các nhà phê bình cho rằng việc đặt ra giới hạn thời gian pháp lý có thể thay đổi được gốc rễ của văn hoá làm việc quá sức. “Karoshi”, hay việc thiệt mạng vì làm việc quá sức, đã trở thành một vấn đề nhức nhối kể từ 2015 tại Nhật Bản, sau khi một nữ công nhân làm việc tại Dentsu Inc. đã tự sát, với nguyên nhân sau đó được xác định là do làm việc quá sức.

Riêng trong năm tài khoá 2017, Nhật Bản đã ghi nhận tới 190 trường hợp người chết vì làm việc quá sức dẫn đến lao lực, trong đó có cả những người đã tự sát, theo dữ liệu của chính phủ.

Theo: sugoi.vn

Tags:
Điều dưỡng hộ lý Nhật Bản sau 1 năm không đạt N3 có bị về nước?

Điều dưỡng hộ lý Nhật Bản sau 1 năm không đạt N3 có bị về nước?

TTS ngành hộ lý, điều dưỡng là một chương trình đang khá là mới. Đây là một ngành nghề đặc biệt, bởi nó liên quan đến sức khỏe con người, vì vậy phía Nhật Bản đã đưa ra những quy định rất khắt khe cho ứng viên khi tham gia chương trình này tại Nhật.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất