Những câu chuyện “xấu hổ” về Engrish – Tiếng Anh của người Nhật

Tiếng Anh của người Nhật đã trở thành vấn đề không có gì mới mẻ trên thế giới. Đến nỗi tiếng Anh mà người Nhật sử dụng không còn là English như cái cách cả thế giới biết đến, mà là Engrish (vì trong tiếng Nhật, âm “L” và “R” phát âm gần giống nhau).

22:00 12/05/2018

Vậy phải định nghĩa Engrish thế nào cho đúng đây? Engrish không phải là tiếng Anh- ngôn ngữ toàn cầu mà là Tiếng Anh được người Nhật phiên dịch từ tiếng mẹ đẻ của họ. Nhân tiện, ở Việt Nam, thuật ngữ ấy gọi là Vinglish (Vinglish được phát minh bởi Dan – Youtuber dạy tiếng Anh rất nổi tiếng hiện nay).

Bạn có thể bắt gặp Engrish tại nhiều nơi trên khắp nước Nhật

Hằng năm, lượng du khách đến Nhật Bản không phải nhỏ, do đó những bảng chỉ dẫn song ngữ như thế này rất cần thiết đối với người không biết tiếng Nhật. Thế nhưng trớ trêu thay, đây lại là một bản dịch lỗi.

Nếu dịch từ tiếng Nhật, câu này có nghĩa là:

“Vì lí do bảo trì, hôm nay thác nước ngoài vườn sẽ không hoạt động. Mong quý khách thông cảm”

 

Thế nhưng nếu dịch từ bản dịch tiếng Anh, nghĩa của câu lại có chút buồn cười:

“Hôm nay đang xây dựng. Cảm ơn vì đã thấu hiểu”

Tại sao lại có hiện tượng trên?

Đầu tiên, chúng ta xét về mặt ngôn ngữ.

Trong Tiếng Nhật, chủ ngữ thường được lượt bỏ. Ví dụ với câu “Hôm nay tôi ăn cơm”, thay vì nói

今日は私がご飯を食べました (Kyou wa watashi ga gohan wo tabemashita)

Ta chỉ nói

今日はご飯を食べました (Kyou wa gohan wo tabemashita).

Dù chủ ngữ Watashi đã được lượt bỏ, người nghe vẫn có thể ngầm hiểu.

Tuy nhiên trong trường hợp trên, nếu lượt bỏ chủ ngữ “thác nước ngoài vườn”, người đọc có thể hiểu nhầm chủ ngữ của câu là Today (本日). Rõ ràng, ta không thể nào bảo trì hay sửa chửa “hôm nay” phải không?

Ngoài ra còn có một lỗi sai nữa, từ Construction trong tiếng Anh có nghĩa là “Xây dựng” trong khi 工事 (Kouji) trong tiếng Nhật vừa mang nghĩa “xây dựng” lẫn “bảo trì”. Trong trường hợp này, với ý bảo trì, ta nên dịch thành Maintenance sẽ đúng hơn.

Bên cạnh nguyên nhân ngữ pháp còn có thêm vấn đề người dịch. Dù nói rằng dân Nhật dở tiếng Anh, vẫn có nhiều nhà dịch thuật giỏi người Nhật, thế nhưng những người này sẽ không phụ trách dịch những bảng chú ý như trên.

Nguyên nhân vì người phụ trách dịch các bảng dịch thuật liên quan đến dịch vụ, du lịch như thế này không được trả lương cao bằng những tài liệu chuyên ngành tài chính, pháp luật, y tế,.. Do đó, bản dịch chỉ là sản phẩm của những người thiếu kinh nghiệm dịch thuật hoặc biết chút ít về ngôn ngữ muốn kiếm thêm thu nhập mà thôi.

Ngoài ra còn có rất nhiều ví dụ “cười ra nước mắt” liên quan đến Engrish mà Japo muốn chia sẻ với các bạn.

Có lẽ ý người nghĩ ra câu Slogan này muốn diễn đạt là “Vỗ tay nào” (Clap your hand), thế nhưng vì lỗi phát âm, kết quả lại là “Crap your hand”.

Mà nghĩa của từ Crap thì bạn cũng biết rồi đấy, nó nằm trong cụm “Holy Crap” mà người Mỹ rất hay dùng (đừng tra từ điển, đó chỉ là câu chửi thề thôi mà).

Còn đây là một ví dụ về lỗi dịch thuật theo đúng nghĩa đen. Về khoản này, có lẽ nhiều bạn người Việt mình cũng mắc phải chứ không riêng gì người Nhật.

Câu tiếng Nhật mang nghĩa là “Khi ra về quý khách vui lòng lật ngược thẻ lại”

Động từ 裏返し(uragaeshi) có nghĩa là lộn ngược từ trong ra ngoài, thế nhưng khi dịch qua tiếng Anh, ta không thể nói là “turn inside out” mà phải là “turn over”.

Một chiếc áo phông giá 599 yên có vẻ hợp lý, nhưng T-shit mà giá 599 yên thì…

Tên phần 4 của bộ Anime JoJo’s Bizarre Adventure “ダイヤモンドは砕けない” (Daiyamondo wa kudakenai” (Kim cương không vỡ) ban đầu được dịch là “Diamond is not Crush”. Nhận ra lỗi sai này, nhà sản xuất phim đã sửa lại thành “Diamond is unbreakable” sau đó.

(Crush trong tiếng Anh là danh từ có hai nghĩa, 1 là cú va chạm, 2 là trạng thái say nắng một người).

Tuy đa phần dân Nhật không giỏi tiếng Anh, nhưng bạn cũng đừng vội đánh đồng tiếng Anh của người Nhật nhé. Vì bên cạnh đó cũng có những người nói tiếng Anh rất giỏi như thế này.

Ở nước nào cũng vậy thôi, học một ngôn ngữ chưa bao giờ là dễ dàng. Người Nhật học tiếng Anh đương nhiên phải khó khăn hơn người Việt mình rất nhiều, vì hệ chữ họ sử dụng là tượng hình, bên cạnh đó cấu trúc ngữ pháp hoàn toàn trái ngược. Ngoài ra vì xấu hổ, người Nhật ít dám phát âm tiếng Anh

Vì thế nếu có vô tình bắt gặp những dòng Engrish như thế này hãy đón nhận nó bằng một trái tim rộng mở nhé, vì dù gì đó cũng là những cố gắng rất đáng yêu của người Nhật để phiên dịch cho những người không hiểu tiếng Nhật đấy.

Tags:
Bỏ cả nghìn đô để tìm mèo đi lạc và câu chuyện về nghề nghiệp đặc biệt chỉ có ở Nhật Bản

Bỏ cả nghìn đô để tìm mèo đi lạc và câu chuyện về nghề nghiệp đặc biệt chỉ có ở Nhật Bản

Mèo là thú cưng được người Nhật cực kì ưa chuộng, nhưng với bản tính hiếu động, chúng “bỏ nhà ra đi” như cơm bữa. Nhiều gia đình sẵn sàng chi một số tiền lớn để tìm lại người bạn nhỏ của mình, thông qua Đội cứu hộ động vật đi lạc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất