Nhìn ra vấn đề “nan giải” của Nhật Bản chỉ bằng cách “tăm tia”…đống rác của người dân
Ở Nhật, người ta rất hay sử dụng túi nhựa để bọc sản phẩm hoặc thức ăn. Theo thống kê, với tình hình tiêu thụ túi nhựa hiện tại, đến năm 2050, số lượng túi nhựa sẽ nhiều hơn cả tổng số loài sinh vật đại dương. Quả là những thông tin gây hoang mang.
09:00 01/11/2017
Gần đây, hãng mỹ phẩm và sản phẩm tắm LUSH đã tung ra chiến dịch NAKED, nhằm giảm thiểu lượng rác tiêu thụ bằng cách cắt bỏ túi nhựa.
Nguồn @kazuechan1101
Đây là ảnh lấy từ Instagram của account kazuechan1101. Người này chụp lại bộ sản phẩm giáng sinh vừa mua của LUSH với Hashtag #パッケージなんていらない (Pakkēji nante iranai) – không cần đóng gói.
Thêm vào đó, một trong những hoạt động của chiến dịch này đó là tập hợp lượng rác thải ra trong 1 ngày, sau đó chụp hình lại. Nhờ vào việc nhìn trực diện các sản phẩm bản thân đã tiêu thụ, bạn có thể điều chỉnh được lượng mua hàng cũng như hành vi chọn hàng. Đồng thời ước tính được số lượng túi nhựa đóng gói đã sử dụng.
Hãy cùng chúng tôi “tăm tia” rác của người Nhật và đoán xem ai sẽ là đối tượng đã tiêu thụ lượng rác này nhé.
Rác từ căn hộ của một cặp đôi đầu độ tuổi 30.
Như bạn có thể thấy từ hình, có quá nhiều túi bọc thực phẩm. Đó là vì mỗi sản phẩm thức ăn đều được bọc riêng. Nếu cũng là số lượng thức ăn đó, nhưng chỉ dùng 1 túi đựng duy nhất, có lẽ lượng rác đã giảm đi rất nhiều.
Rác thải từ gia đình 4 người
Thật bất ngờ vì có quá nhiều rác thải liên quan đến thực phẩm, chủ yếu là thức ăn nhanh. Ngoài ra còn có một số tờ rơi có vẻ cũng liên quan đến việc quảng cáo thức ăn. Đây chính là lượng rác tiêu thụ chủ yếu trong các gia đình Nhật Bản chăng?
Rác của một người phụ nữ 30 tuổi sống một mình
Cô gái này sống một mình, có lẽ vì thế cô ấy rất hay đi ăn ngoài. Rác thải liên quan đến thực phẩm không nhiều, thay vào đó, bạn có thể thấy rất nhiều biên lai tính tiền.
Rác của một người đàn ông 40 tuổi sống một mình
Tất cả rác thải đều đến từ cửa hàng tiện lợi bao gồm chai nhựa, hộp nhựa và giấy ăn. Tuy rằng cùng sống 1 mình, thế nhưng khác với cô gái ở trên vẫn siêng năng ra ngoài ăn uống, anh chàng này thích mua về nhà hơn.
Rác từ một cặp vợ chồng gần 40 tuổi
Hai người này dường như rất hay đi siêu thị mua thức ăn, do đó rác thải đa phần là màng bọc thực phẩm trong siêu thị. Các loại rau đều phải bọc túi trước khi tính tiền, còn những loại không cần bọc sẽ được cho vào bọc nhựa tại quầy thu ngân.Vì có thể ở đó, họ sẽ cho bạn thêm túi nhựa, bạn nên ý thức và nói với người thu ngân rằng “Tôi không cần thêm nữa” để hạn chế lượng rác thải sinh hoạt trong gia đình.
Rác từ một cô gái gần 30 tuổi, sống một mình
Rác thải từ nhà người này đa phần là gói bọc thực phẩm làm cơm hộp tại văn phòng. Thay vì bọc cơm bạn nên sử dụng hộp đựng Bento, như vậy sẽ lợi cho môi trường hơn.
Rác từ nhà một cô gái 24 tuổi sống một mình
Rác thải của một cô gái gần 30 tuổi sống một mình
Và cuối cùng, hình ảnh một chuyên gia tư vấn về môi trường, cả tháng chỉ vứt duy nhất một quả banh đá bóng.
Peo là một chuyên gia tư vấn môi trường người Thụy Điển đang sống và làm việc tại Nhật Bản. Anh đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc giảm thiểu số lượng rác thải như sau:
“So với các quốc gia khác, Nhật Bản sử dụng rất nhiều túi nhựa và rác không thể tái chế. Chỉ cần thay đổi một chút trong tư duy mua hàng, lượng rác thải sẽ được giảm thiểu. Việc đóng gói nếu không thật sự cần thiết thì không nên làm. Nếu không thể tránh được việc thải rác, hãy chọn thực phẩm khôn ngoan sao cho rác thải ra là loại rác có thể tái chế được. Có những thứ, ví dụ như nhựa tổng hợp, khi ra ngoài tự nhiên, không thể phân hủy, sẽ gây hại cho môi trường”.
Ngoài ra bạn có thể thấy chiến dịch của LUSH đang diễn ra sôi nổi trên khắp cộng đồng mạng. Đi đến đâu cũng thấy hashtag #パッケージなんていらない – (Pakkēji nante iranai) – không cần đóng gói tràn lan. Hy vọng sau chiến dịch này, vấn đề nan giải của Nhật Bản sẽ được giảm bớt phần nào.
Tham khảo https://www.buzzfeed.com/jp/
Nguồn: Japo.vn
Người Mỹ có thành công khi “bắt chước” văn hoá Kawaii của Nhật?
KAWAII là khởi nguồn của văn hoá J-pop nổi tiếng toàn cầu.