Những điều bạn cần biết về ngày nghỉ có lương ở Nhật Bản
Theo Luật cơ bản về Lao động của Nhật Bản (労働基準法 – Rodo Kijunho), tại điều 39 có quy định: Người lao động có ngày nghỉ mà tiền lương vẫn được đảm bảo. Người lao động ở đây được tính trên cả thực tập sinh người nước ngoài hay người có visa Kĩ năng đặc định.
13:00 26/10/2020
Cụ thể theo luật này khi người lao động được tuyển bởi một doanh nghiệp, bắt đầu tính từ ngày đầu tiên vào công ty trong thời gian 6 tháng nếu người lao động làm việc liên tục, đi làm trên 80% số ngày lao động thì sẽ có 10 ngày nghỉ có lương. 1 năm sau đó (1,5 năm tính từ ngày vào công ty) đi làm trên 80% số ngày lao động thì sẽ có 11 ngày nghỉ có lương. Chú ý phải thoả mãn 2 điều kiện dưới đây:
Lao động liên tục trong vòng 6 tháng.
Đi làm trên 80% số ngày lao động.
Thời hạn sử dụng:
Số ngày nghỉ có lương được cộng dồn theo năm tuy nhiên chúng có thời gian sử dụng. Hầu hết các trường hợp các ngày nghỉ này được sử dụng trong thời gian 2 năm. Nếu như quá 2 năm mà không sử dụng số ngày nghỉ này sẽ bị tự động xoá bỏ.
Khi nào được sử dụng:
Về cơ bản người lao động được sử dụng ngày nghỉ có lương và đây là quyền lợi tất yếu của người lao động. Nếu như không có lý do gì quá đặc biệt thì doanh nghiệp không thể từ chối khi người lao động xin ngày nghỉ có lương.
Tuy nhiên, khi làm việc trong một tập thể, đội nhóm cần tránh các hành động mang tính tự phát. Để không gây ảnh hưởng đến đội nhóm, công ty nên trình bày và xin phép cấp trên trước cũng như nếu không có gì thực sự đặc biệt thì tránh xin ngày nghỉ có lương vào các thời điểm như mùa bận của công ty hoặc lúc công ty đang thiếu nhân lực….
Đối với Thực Tập Sinh:
Thực tập sinh nước ngoài có lẽ là đối tượng “nhạy cảm” nhất khi sử dụng quyền lợi này. Ở nhiều công ty, Thực Tập Sinh không được tự ý sử dụng ngày nghỉ có lương mà phải tuân theo sự sắp xếp của công ty tiếp nhận. Cá biệt có nhiều công ty không cho dùng ngày nghỉ có lương kể cả trong trường hợp nghỉ do lý do bất khả kháng.
Cũng có công ty cho quy đổi số ngày còn dư trong một năm ra thành tiền mặt, nhưng cũng có công ty cộng dồn vào rồi cho nghỉ hẳn cả mấy chục ngày lúc sắp hết hạn Visa về nước.
Nên hãy bàn bạc với người quản lý Thực tập sinh của công ty hoặc nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Như công ty của tôi trước đây, người Nhật đi làm công mấy chục năm không cần biết Yuukyu là gì nhưng TTS nghỉ là công ty phải gọi để hỏi có dùng Yuukyuu không. Hay để dành.
Người Nhật rất sợ rắc rối với Pháp luật nên khi bạn hiểu về luật thì việc thỏa thuận với công ty và nghiệp đoàn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Khi đến Nhật, mọi TTS đều sẽ được phát một cuốn sách mang tên “Cẩm nang Thực Tập Sinh Kỹ năng” để các bạn tìm hiểu về luật pháp, những điều cấm hay kiến thức về xã hội, cuộc sống ở Nhật Bản. Hãy nghiên cứu nó để trang bị kiến thức cho mình nhé!
Nguồn: Phan Việt Anh
Chuyện khó tin về du học sinh Việt “con nhà người ta” : Học bổng 5 tỉ, lương 85.000 USD nhưng muốn trở về Việt Nam?
Câu chuyện của cô gái “con nhà người ta” trong truyền thuyết sau đây có thể sẽ khiến bạn khó tin: Đạt học bổng 5 tỉ và được nhận vào làm với mức lương lên đến 85.000 USD/năm ở Mỹ, nhưng cô vẫn ấp ủ mong muốn được trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp để đóng góp cho đất nước.